Tội nghiệp, ai nói không có hành lang pháp lý?
Đầu tiên là có cái Nghị định năm 2006 do thủ tướng Phan Văn Khải ký về tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập, tiếp đến là thông tư năm 2007 của thứ trưởng bộ Y. Các Giám đốc bệnh viện thấy tiền mờ cả, chỉ thấy phúc thống phục nhân sâm mà quên mất rằng bộ Y cho phép sử dụng tài sản công để liên danh liên kết là
vi phạm pháp luật, nếu phần vốn góp của bệnh viện (tài sản của nhà nước trên 30%). Khắc phục sai lầm này bằng sai lầm khác,
năm 2010 ngài 3X ra văn bản cấm góp quá 30%, nhờ văn bản này bệnh viện Việt Pháp ra đời dựa trên thương hiệu bệnh viện Bạch Mai và 8000m2 đất của bệnh viện Bạch Mai.
Việc sử dụng thông tư 15 năm 2007 của bộ Y nếu thiếu hiểu biết sẽ vi phạm pháp luật trắng trợn, nhưng miếng ăn là miếng tồi tàn, nhiều giám đốc bệnh viện tuyến TW bất chấp tất cả. Vụ Bạch Mai:
1. Bục bể phốt ngay từ cái phao mục thông tư 15/2007 ===> lợi dụng chức vụ
2. Tiếp nữa, mặc dù định giá (thẩm định viên) không chịu trách nhiệm nếu khách hàng cung cấp thông tin sai, nhưng phải làm đúng thủ tục trình tự, vụ Bạch Mai thẩm định viên làm bậy, chứng thư vô hiệu, nhưng có thể dính thêm tội gì nữa nên mới bị truy tố, chứ thường vụ làm bậy này thì bị phạt hành chính và rút phép thông cống.
3. Từ 2 ==> 3: tội lừa đảo, lừa thẩm định viên, lừa bệnh viện, lừa người bệnh.
Cũng áp dụng quyền thự chủ, nhiều bệnh viện tuyến tỉnh thành thì camorun, chỉ dám vay mượn kích cầu và qua đó lồng ghép nâng khống giá mua sắm thiết bị, nhưng thực hiện rất bài bản đúng pháp luật, conan biết là nâng khống đấy nhưng để xử lý không dễ dàng.
Vài dòng gợi ý, cụ nào có cơ hội muốn rút ruột bệnh nhân thì cũng nên bớt chút tiền thuê luật sư , chứ ăn không chừa cặn như Chung kon thì chết vì nu chứ bệnh tật gì.