[Funland] Bộ phim ĐRPN 2023 có đáng xem ko ạ?

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Thớt chuyển thành thớt sử rồi cc à, nhã quá.

Sau 30 năm, tới tận 1945, có mấy vụ các "lực lượng võ trang xã hội hóa" làm nhưng đổ vấy cho VM nè:

*Cité Hérault:

*thiếu tá OSS Huê Kỳ:

*VM xịn không ưa các tp bang hội lắm nè (by hoaoaihuong)

Mời các mợ Alaska_ , Jardin Secret thả còm men trái chiều cho khách quan nè.

Viết dài dòng như vậy để một số fan Lệ Tổ, Dũng Khùng hiểu rõ lời bao biện của rằng giai đoạn 1920-1930 có bang hội như Thiên Địa Hội, Nghĩa Hòa Đoàn đánh Pháp là bố láo, xuyên tạc. Mặt khác nếu như bọn nó giải thích là chỉ hư cấu trong phim, thì chúng nó ngay từ khâu biên kịch đã phải đổi tên TĐH, NHĐ thành tên khác chứ không đợi đến lức người ta phát hiện ra và nhổ vào mặt.
 
Chỉnh sửa cuối:

SubmarineTH

Xe buýt
Biển số
OF-695026
Ngày cấp bằng
17/8/19
Số km
619
Động cơ
627,882 Mã lực
Có bài này là phê bình từ góc nhìn văn học, CCCM đọc để biết.

