Bài này bảo thủ tướng Úc nói Úc có thể phải đền 2,4 tỉ AUD (1,7 tỉ USD), như vậy là vượt xa con số vài trăm triệu USD mà báo Úc nói.
Mấy cái này lời nói của thủ tướng Úc chủ yếu là chính trị chứ k phải quân sự. Cái lý thú của vấn đề là chính trị, vì bản chất câu chuyện là chính trị, k phải quân sự. Khi thủ tướng Úc nói tàu ngầm Pháp "không đáp ứng lợi ích chiến lược" thì phải hiểu đó là lý do chính trị, k phải quân sự. Tàu ngầm chính là công cụ để tạo ra quan hệ chiến lược, và cái đó là bản chất, chứ tàu ngầm k phải là bản chất. Đòn đánh này của Mỹ cũng không chỉ nhằm vào Pháp mà thực chất ra đòn nhằm vào cả EU, vì Pháp bị chặt chân thì EU cũng mất chỗ bám, cũng như giảm hẳn vị thế của mình ở khu vực châu Á, Thái Bình Dương. Phân tích y nghĩa chiến lược mới hay, chứ nhằm nhiều vào kỹ thuật quá thì lại không đúng bản chất
Hồi năm 2016-2017, khi vụ tàu ngầm được ký, lúc đó xung đột Trung Quốc-Mỹ tuy luôn tồn tại, nhưng nó chưa đến cao trào, và đặc biệt là chưa lộ liễu. Quan hệ này vẫn ở dạng ẩn, hai bên bề ngoài vẫn cười nói dù bên dưới xung đột. Trong hoàn cảnh đó, Úc lựa chọn Pháp đóng tàu ngầm, thực chất là lựa chọn đối tác hợp tác chiến lược, là một sự lựa chọn khôn ngoan, hợp lý, giúp cho Úc không bị rơi vào thế kẹt, có thể quan hệ tốt với cả TQ và Mỹ. Pháp cũng là nước có độ tự chủ chính trị cao nhất EU, có lãnh thổ ở châu Á thái bình dương và căn cứ quân sự ở đó, chọn Pháp lúc đó là hợp lý.
Đến nay khi xung đột Mỹ-Trung đã xảy ra lộ liễu. Từ thời Trump, Úc đã đi theo (hoặc có thể là bị buộc phải tuân theo) chiến lược của Mỹ để ép Trung Quốc, từ chối 1 loạt vụ thuê cảng, các vụ làm ăn của TQ ở Úc, rồi từ chối Huawei, etc, rồi TQ trả đũa Úc bằng việc không mua hàng Úc thì rõ ràng là Úc không thể hợp tác với Pháp nói riêng hay EU nói chung về mặt chiến lược được nữa, bởi vì quan hệ của EU-Trung Quốc không căng thẳng như Mỹ-Trung Quốc. EU nói chung, Pháp nói riêng không thể hoặc chưa thể coi TQ là đối thủ chiến lược như Mỹ. Hai nước đầu tầu là Pháp, Đức đều có mối quan hệ chặt chẽ với TQ và đều cần TQ. Như vậy EU không thể là đối tác chiến lược đáng tin cậy của Úc, từ đó việc từ chối quan hệ với Pháp là chắc chắn, dù tàu ngầm Pháp có là tàu hạt nhân đi nữa, hay tốt đến đâu đi nữa, dịch vụ của Pháp có hoàn hảo đến đâu đi nữa cũng vậy thôi.
Để đánh TQ, Mỹ cần có vây cánh, cụ thể hơn là khối chiến lược ở Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương để bao vây TQ. Mỹ đã để mắt đến Nhật, Ấn nhưng 2 nước này chỉ có thể là đối tượng hợp tác của Mỹ, họ không thể là hạt nhân, là cái lõi cho cụm chiến lược bao vây TQ. Cả 2 nước này đều đủ mạnh để họ có tham vọng muốn vươn lên thành 1 nước tự chủ, thay vì dưới trướng Mỹ mãi. Nhật là "đồng minh" của Mỹ, nhưng là dạng đồng minh do bị bại trận phải chấp nhận, hay như Hàn thì là do "hoàn cảnh" thành đồng minh Mỹ, không phải tự nhiên, và đến nay họ vẫn luôn tìm cách nới rộng vòng tay Mỹ để tăng độ tự chủ chiến lược của mình. Ấn thì khỏi phải nói. Hai nước này nếu có hợp tác với Mỹ là để tăng sức mạnh cho mình để vươn lên, không phải là đối tượng dễ khống chế, nhất là Ấn Độ. Vì thế Mỹ cần đối tượng khác. Úc là một đối tượng lý tưởng, vì cùng một khối Anglo Saxon, cùng văn hoá, cùng quyền lợi, cùng định hướng lâu dài. Úc cũng không đủ tiềm năng để có thể sau này có thể có tham vọng vươn lên tự chủ vượt mặt hay ngang tầm Mỹ, vì thế nên đây là 1 đồng minh tự nhiên của Mỹ, không phải dạng đồng minh "hoàn cảnh" như Nhật, Hàn, Ấn.
Với Anh, ngoài việc cùng khối Anglo Saxon, Anh tham gia vì nó hợp với vision của Anh. Anh là một nước châu Âu về địa lý, nhưng thực tế sau cuộc chiến trăm năm với Pháp thì chỉ còn là một hòn đảo trơ trọi, do mất một phần đất về tay Pháp (trở thành vùng tây bắc Pháp hiện nay), từ đó góc nhìn, đường lối của Anh rẽ theo ngã khác, họ kiếm ăn từ châu Á hơn là từ châu Âu. Anh tìm cách phân hoá các nước châu Âu,theo chiến lược tái cân bằng (ví dụ khi Pháp mạnh thời Napoleon thì Anh ủng hộ Phổ, Nga, Áo để cân bằng lại, khi Phổ mạnh lên thì Anh lại là đồng minh của Pháp để đối lại), để từ đó kiếm lợi cho mình, chứ không coi mình là một phần của châu Âu. Từ trong lịch sử, Anh vươn lên đế chế nhờ châu Á do thuộc địa hoá Ấn độ và tô giới ở Trung Quốc, không phải từ châu Âu. Thực tế khi Anh ở trong EU toàn bị Pháp, Đức hợp tác với nhau xích cổ, trói xiềng, nên Anh dứt ra để tự chủ. Tham gia khối này hợp với Anh. Tóm lại Mỹ, Anh, Úc là một bộ ba hợp chủng, hợp văn hoá, hợp về tầm nhìn lâu dài.
Như vậy, Mỹ, Anh, Úc sẽ là cái lõi, hạt nhân của khối chiến lược Mỹ. Sau đó sẽ là Nhật, Hàn, Ấn là vệ tinh xung quanh hỗ trợ. Như vậy việc Úc dứt Pháp là dễ hiểu. Dù năm đó Úc chọn Nhật hay Đức cung ứng tàu ngầm thì bây giờ Úc cũng dứt, chứ mấy cái lý do kỹ thuật, chậm tiến độ này nọ chỉ là để nói dư luận thôi. Và đây cũng là đòn mà Mỹ đánh vào EU, không chấp nhận vị thế chiến lược của EU tại châu Á Thái Bình Dương thông qua Pháp. Lý do cốt lõi là chiến lược. Pháp rút đại sứ, rồi cao uỷ đối ngoại EU Josep Borrell lên tiếng chỉ trích, nói EU cần phải quyết tâm hơn trong việc tạo quân đội riêng chính là vì vấn đề chiến lược này.