Các bác chịu khó tìm hiểu và đầu tư vào việc nâng công suất động cơ, thật đáng khâm phục. Rất tiếc là một bước vô cùng quan trọng, mà thiếu bước này thì mọi nỗ lực lắp thêm đồ đạc vào đều không thể đánh giá được hiệu quả, thậm chí còn phản tác dụng, đó là căn chỉnh xăng lửa dựa vào dyno. Em lấy ví dụ thế này, liên quan đến hệ thống khí nạp: bác đã thay lọc gió K&N, bộ ống nạp silicon và cho rằng xe chắc phải chạy bốc hơn vì động cơ hút được nhiều oxy hơn, do ống ít cản hơn và khí nạp mát hơn. Đấy là các bác nghĩ thế, thực chất là lượng nhiên liệu vẫn chỉ phun vào chừng ấy, lửa vẫn đánh góc chừng ấy, vậy thì công suất tăng vào đâu trong khi xe vẫn chỉ có một lượng xăng như vậy để đốt? Rõ ràng là phải can thiệp cả vào ECU, hoặc dùng piggy back để điều chỉnh phun xăng và góc đánh lửa, mà chỉnh thì phải có dyno chứ chẳng thể chỉnh bừa được. Mang xe ra chạy thử? Cũng không được, ở VN có đường nào cho các bác chạy đến mức lên được boost tới 30 psi (1)? Chỉ khi nào lên mức boost này mà xe vẫn không overheat, khong pinging, cộng thêm kết quả dyno thì mới nói được rằng việc độ xe thực sự có tác dụng. Cảm nhận rằng "thay xong ra chạy thử thấy xe bốc hơn hẳn" rất chủ quan, nhất là xe turbo thường thì ngoài 3000 v/p mới rõ sự khác biệt.
Em nghĩ độ công suất phải được nhìn nhận theo khía cạnh đó. Việc lắp thêm đồ mỗi nơi một tí chỉ giải quyết về mặt tinh thần chứ không thực sự tăng công suất. Trừ khi các bác mua một bộ kit mà nhà sản xuất đã nghiên cứu, đã thử nghiệm cho một loại xe nhất định lắp vào, thì mới có thể tạm tin là mình đã thực sự tăng được công suất cho xe, nhưng như thế lại mất đi cái thú của việc độ xe. Với chiếc Evo này các bác nên tiến xa hơn bước nữa là dùng aftermarket ECU và nhất định phải chạy dyno.
(1) boost là áp suất của khí nạp. Áp suất nạp tự nhiên là 14.7psi (pound per square inche) = 1 atmosphere = 1kg/cm2; Boost là 30psi thì có nghĩa áp suất nạp hơn 2 cân. Về lý thuyết nếu xe không turbo đang có công suất là 150 mã lực thì khi chạy turbo có boost là 30 psi xe sẽ có công suất 300 mã lực.