Nghĩ về thủ thuật làm phim câu khách.
Điều ẩn giữa những dòng chữ Hemingway thường lảng tránh bình luận phim Ông già và biển cả chỉ vì không nỡ nói ra những lời nặng nề. Phải nhiều năm sau khi Boris Pasternak đã mất, người ta mới có thể dàn xếp để làm phim Bác sĩ Zhivago, bởi khi còn sống ông từng không muốn cho làm phim và nói nếu phải xem phim Zhivago thì chắc ông sẽ bỏ về giữa chừng. Milan Kundera sau khi xem phim Kiếp chúng sinh nhẹ khôn kham (The Unbearable Lightness of Being) thì viết: “Thời đại mới đang sục vào tất cả những gì được viết ra trước đây để chuyển thành phim, thành chương trình truyền hình hay thành phim hoạt hình. Vì thế điều quan trọng nhất trong tiểu thuyết chính là cái không thể nói bằng cách nào khác hơn tiểu thuyết, khiến cho mọi sự phóng tác nó đều không thể được. Nếu một kẻ điên nào hôm nay vẫn còn viết mà muốn giữ được những tiểu thuyết của mình thì hắn ta phải viết sao cho không ai có thể phóng tác được chúng, nói cách khác, viết sao cho không thể thuật lại được”. Tưởng không gì rõ ràng hơn thế. Tiểu thuyết thực sự là tiểu thuyết khi nó chỉ hay bởi ngôn ngữ và không thể chuyển thể sang bất cứ một hình thức nào khác. Milan Kundera còn quyết liệt hơn: trong mỗi cuốn sách của mình, ông đều ghi cảnh báo không được chuyển thể nó sang phim ảnh, không được đọc trên đài phát thanh, và chuyển sang bất cứ thể loại truyền thông nào. Ta hiểu, tất cả đều sẽ làm hao hụt ngôn ngữ và độ tinh tế của tác phẩm. Nói khác đi thì khi “bị” chuyển sang một loại hình khác, văn chương đích thực không còn là chính mình. Nó… chết. Về phía người đọc, điều này được chứng thực là hầu như độc giả đều không hài lòng với bộ phim chuyển thể từ cuốn sách mà họ yêu thích. Người chuyển thể tác phẩm văn chương hầu hết đều phải theo đuổi mục tiêu mua chuộc khán giả. Tác phẩm nghệ thuật nào cũng cần công chúng, nhưng nếu đặt mục đích là đại chúng bình dân thì tinh thần dân túy dụ dỗ người xem phải đặt lên hàng đầu. Điều đó khiến họ phải lái con thuyền tác phẩm đi chệch hướng văn chương gốc. Nhưng lý do cơ bản là tính đọc hiểu, mà có nhà văn gọi là “đọc không vỡ chữ”. Không vỡ chữ. Nói đơn giản là những người làm phim không hiểu tác phẩm. Độ tinh tế của những Ông già và biển cả, những Kiếp chúng sinh nhẹ khôn kham… thì người làm phim không cảm nhận được, không với tới, và họ đã “diễn nôm” nó theo cách hiểu bình dân. Những bộ phim ấy tất nhiên được đại chúng hoan nghênh rộng rãi, được một số giải thưởng. Nhưng tác giả và những người hiểu văn chương của họ thì bất bình. Trường hợp gần gũi với người đọc Việt Nam là tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. Từ khi ra đời năm 1957 cho đến thập kỷ 1980, có thể nói hầu như các thế hệ thanh thiếu niên của gần bốn thập niên đã thêm yêu miền đất Nam bộ nhờ tác phẩm ấy. Đất nước bị chia cắt, nhưng người Bắc đọc sách càng hướng về Nam bộ ruột rà, khắc khoải thương nhớ, mong ước sum họp, và góp phần xương máu để cho hai miền gần lại. Nhà văn Nam bộ trên đất Bắc đã phả vào tác phẩm nỗi nhớ phương xa khiến con người và cảnh sắc Nam bộ càng đẹp, càng da diết. Báo chí và các sản phẩm văn hóa nghệ thuật đã thành một lối mòn khi luôn đưa ra một công thức về tính cách Nam bộ: hào phóng, giản dị, thẳng thắn, mạnh mẽ, ngang tàng… Điều này đúng, nhưng đó mới chỉ là cách nhìn gần. Chỉ có Đoàn Giỏi mới nhìn ra cái sang, cái đàng hoàng, cái hào hiệp nghĩa khí trong tính cách Nam bộ. Chú Võ Tòng ở rừng, đi phục kích giết Tây rồi chỉ lấy bộ quần áo của Tây mà mặc, còn súng đạn thì đưa cho anh em du kích. Anh Ba thủy thủ mơ mộng nói về con chim cánh cụt ở xứ sở anh đi qua và cho chú bé An chiếc la bàn đầy ước vọng. Vợ chồng ông già bán rắn nhận nuôi chú bé An như một sự tất nhiên, và sau khi giết chết con mụ gián điệp, ông già chỉ nói một câu: Vì thù mà phải báo, chứ tía đâu màng tới chuyện giết một con đàn bà… Các nhân vật đều không nhiều lời (xin nhấn mạnh: không nhiều lời) và trong cách hành động, trong cư xử, trong ý nghĩ… đều đàng hoàng nhất mực, ân oán báo đền đều sòng phẳng và đầy tính hiệp sĩ. Không khí đàng hoàng hiệp sĩ ấy bao trùm toàn bộ tác phẩm và Nam bộ hiện lên càng đẹp, càng độc đáo hơn bao giờ hết. Là người Nam bộ, Đoàn Giỏi cũng biết những truyền thuyết dân gian về bác Ba Phi, có chuyện thật, có chuyện chỉ là giai thoại, chỉ là đồn đại, được người đời thêm mắm thêm muối. Đoàn Giỏi biết nhưng ông không hề đưa nhân vật Ba Phi vào Đất rừng phương Nam. Nhân vật dân gian ồn ào bông phèng xuề xòa ruột ngựa không phù hợp với không khí Nam bộ đàng hoàng hiệp sĩ hào sảng nghĩa khí mà Đoàn Giỏi tạo dựng trong Đất rừng phương Nam. Người làm phim nếu thích chuyện bác Ba Phi thì hoàn toàn có thể tự viết lấy một kịch bản riêng, làm một phim riêng về nhân vật đó. Còn đưa Ba Phi vào phim Đất rừng phương Nam[2] có nghĩa là đọc không vỡ chữ, không hiểu tác phẩm, dẫn đến sự tùy tiện. Có thể nhân danh sáng tạo để bịa thêm một vài nhân vật cho phim, nhưng phải là nhân vật phù hợp với phong cách tác phẩm văn chương gốc, còn Ba Phi là nhân vật dân gian mang màu sắc khác hẳn, nếu như không nói là đối chọi với không khí chung. Chú Võ Tòng của Đoàn Giỏi dù mất nhà cửa gia đình, phải sống trong rừng, nhưng vẫn là người điềm đạm nghĩa khí, có chút hào hoa, không phải là một anh người rừng phì nộn bù xù thô thiển