Cụ vẫn sa vào lập luận 1 chiều. Việc cụ Phước ở MB thế nào ko liên quan đếnVNCH. Chỉ cần biết cụ đã gửi thư phản đối ko chỉ 1 lần là đủ.
Cụ Phước phản đối ko phải đòi bản quyền mà ko cho VNCH sử dụng bài hát của cụ.
Quốc ca là bài hát thiêng liêng nhất của quốc gia. Ít nhất về mặt hình thức nó phải có sự đồng thuận với t giả.
Còn vụ cụ Hoàng Giác thì tôi đã từng nói chuyện với con cụ nên tôi biết. Cụ Giác ko tham gia Nhân văn giai phẩm cũng ko bị đánh tư sản mà bị đì chính xâc vì bài Ngày về đc lấy làm nhạc hiệu chiêu hồi.
Thơ Xuân diệu Huy Cận vv phổ biến ở MN mà các cụ ko làm sao vì nó chỉ đc dùng cho mục đích dân sự, còn động đến quân sự chiêu hồi là khác ngay. Cụ Vũ Cao cũng từng bị gọi lên về vụ VNCH phổ nhạc Núi Đôi mặc dù cụ ko biết gì về vụ đó.
Chị lại tiếp tục tung hỏa mù!
Đoàn Chuẩn, Từ Linh, Văn Cao, v.v.... bài nào dính đến quân đội vs nhạc hiệu chiêu hồi? Đặng Thế Phong mất từ 1942 dính dáng gì đến VNCH với chiêu hồi?
Cụ LHP thì nói dồi, lđ bảo sao cụ ấy phải làm thế thôi, huống chi bài đó được viết ra từ trước khi cụ LHP gia nhập abc. Tiền lệ dùng bài của "đối thủ" làm quốc ca thì có lâu dồi, chính là La Marseillaise (Tác giả Quốc ca Pháp là viên sĩ quan bảo hoàng Rouget de Lisle).
Trong SG thì cứ văn học nghệ thuật có giá trị là được lưu hành phổ biến cho người dân thưởng thức, chị lại dùng quan niệm thước đo lý lịch cửu tộc của xxx ra làm kim chỉ nam cho mọi thứ thì hàng chụy dồi.
Thơ tiền chiến của Thế Lữ vẫn được giảng dậy và lưu truyền ở Miền Nam trước 1975 cùng với những tập Điêu Tàn (1937) của Chế Lan Viên; Thơ Thơ (1938) của Xuân Diệu; Tiếng Thu (1939) của Lưu Trọng Lư; Lửa Thiêng (1940) của Huy Cận; Cô Hái Mơ (1939), Chân Quê (1940) và Lỡ Bước Sang Ngang (1940) của Nguyễn Bính…
Các nhà văn ở lại Miền Bắc có tác phẩm xuất bản thời tiền chiến vẫn được dân Miền Nam dành cho một chỗ đứng xứng đáng trên văn đàn, như Nguyên Hồng với Bỉ Vỏ (1937); Nam Cao với Chí Phèo (1941); Tô Hoài với Dế Mèn Phiêu Lưu Kí (1941) và O Chuột (1942) hay Nguyễn Tuân với Vang Bóng Một Thời (1940) và Chiếc Lư Đồng Mắt Cua (1941)…
Riêng về loại nhạc tiền chiến của các tác giả ở lại Miền Bắc lại càng được dân chúng Miền Nam yêu mến đặc biệt, như Văn Cao với Buồn Tàn Thu (1939), Thiên Thai (1941), Bến Xuân (1942), Trương Chi (1943); Hoàng Qúy với Cô Láng Giềng (1942-43); rồi Tô Vũ với Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa (1947); Nguyễn Văn Tý với Dư Âm hoặc Canh Thân với Cô Hàng Cà Phê, Khúc Ca Mùa Hè, Anh Còn Cây Đàn…