Vụ BVBM nếu chi tiết có nhiều hơn 2 vi phạm tuy trong cùng một gói dịch vụ "hợp tác công tư": BVBM là bệnh viện công nên các phương pháp thuế khác doanh nghiệp, nâng khống giá thiết bị y tế dẫn đến khấu hao tăng, chi phí tăng (nếu BVBM hạch toán được đầy đủ chi phí hợp lý), thu nhập chịu thuế giảm, nhà nước thất thu về thuế (chưa kể còn các dịch vụ được miễn thuế TNDN, thuế GTGT).
Về giá thiết bị trong "hợp đồng hợp tác": Vụ này tương tự vụ CDC Hà Nội: Nâng khống giá thiết bị (phải không có tí giá trị gia tăng nào cho thiết bị mới bị quy kết là "nâng khống" khi so sánh với thiết bị tương tự và nhà cung cấp khác) dẫn đến tăng giá gói thầu, đồng nghĩa với tăng giá dịch vụ, đồng phạm với đối tác với "rút ruột" tiền của BVBM, tức "rút túi" bệnh nhân, đồng nghĩa với phá hoại chính sách y tế (chính sách công) của Nhà nước (bỏ tiền ra cho ngành y tế hàng năm khoảng 9 tỷ USD mà vẫn nã tiền dân như thế).
Về giá dịch vụ, BVBM phải đưa ra đề án, bài cụ thể, lộ trình cụ thể để được "cấp có thẩm quyền" chấp nhận và được áp dụng. BVBM phải đưa gói dịch vụ hoặc mục tiêu đề án ra "chào giá" với các nhà cung cấp, đối tác để chọn được đối tác "sẵn sàng" hợp tác, chứ không phải chỉ định một doanh nghiệp "ất ơ" nào đó rồi ra giá vô tội vạ. Nôm na là DN muốn được hợp tác "làm ăn" với BVBM phải tham gia "đấu đá"... à quên, "đấu giá".
CBVC của BVBM đã được nhân dân bỏ tiền chăm nuôi bao năm nay và có thể mãi mãi về sau, hành xử như doanh nghiệp lợi nhuận là không thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, cũng phải nói đời sống của phần lớn y bác sỹ và nhân viên y tế còn khó khăn.
Thêm: Bệnh viện tư cũng bị kiểm soát chặt chẽ, giá thiết bị phải theo hóa đơn và các chi phí khác hợp pháp. Bệnh viện tư thông qua mua bán lòng vòng để nâng giá thiết bị thì họ có lẽ "điên rồ".