như trong bản phim truyền hình Đất phương Nam[3]. Người làm phim có thể tránh nói đến mục tiêu câu khách của mình mà ngụy biện rằng họ làm phim xuất phát từ tình yêu tác phẩm. Hầu hết những người yêu đơn phương đều không hiểu đối tượng của mình. Họ nhìn ngắm đối tượng và tưởng tượng ra một hình mẫu theo cách họ thích. Và sự tưởng tượng đó tất nhiên sai lạc vì chưa đủ tinh tế, chưa đủ hiểu biết về đối tượng. Người yêu Đất rừng phương Nam một cách tinh tế thì đã nhận thấy bản thân tác phẩm là một thực thể trọn vẹn. Trong ấy đủ các yếu tố để khai thác cho một bộ phim hay. Có câu chuyện chú bé thất lạc đi tìm cha mẹ. Cấu trúc phiêu lưu của tác phẩm dẫn nhân vật đi vào đất và rừng Nam bộ. Lưu ý là cả đất và rừng, không phải tùy tiện cắt bỏ phần rừng như trong bản phim truyền hình. Người am hiểu nghệ thuật sẽ khai thác thể loại tiểu thuyết phong tục thành một bộ phim phong tục, nếu như có tham vọng hướng đến người xem nước ngoài. Phong tục ở đây là cảnh vườn chim, chợ nổi, là rừng đước rừng tràm, là xóm ấp ven sông, là đình chùa, là cảnh đi câu rắn, đi lấy mật ong, hoạt động của phường săn cá sấu… Trong điều kiện thiếu thốn, người ta có thể nếm mật nằm gai mai phục cả thời gian dài, chứ không nêu khó khăn huy động kinh phí để cho ra những sản phẩm đẻ non chín ép. Nghệ sĩ có thể đao to búa lớn nói về sự hy sinh, sự cống hiến, sự tuẫn tiết cho nghệ thuật nhưng phải những lúc thế này mới thấy đâu là người vội vàng hấp tấp ăn xổi ở thì. Cho nên dù có hai tác phẩm dựa theo tiểu thuyết, hay nói tránh đi là “lấy cảm hứng”, thì tác phẩm vẫn còn nguyên đấy, vẫn là thách thức cho những thế hệ điện ảnh sau này. Ở trên đã nói đến chất đàng hoàng sang trọng Nam bộ mà không phải người làm nghệ thuật nào cũng thấy. Trong cấu trúc phiêu lưu và du ký của một tiểu thuyết phong tục, Đoàn Giỏi cũng đủ tinh tường để đưa vào đó những yếu tố gây hấp dẫn. Một tác phẩm dù hay mà không hấp dẫn thì vẫn chưa đạt tới tầm vóc lớn. Đoàn Giỏi đặt chú bé đi tìm cha mẹ vào bối cảnh Nam bộ kháng chiến chống Pháp. Tính cách nghĩa khí quật cường của người Nam bộ được bộc lộ khi họ không chịu cảnh giặc Tây xâm lược tàn sát dân Nam. Nhưng tác giả đủ tỉnh táo để không làm chệch hướng tác phẩm phiêu lưu phong tục, chú bé An cùng các nhân vật chính chỉ lướt qua trên nền bối cảnh kháng chiến. Trên cái nền đó, tất cả đều thoáng qua: những chiếc thuyền tải lương và chở người kháng chiến, những đối thoại về chiến sự, nhân vật vợ chồng mụ Tư Mắm gián điệp, trận phục kích Tây và cái chết của chú Võ Tòng, rồi kết ở cảnh du kích trong rừng và chú bé An lên đường theo bộ đội… Cái kết phù hợp với tiểu thuyết phiêu lưu, một chú bé lưu lạc, trải qua thăng trầm trong vùng đất và vùng rừng, rồi đạt ước nguyện tung cánh giữa thời loạn. Đoàn Giỏi tập trung vào cuộc phiêu lưu để giới thiệu cảnh sắc và tính cách Nam bộ. Ông đã mê hoặc người đọc phía Bắc suốt bốn thập niên (và cho đến tận bây giờ) để họ cùng ông thương nhớ phương Nam. Và đi đến tận cùng dân tộc mình, ông đã ra được với thế giới rộng lớn ngoài kia. Tiểu thuyết phong tục là món ưa thích cho cả người ngoại quốc. Sách đã được dịch ra tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha… là minh chứng. Nhắc lại điều này để thấy người không hiểu tác phẩm, hoặc cố tình không hiểu, vì mục đích dân túy, lấy lòng người xem bình dân, đã chủ ý giảm nhẹ chất phong tục mà nhấn vào cuộc đánh Tây. Và với mục tiêu này, họ tìm cách gài cắm những thông điệp cá nhân gây phản cảm. Một điều mà những nhà văn như Hemingway, Pasternak, Kundera không hài lòng với bộ phim dựa theo tác phẩm của mình bởi vì sự thiếu tinh tế của người làm phim. Từ câu chuyện của nhà văn, nhà biên kịch và đạo diễn đã dàn dựng tình huống theo cách điện ảnh: những điều tế nhị không cần nói ra đã được nói to lên thành lời. Những chuyển đổi tâm lý chỉ cần diễn tả bằng sắc mặt ánh mắt thì bị tung hê lên thành hành vi. Những thông điệp tư tưởng không được biến thành hình ảnh mà được đặt vào miệng nhân vật, nhân vật trở thành loa phát ngôn thô thiển… Tác giả Đất rừng phương Nam nếu còn sống chắc cũng phải sượng sùng khi xem hai bản phim, trong đó các nhân vật có những câu nói sống sượng hoặc bông phèng, những hành động thô thiển, những hình ảnh tung hê hết ý tưởng mà lẽ ra chỉ nên cảm nhận tinh tế và trầm lắng. Là người rộng lượng và hiền hậu, chắc ông sẽ kìm nén bộc lộ sự bất bình như Hemingway, cũng không bỏ về nửa chừng như Pasternak. Ông sẽ kiên nhẫn ngồi lại để thấy Nam bộ đầu thế kỷ XX trong phim chỉ là một sự chắp vá tân trang theo cách bây giờ người ta tô son trát phấn cho tượng và lợp mái ngói mới đỏ lòe cho đền chùa cổ.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Viết dài dòng như vậy để một số fan Lệ Tổ, Dũng Khùng hiểu rõ lời bao biện của rằng giai đoạn 1920-1930 có bang hội như Thiên Địa Hội, Nghĩa Hòa Đoàn đánh Pháp là bố láo, xuyên tạc. Mặt khác nếu như bọn nó giải thích là chỉ hư cấu trong phim, thì chúng nó ngay từ khâu biên kịch đã phải đổi tên TĐH, NHĐ thành tên khác chứ không đợi đến lúc người ta phát hiện ra và nhổ vào mặt.
Cụ nói không khác gì Pháp nói :) nhà văn Sơn Nam viết Thực dân vu cáo rằng thành phần của Thiên Địa Hội đa số là du đãng, có tiền án về trộm cắp...Họ không dám thú nhận rằng đầu não của hội lắm khi gồm những người yêu nước...

