Cụ chuẩn. Nhiều người nghĩ tự chủ là tự thu tự chi kiểu như kinh doanh lời ăn lỗ chịu thì chắc mấy cái trường ĐH có mà chết sặc gạch vì mấy cái đồng học phí không đủ trả lương
nói gì đến đầu tư phát triển.
Tùy cụ nhé, ĐH Hoa Sen, đại học Tôn Đức Thắng tự chủ hoàn toàn. Không xin ngân sách đồng nào.
Một số BV lớn cũng tự chủ hoàn toàn như: Chợ Rẫy, BV Quận Thủ Đức, Từ Dũ... Từ lương, đầu tư mua sắm... đều từ nguồn thu tự chủ.
Cần phân biệt các khái niệm, phạm trù:
1. Nguồn tài chính để hoạt động:
- Tự chủ tài chính: Là đơn vị/tổ chức thuộc sở hữu Nhà nước có nguồn thu và có thể tự cân đối nguồn thu, và mức chi, thu chi cân đối được và Nhà nước cho phép thì là đảm bảo khả năng và được tự chủ tài chính, tức là sẽ không phải xin và được cấp tài chính từ nguồn Ngân sách của Chính phủ hay đơn vị chủ quản (cấp trên) hàng năm nữa, nếu có thu > chi thì phần dư (thu - chi) phải nộp về Nhà nước,...
- Không tự chủ được tài chính hay là bao cấp/phụ thuộc: Như các đơn vị thuộc sở hữu Nhà nước như công quyền, đ/vị không có nguồn thu hay có ít,... thì hàng năm phải lập kế hoạch ngân sách hoạt động, xin cấp trên, được duyệt thì được được nhận cấp ngân sách - tiền từ Chính phủ, Bộ/đơn vị chủ quản (toàn bộ hay một phần,...) để chi và duy trì cho hoạt động.
2. Bản chất cái gốc sở hữu: là (sở hữu tài sản, tiền vốn, tổ chức, thương hiệu,...) của tổ chức, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện đó là của Nhà nước - Của công hay Tư - Tư nhân, Cổ phần không do Nhà nước chi phối.
Nếu cái gốc - sở hữu là của Nhà nước thì phải theo quy định quản lý tài sản, tiền vốn, sở hữu,... của Ông chủ - Nhà nước.
- Thu tiền, chi tiền, đầu tư tiền bạc, quản lý tài sản, tài chính, hạch toán kế toán,... phải theo quy định quản lý tài chính của ông chủ Nhà nước - là chủ sở hữu
Ví dụ quay lại báo nêu trường hợp BM liên doanh liên kết:
- Cái máy nếu giá trị là 7,6 tỷ, tức là đối tác - Tư nhân góp 1 lượng tài sản là cái máy giá trị 7,6 tỷ và BM góp công sức khám, thương hiệu, dịch vụ,... quy ra cũng tương đương là 7,6 tỷ ==> tỷ lệ phân chia doanh thu (theo giá trị đống góp) là 50 : 50, tức ví dụ 1 lần chụp là 1.000 đồng thì mỗi bên được chia hưởng 500 đồng.
- Nếu cái máy được bên góp đối tác - Tư nhân góp vẫn cái máy đó nhưng giá trị thành 40 tỷ và BM góp công sức khám, thương hiệu, dịch vụ,... quy ra cũng tương đương là 7,6 tỷ ==> tỷ lệ phân chia doanh thu có thể sẽ là 90 : 10, tức ví dụ 1 lần chụp là 1.000 đồng thì đối tác hưởng 900 đồng, còn BV hưởng 100 đồng,...
==> Như vậy, doanh thu của BV đã bị giảm, bị "rút ruột", bị "chảy" ra túi tư nhân ==> thất thoát, thiệt hại cho BV, thất thoát, thiệt cho ông chủ - Nhà nước
==> Cái máy khai 40 tỷ mà không có cơ sở chi phí, giá trị mua hợp lý,...==> cố tình khai cao vô lý ==> lừa đảo ==> chiếm đoạt doanh thu được phân chia (theo tỷ lệ góp) của Ông chủ Nhà nước, của bệnh nhân (nếu tính giá dịch vụ cao),...
Nếu cái gốc - sở hữu là của Tư nhân thì phải theo quy định quản lý tài sản, tiền vốn, sở hữu,... của Ông chủ - Tư nhân
- Sử dụng tài chính ntn thì Kệ mịa ông chủ tư nhân, Ông mua cái cây sanh 28 tỷ cũng kệ ông, ông muốn làm gì ông làm miễn không vi phạm quy định của pháp luật về doanh nghiệp, nộp thuế, trách nhiệm công dân,....
- Hay như BV Hồng Ngọc, Bảo Sơn, Vin,... chủ sở hữu là Tư nhân/cổ phần kg Nhà nước chi phối, cái máy mua 1 đồng hay mua 10 đồng, chụp phát 1.000 đồng hay 10 triệu/phát,.... thây kệ, doanh thu, nộp thuế,... doanh nghiệp đúng, đủ là được,... Bảo hiểm y tế thì có khung giá, trần nhà nước, ông có tính cao lên thì phần cao hơn quy định ông tự hưởng,.... và bệnh nhân có dùng dịch vụ của ông hay không thì tùy bệnh nhân,... chỉ trách nhiệm và quy định chuyên ngành y tế, cấp phép KCB,... thì ông phải theo quy định/quy phạm Nhà nước cấp cho ông,...