Xxx/11/2018
Về đến Hà nội, hôm sau nhà có 02 vị khách đặc biệt đến chơi. Hai sỹ quan biên phòng đang tập huấn thêm nghiệp vụ ngắn hạn ở Sơn Tây. Đây chính là khách quý của VC em, nhờ sự giúp đỡ giới thiệu của các bạn mà chuyến đi đến đảo Thổ Chu bằng thuyền hơi mấy năm trước đã rất thuận lợi. Do có sự bảo lãnh giới thiệu từ trước nên biên phòng các đảo mà vợ chồng ghé qua đã tạo điều kiện, ít nhất là không phải ngồi viết bản tường trình như những chuyến đi ra đảo Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ trước đây…
Đến lúc ăn cơm, rót bát nước mắm mời khách nhân tiện khoe luôn đây là nước cốt anh mới mua tận nhà ngư dân hôm trước. Ai dè gặp ngay dân biển phán luôn “đây không phải nước cốt anh ơi”… lý do…thật là não lòng. Tối đó vợ thủ thỉ: hôm trước em thử rồi, biết không phải nước cốt nhưng dù sao cũng là nước mắm sạch, không hóa chất, hương liệu…dùng để kho cũng tốt mà!
Các nhân em không kết luận việc này đúng hay sai, chỉ biết là nhóm đã kg có duyên với gia đình bác này! Đành phải tham khảo thêm tìm kiếm đối tác để trao gửi hợp đồng đóng 02 bè vậy!
Xxx/11/2018 Chuyến đi thứ 3 chuyến trải nghiệm bè xốp, máy nổ và chốt hợp đồng.
Anh em đã lập nhóm Fb để trao đổi cho tiện công việc. Thống nhất:
"Tên dự án: Độc Cước.
Độc Cước (một giò) là vị thần được người dân thờ trên bãi biển Sầm Sơn. Ông thần này xưa vẫn hai chân như bao thần khác. Nhưng vì lo lắng cho lũ Mường/Việt bắt đầu thò chân xuống biển, ông ấy tự tách mình ra làm hai thân (catamaran? ), một thân ở trên bờ để bảo vệ dân không đi biển (landlubber), thân kia xuống biển để độ trì cho dân chạy bè buồm đánh cá. Mỗi thân ông ấy chỉ có một chân. Ấy là căn nguyên của cái tên Độc Cước.
*Tên con bè cổ điển: Bà Triệu Thị Trinh
Triệu Thị Trinh là ai, bà nói gì, làm gì, thì sách giáo khoa đã có. Đền thờ Bà nằm trên Quốc lộ, cách bãi biển Sầm Sơn chừng ngoài 20 km.
Cờ của con bè này mang chữ "Triệu", viết bằng Hán tự.
Cũng cần nhắc lại câu nói nổi tiếng của bà năm 19 tuổi Bà Triệu nói:
“
Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ "
Thật là chí khí ngút trời!
*Tên Con bè hiện đại hóa: Ngài Lê Lợi.
Lê Lợi đại ca, người Mường Thanh Hóa, là ai làm gì, sách giáo khoa cũng có luôn. Thái miếu nhà Hậu Lê nằm ngay trong thành phố Thanh Hóa, cách Sầm Sơn chừng hơn 10km.
Cờ của con bè này mang chữ "Lê", viết bằng Hán tự.
Sau khi nhóm đã thống nhất, quyết định về Sầm Sơn lần thứ 3 làm lễ tại đền Độc Cước. Xin Thần phù hộ cho chuyến đi được “thuận buồm, xuôi gió” đúng theo nghĩa đen." - Huynh iDo
Chuyến này do em bận đám cưới của ông anh huynh đệ bên Gia Lâm, nên không thể chạy xe vào đón đoàn. Cũng nhắn ông anh qua nhà em lấy tạm cái xe của vợ nhưng đoàn muốn đi lại nhẹ nhàng bằng xe máy cho dễ luồn lách, thâm nhập vào quần chúng cho dễ. Tránh ồn ào không đáng có.
Lần này đoàn có trải nghiệm một đêm đi đánh cá với ngư dân để cảm nhận, trải nghiệm một phần tương tác giữa biển – bè – người, mặc dù bè này là đã được ngư dân cải biến thành bè luồng kết hợp xốp. Luồng lúc này chỉ dùng để tạo kết cấu không có tác dụng làm nổi.
Thành quả là hợp đồng đã ký:
01 bè đóng theo kiểu cổ điển Sầm Sơn
01 bè theo thiết kế cải tiến của KTS Huân
Bè cải tiến sẽ có dáng hiện đại kiểu Catamaran - 02 thân:
KTS Huân đang hì hụi làm cmoo hình cho ngư dân
; Cải tiến nó khổ thế đấy
"Hành Trình dự kiến
Lịch trình:
- Khởi hành: tại chân Đền Độc Cước, Sầm Sơn vào ngày 20/1/2019, tức rằm Tháng Chạp.
- Chặng 1: Sầm Sơn - Đồng Hới, 158 hải lý
- Chặng 2: Đồng Hới - Đà Nẵng, 126 hải lý
- Chặng 3: Đà Nẵng - Cù Lao Chàm - Hội An, 41 hải lý
- Chặng 4: Hội An - Lý Sơn - Quy Nhơn, 158 hải lý
- Chặng 5: Quy Nhơn - Nha Trang, 103 hải lý
- Chặng 6: Nha Trang - Mũi Né: 120 hải lý
- Chặng 7: Mũi Né - Côn Đảo: 178 hải lý
- Chặng 8: Côn Đảo - Mũi Cà Mau: 116 hải lý
Trừ 7 điểm dừng là nơi có thể ở lại một hai ngày để đổi thủy thủ, bổ sung nước ngọt, rau xanh và thịt tươi, hoặc để sửa chữa bè; trừ vài đảo hoặc các điểm có phong cảnh quá đẹp cần dừng lại vài giờ để... nhạo ; toàn bộ các chặng sẽ được thực hiện 24/24.
Tổng cộng 1000 hải lý.
Thời gian dự kiến: 30 ngày, kể cả thời gian dừng nghỉ giữa các chặng. Sẽ đón Tết Nguyên Đán đâu đó ở trên đường, và đón Tết Nguyên Tiêu tại đích đến cuối cùng: Mũi Cà Mau."
Thụ lý hải trình từ cây đa cây đề Cụ Đỗ Thái Bình
Hình 1: hải trình dự kiến
Hình 2: ước tính kích thước bè và buồm của bè cổ điển, do anh
Nguyen Quang Huan thực hiện tên hình ảnh trích từ phim của Tim Severin.
Hình 3: ước tính diện tích buồm, do anh
Victor V. Luu thực hiện từ hình ảnh của Tim Severin.