Sau khi Phan Xích Long chết "hội" không còn hoạt động quy củ như trước, không có đầu lĩnh chung toàn thể các bang hội, các thành viên cốt cán và tổ chức bị Pháp bóc phá. Nhưng dư âm vẫn còn mạnh. Nhà văn Sơn Nam viết tiếp:

Sau khi bị khủng bố (1916) các hội không còn hoạt động nhưng dư âm vẫn còn khá mạnh. Hội đã tạo ra một nếp sinh hoạt sâu đậm khá hấp dẫn, thực tế: ăn cơm nhà lo chuyện ngoài đường, sống chết nhờ anh em, tận tình giúp đỡ bạn…Đó là đạo nghĩa giang hồ, là điệu nghệ giữa anh em kết nghĩa, tứ hải giai huynh đệ...

Chính dư âm đó (giang hồ gốc gác từ Thiên địa hội, hoặc con cháu Thiên địa hội) là những thành phần cốt cán lực lượng Bình Xuyên sau này.

"Thiên địa hội" thực ra không có một "hội" chung, mà là các "hội" kèo tự phát, thích gọi là "băng" cũng được. Có khi giữa các băng, hội cũng đánh nhau. "Thiên địa hội" là danh từ chung, tên dân gian gọi thế, kể cả băng người Việt hay băng người gốc Hoa nghe cho có vẻ quân tử tàu thì cụ đi cãi dân gian à? :) kể cả có thể gọi thế chưa chắc hợp lý, vì Thiên địa hội TQ là "phản thanh phục minh", còn hội kín Nam Bộ là "phản Pháp phục Nam", hay đơn giản chỉ là băng giang hồ
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-538093
Ngày cấp bằng
22/10/17
Số km
475
Động cơ
173,453 Mã lực
Nó là bộ phim để chiếu ra rạp, là một bộ phim để kiếm tiền.
Tuỳ vào người xem, có người chê nhạt, người khen. Tổng kết lại là doanh thu đã tăng hơn 60 tỷ. Vậy là một bộ phim tốt. Nên đừng đòi hỏi nó phải chuẩn như này hay phải giống thế kia. Tự người đi xem đã có cái cảm nhận rồi.
Con em về xem có khóc, vậy em đánh giá phim cũng đã chạm vào tâm hồn của bé nhà em. Mặc dù e không ra rạp xem bao giờ
Đấy là con cụ nó chưa xem bản gốc. Nó làm trang giấy trắng, để cho nó xem 1 bản ko giống lịch sử, ko đúng nguyên tác mà thấy cảm động thì ko ổn đâu, cụ đừng có mừng.
Mà em hỏi tí, có phải con cụ đi xem phim qua thư ngỏ mời xem ko ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Linh Net

