Em gửi thêm cụ thông tin trích quy định của Luật Hình sự để tiện thẩm:Cụ phân tích em đồng ý, nhưng vấn đề dư luận nêu lừa đảo chiếm đoạt em nghĩ chưa chính xác, mà có thể coi việc hợp tác công tư trong nhiều bệnh viện là không đúng, quá nhiều lỗ hổng, ngay cả việc có giường dịch vụ giá cao trong bệnh viện công cũng rất đáng xem xét. Nếu có sai thì sai trong việc đấu thầu, chỉ định, quản lí tài sản công, hay dắt dây giữa quan chức và doanh nghiệp, chứ bảo lừa đảo chiếm đoạt tiền bệnh viện hay bệnh nhân em nghĩ chả doanh nghiệp nào dám. Với lại với dịch vụ xã hội hoá kĩ thuật cao thế này khi tư vấn chắc đều cho người nhà lựa chọn chứ không bảo chỉ có thể mổ bằng cái máy này được, nếu không thì không thể có vài chục ca thế được.
Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
…”
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó,...
Lừa đảo là hành vi gian dối để làm người khác tin nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật.
Lừa đảo là thuật ngữ khoa học pháp lý xuất hiện từ nhiều thế kỷ qua và được mọi người sử dụng rộng rãi ở trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
Động cơ của người thực hiện hành vi lừa đảo là nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc làm cho người khác do hiểu sai sự thật mà tin tưởng ủng hộ mình.
Để thực hiện thành công việc chiếm đoạt những của cải, tài sản của người khác, thì người có hành vỉ lừa đảo thường sử dụng những lời nói gian dối như: thuyết trình, giới thiệu, quảng cáo rất hay, rất tốt nhưng không đúng về bản chất của vật hoặc của sự việc mà vẫn làm cho người có tài sản hoặc người có trách nhiệm giữ tài sản rất tin tưởng vào những lời thuyết trình, giới thiệu, quảng cáo đó là sự thật để rồi mua bán, trao đổi, cho tặng hay bàn giao những tài sản của mình hoặc ủng hộ, giúp đỡ cho người lừa đảo được toại nguyện
Lừa đảo là gì ? Khái niệm lừa đảo được hiểu như thế nào ?
Lừa đảo là hành vi gian dối để làm người khác tin nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật. Lừa đảo là thuật ngữ khoa học pháp lý xuất hiện từ nhiều thế kỷ qua và được mọi người sử dụng rộng rãi ở trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
luatminhkhue.vn