Xe buýt
Biển số
OF-603390
Ngày cấp bằng
16/12/18
Số km
848
Động cơ
148,310 Mã lực
Tuổi
42
Nó trăm tỏi rùi kìa
 

Alaska_

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737068
Ngày cấp bằng
24/7/20
Số km
868
Động cơ
97,006 Mã lực
Điện ảnh cứ thở, nhưng đừng mượn đầu heo nấu cháo.

Nếu đặt tên phim là Đất Rừng Phương Bắc thì đã không có chuyện =))=))=))

Bộ phim thấm đẫm hồn cốt Phương Nam! Cho dù có mặc đồ Tàu hay đồ Âu hay bất cứ đồ gì thì cũng vẫn thầm đẫm hồn cốt phương Nam, con người phương Nam trên mảnh đất, rừng và sông nước phương Nam!

Cụ nếu chưa xem phim thì đừng ăn theo nói leo nói nhảm! Còn nếu cụ xem phim rồi mà vẫn liên tưởng được đến Đất rừng Phườn bắc, thì em nói thật cụ cũng là một trong những kẻ mà tay O Shin Huy Đức gọi là loại người có tư duy nô lệ đấy cụ!
 
Chỉnh sửa cuối:

Alaska_

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737068
Ngày cấp bằng
24/7/20
Số km
868
Động cơ
97,006 Mã lực
Nhà cháu thấy bây giờ thì chả anh hưởng gì, vì những người biết Đảng giải phóng miền nam vẫn còn sống. Phim chả liên quan

Nhưng 30 năm sau hay rất lâu nữa, những chứng nhân lịch sử đã mất đi thì bộ phim này còn mãi. Lúc đó Tầu sẽ chiếu lại cho thế hệ trẻ của chúng ta xem và nói rằng; "Đây, chính chúng mày làm phim về công lao to lớn của bọn tao trong việc giải phóng miền nam Việt Nam đây"

Hệ lụy sau này mới lớn
Cụ rõ là chưa xem phim, nên mới cho là phim nói về công lao to lớn của bọn nào đó liên quan TQ.

Thưa với cụ là phim này mới chỉ là phần 1, và tập trung hành trình tìm cha của An là chủ yếu. Chưa hề đề cao BẤT CỨ tổ chức hay hội nhóm nào cụ nhé! Thiên địa hội thậm chí còn bị cho là nhóm hữu dũng vô mưu nên bị tiêu diệt gần hết đấy

Phân chia phe phái hội nhóm trong phần 1 đàn công chiếu như sau:

- Võ Tòng - Nhóm tự phát, kiểu thấy bất bình ra tay tương trợ, vì nhất thời mới bị bắt nhưng vì có tài và nổi danh là nghĩa khí nên nhiều phe hỗ trợ giải cứu bao gồm phe Chủ nghĩa dân tộc của nhóm 2 Thành bố của bé An, Trí và phe Bất bạo đ của nhóm thầy bảy, phe các nhà sư Nam Tông, quần chúng yêu nước và các tổ chức nhỏ lẻ Thiên Địa Hội...
- lần xử tử Võ Tòng để dẫn dụ các đầu sỏ các nhóm hội trong đó có boss 2 Thành nhưng thất bại.
- Do đánh giá tình hình sai và muốn cấp tốc chuộc tội nhóm điệp Viên dùng Thủ lĩnh Thiên Địa Hội để dẫn dụ, và lần này Thiên Địa Hội có nhờ hỗ trợ cùa lãnh đạo 6 phe, Lục tỉnh nhưng họ đều đánh giá là cái bẫy.
- Nên phe TĐH tự ý hành động đơn độc và bị tiêu diệt gần hết chỉ chừa sống ông Tiều để khai thác. Chi tiết này để khắc họa nhóm TĐH tàn dư hữu dũng vô mưu lấy nghĩa khí và vũ lực giải quyết vđ như những tay giang hồ, bảo kê... các nhóm khác họ vẫn chuẩn bị chiến lược cho tranh đấu lâu dài và có tổ chức, các phân đoạn sau cũng gợi mở cho phần 2 khá nhiều, thời kỳ có tổ chức chặc chẻ hơn và tình tiết đồng Nọc Nạn cũng như vai trì của V iệt M inh trong việc tổ chức đoàn kết và dẫn dắt/lãnh đạo các nhóm hội để giải phóng dân tộc


 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

SubmarineTH

Xe buýt
Biển số
OF-695026
Ngày cấp bằng
17/8/19
Số km
619
Động cơ
627,882 Mã lực
Bộ phim thấm đẫm hồn cốt Phương Nam! Cho dù có mặc đồ Tàu hay đồ Âu hay bất cứ đồ gì thì cũng vẫn thầm đẫm hồn cốt phương Nam, con người phương Nam trên mảnh đất, rừng và sông nước phương Nam!

Cụ nếu chưa xem phim thì đừng ăn theo nói leo nói nhảm! Còn nếu cụ xem phim rồi mà vẫn liên tưởng được đến Đất rừng Phườn bắc, thì em nói thật cụ lạ một trong những kẻ mà tay O Shin Huy Đức gọi là loại người có tư duy nô lệ đấy cụ!
Hình như cụ ko thích văn học và chưa đọc tác phẩm gốc của cố NV Đoàn Giỏi nên mới bảo 1 bộ phim lai căng tạp nham là thấm đẫm hồn cốt phương Nam. Quá sáo rỗng. Nói chung cụ cũng chẳng hiểu cái hồn cốt phương Nam thật nó như thế nào.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,220
Động cơ
868,503 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Có tiết lộ sơ qua về nội dung phàn 2 rồi mà cụ; cũng như mới công bố sẽ sớm làm phần 2:

"...
---
1. Phim Đất Rừng Phương Nam có hướng phát triển nội dung tương đồng với phim truyền hình Đất Phương Nam 1997, đưa bối cảnh phim từ không gian và thời gian về những năm 1920-1930 so với trong tiểu thuyết Đất Rừng Phương Nam là 1945. Lý do thay đổi vì bộ phim muốn mô tả ở phần một này bé An lưu lạc qua nhiều nơi, nhiều môi trường, tiếp xúc nhiều nhóm nghĩa quân khác nhau. Ngoài nhóm Nghĩa Hòa thuộc Thiên Địa Hội của Ông Năm, Ông Tiều, chúng ta còn được gặp rất nhiều hội nhóm trên hành trình tìm cha của An như:
- Nhóm chủ nghĩa dân tộc của Hai Thành (cha An), Trí và ông Sáu Ngù.
- Nhóm đấu tranh bất bạo động của Thầy Bảy và gánh hát.
- Nhóm những nhà sư Nam Tông của đồng bào Khơ-me.
- Nhóm đấu tranh cá nhân, riêng lẻ như Võ Tòng.
- Nhóm người dân yêu nước như Bác Ba Phi, Chú Ba Bắt Rắn.
- Nhóm "yêu nước dự bị", chưa có lý tưởng nhưng sẵn sàng xả thân bảo vệ người thân như Út Lục Lâm, Cò , Xinh, chị Tư Ù.
Mỗi cá nhân, tổ chức này dù tầng lớp, sắc tộc, văn hóa, đường hướng khác nhau, nhưng tựu trung đều chia sẻ một giá trị lớn lao là lòng yêu nước và sự căm thù bọn cường hào ác bá, bọn giặc ngoại xâm. Đây chính là cội rễ của kháng chiến chống Pháp.

Đặc biệt, nhân vật Hai Thành là thủ lĩnh quan trọng được nhắc đến xuyên suốt phim, được xây dựng như trong bản truyền hình 1997, với định hướng ông và tổ chức của ông về sau sẽ tham gia mặt trận Việt Minh, đi theo tiếng gọi của Đảng để cùng dẫn dắt các lực lượng trong phim tập hợp lại và đấu tranh có mục tiêu, đường lối cụ thể, rõ ràng dẫn đến Cách Mạng Tháng 8 sau này.
---
2. Sự đa dạng đó cũng mong người xem thấy được miền Nam là nơi có nhiều văn hoá của người bản địa Việt Nam, người Khơ-me, người Hoa... Một vùng đất hoà hợp có những dân tộc, văn hoá khác nhau cùng khai khẩn, gìn giữ và đấu tranh cho nó.

Phần một cũng ưu tiên những điều "nhẹ nhàng" hơn, cho An..."

(Trong ngoặc kép là em trích dẫn trải lòng của Trần Khánh Hoàng, biên kịch phim điện ảnh Đất Rừng Phương Nam phần 1)
Khổ thân đoàn làm phim.
 

tridaulau

Xe tăng
Biển số
OF-320828
Ngày cấp bằng
23/5/14
Số km
1,200
Động cơ
717,463 Mã lực
Đấy là con cụ nó chưa xem bản gốc. Nó làm trang giấy trắng, để cho nó xem 1 bản ko giống lịch sử, ko đúng nguyên tác mà thấy cảm động thì ko ổn đâu, cụ đừng có mừng.
Mà em hỏi tí, có phải con cụ đi xem phim qua thư ngỏ mời xem ko ?
Bản gốc là cái gì cụ
Bản phim truyền hình là phim truyền hình và nó cũng có dựa chính xác theo truyện đâu. Và cụ đừng đưa ra bản đấy để đóng Đinh chỉ có nó là duy nhất.
Và nữa, tác phẩm cũng là tác phẩm văn học, có phải lịch sử đâu, nên đừng coi nó là đúng.
Con em mua vé vào xem chứ chả có lời mời hay ép buộc. Và cái việc nó cảm động thì đi cảnh phim hay lối diễn hãy bất kỳ ntn trong phim khiến nó thích thú
Còn chuyện dạy đúng hay sai, tất nhiên gia đình và nhà trường đều dạy cả. Đến cả thời kỳ cụ hay em nữa đều coi anh 8 là nhân vật có thật rất cảm động đúng không.
Nên các cụ đừng có sừng sừng lên
Với em, bộ phim ra rạp đấy cũng như mọi phim khác thôi, xem rồi lại vứt vào thùng rác một thời gian
 

Alaska_

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737068
Ngày cấp bằng
24/7/20
Số km
868
Động cơ
97,006 Mã lực
- Cảnh cáo: có ngôn ngữ không phù hợp
Tái phạm sẽ bị xử lý ở mức tăng nặng
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Lư nhất vũ viết Bài ca đất phương nam quá hay làm OST cho bản truyền hình 1997. Đợt này cũng không có bài nào hay hơn nên lấy lại bài cũ làm OST

Có thể nào một phần vì dư âm bài này mà nhiều người chuyển vô Nam? :) nhưng bài này có cái mình không thích là đoạn đầu thì quá buồn mà đoạn sau quá hào hùng, có vẻ như yếu tố chính trị tuyên truyền "bị kìm kẹp rồi vùng lên" hơi nhiều
 

type

Xe tăng
Biển số
OF-452504
Ngày cấp bằng
11/9/16
Số km
1,448
Động cơ
203,508 Mã lực
Khổ các cụ dễ dãi thì bênh chằm chặm muốn ai cũng dễ dãi ối dồi ôi như mình, các cụ trên này chỉ dễ với gái thôi nhá dễ dãi về văn hóa ít lắm.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Bản gốc là cái gì cụ
Bản phim truyền hình là phim truyền hình và nó cũng có dựa chính xác theo truyện đâu. Và cụ đừng đưa ra bản đấy để đóng Đinh chỉ có nó là duy nhất.
Và nữa, tác phẩm cũng là tác phẩm văn học, có phải lịch sử đâu, nên đừng coi nó là đúng.
Con em mua vé vào xem chứ chả có lời mời hay ép buộc. Và cái việc nó cảm động thì đi cảnh phim hay lối diễn hãy bất kỳ ntn trong phim khiến nó thích thú
Còn chuyện dạy đúng hay sai, tất nhiên gia đình và nhà trường đều dạy cả. Đến cả thời kỳ cụ hay em nữa đều coi anh 8 là nhân vật có thật rất cảm động đúng không.
Nên các cụ đừng có sừng sừng lên
Với em, bộ phim ra rạp đấy cũng như mọi phim khác thôi, xem rồi lại vứt vào thùng rác một thời gian
Nói chuyện lịch sử với phim Việt thì chán lắm. Như phim Hoa ban đỏ đầu tư một mớ tiền mà rất ít người xem. Chưa xem mà vào sọt chứ đừng nói xem rồi
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Em không chê phim làm gì . Nhưng không hiểu thế nào là hồn cốt phương Nam như ý cụ đây ?
Phía trên là bình về chi tiết lịch sử, bây giờ bình về phim góp thêm với các cụ một câu ném đá hội nghị :)

Người miền Tây thích vô tư không quan tâm chính chị nhiều lắm đâu. Nên phim mà chính chị chính em nhiều thì chưa chắc phản ánh tính cách miền tây. Nên không nên làm phần 2 mà hỏng
 
Chỉnh sửa cuối:

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,675
Động cơ
1,181,307 Mã lực
Cụ nói không khác gì Pháp nói :) nhà văn Sơn Nam viết Thực dân vu cáo rằng thành phần của Thiên Địa Hội đa số là du đãng, có tiền án về trộm cắp...Họ không dám thú nhận rằng đầu não của hội lắm khi gồm những người yêu nước...

Sau khi Phan Xích Long chết "hội" không còn hoạt động quy củ như trước, không có đầu lĩnh chung toàn thể các bang hội, các thành viên cốt cán và tổ chức bị Pháp bóc phá. Nhưng dư âm vẫn còn mạnh. Nhà văn Sơn Nam viết tiếp:

Sau khi bị khủng bố (1916) các hội không còn hoạt động nhưng dư âm vẫn còn khá mạnh. Hội đã tạo ra một nếp sinh hoạt sâu đậm khá hấp dẫn, thực tế: ăn cơm nhà lo chuyện ngoài đường, sống chết nhờ anh em, tận tình giúp đỡ bạn…Đó là đạo nghĩa giang hồ, là điệu nghệ giữa anh em kết nghĩa, tứ hải giai huynh đệ...

Chính dư âm đó (giang hồ gốc gác từ Thiên địa hội, hoặc con cháu Thiên địa hội) là những thành phần cốt cán lực lượng Bình Xuyên sau này.

"Thiên địa hội" thực ra không có một "hội" chung, mà là các "hội" kèo tự phát, thích gọi là "băng" cũng được. Có khi giữa các băng, hội cũng đánh nhau. "Thiên địa hội" là danh từ chung, tên dân gian gọi thế, kể cả băng người Việt hay băng người gốc Hoa nghe cho có vẻ quân tử tàu thì cụ đi cãi dân gian à? :) kể cả có thể gọi thế chưa chắc hợp lý, vì Thiên địa hội TQ là "phản thanh phục minh", còn hội kín Nam Bộ là "phản Pháp phục Nam", hay đơn giản chỉ là băng giang hồ
Vầng các loại hội kín đây. Báo Tiền Phong và Thanh niên

1698111799695.png

1698111850683.png

1698111890678.png

1698112147367.png

1698112174951.png

 
Chỉnh sửa cuối:

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,675
Động cơ
1,181,307 Mã lực
Bài đó là dịch ý sách Pháp sách Mỹ, nên nói cụ nói như Pháp không sai :) Cụ nên đọc thêm Trần Văn Giàu và Sơn Nam, những người rất hiểu về Nam Bộ
Hix, toàn văn bản tư liệu từ tòa án ra đấy ạ, sử liệu vững chắc nhất rồi, mà cụ còn cố cưỡng ép làm gì. Nếu thực sự hội ấy chống Pháp thì đã bị kết án tù, chứ không bị trục xuất về Tàu làm gì.

Em cho cụ cái linh Hồi ký cụ Trần Văn Giàu, cụ làm ơn đọc thử xem có đoạn nào nhắc đến Thiên Địa Hội yêu nước phản tây phục ta không nhé. Chém gió quá đi.

 
Chỉnh sửa cuối:

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,044
Động cơ
320,111 Mã lực
Tuổi
58
Nói chuyện lịch sử với phim Việt thì chán lắm. Như phim Hoa ban đỏ đầu tư một mớ tiền mà rất ít người xem. Chưa xem mà vào sọt chứ đừng nói xem rồi
Phim sạn quá bt cụ. Phim Mỹ đầy, xl ác (em hay xem), rồi phim chưởn, phim Ấn đụ ối dồi ôi. Nhưng có những mốc giới hạn riêng, nhạy cảm từng nước, có những vấn đề không nên vượt qua và bị soi.

Vd các quan chức Nhật đi thắp hương Đền gì đấy thờ các tiền bối của họ, tại nước họ. Vài nước như lên đồng liền. Làm họ sợ v.mứt không dám tới, phải ship hương cúng tới đó kkk.

Nước em, tuyền bị bắt nạt, nhiều đau thương nhưng với lòng vị tha thấy bt. Gọi là cao thượng cũng được.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top