[Funland] Bây giờ no đủ rồi...bỏ đi là đúng !

trancongdung

Xe điện
Biển số
OF-118307
Ngày cấp bằng
26/10/11
Số km
3,064
Động cơ
408,799 Mã lực
Nơi ở
20°58'30.4"N 107°00'02.9"E
Tào lao thật, ăn cỗ mà không lấy phần thì gia chủ đổ đi đâu cho hết. Thường cỗ quê toàn ăn tầm 9h sáng, 4h chiều, nó chả vào bữa nào cả, mà thường nhìn cỗ đã chả muốn ăn vì toàn thịt là thịt, vậy thì ai không ăn mà có nhu cầu lấy phần thì kệ họ chứ, thường họ cũng chỉ lấy trong khẩu phần của mình thôi mà.
Cỗ quê em giờ ko toàn thịt nữa đâu ạ. Và làm cỗ cũng tầm 11h trưa mới ăn nhá. Em quê Hải hậu nên xác nhận là báo nói đúng đấy cụ ạ.
 

hatinh5760

Xe điện
Biển số
OF-429593
Ngày cấp bằng
13/6/16
Số km
3,256
Động cơ
207,075 Mã lực
Phạt vớ phạt vẩn!
Bỏ thừa vứt đi, phí phạm còn đáng phạt hơn!
Nhiều cái lệ rởm đời thật!
 
Biển số
OF-141506
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
12,279
Động cơ
2,071,940 Mã lực
Nơi ở
Rượu quê 28-58 độ khử độc bằng Công nghệ châu Âu
Em thiết tha đề nghị các cụ các mợ trong thớt chửi, mắng chính quyền xã Giao Long huyện Giao Thuỷ hãy bớt chút thời gian vàng bạc kim cương đá quý đọc lại bài viết
Đọc - ngẫm xong rồi có chửi cũng chửa muộn, chứ đọc xong tiêu đề xong chửi ngay thì Otofun ta mang tiếng là Auto chửi mất
 
Biển số
OF-456191
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
116
Động cơ
205,960 Mã lực
Đây là phải làm cỗ thừa để mang về chứ có phải ăn thừa rồi chia mang về đâu mà lắm ông cãi lấy được nhỉ :-??
 

nguarung

Xe điện
Biển số
OF-15945
Ngày cấp bằng
4/5/08
Số km
2,042
Động cơ
527,051 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu còn lâu mới nói
Chắc tại sợ dân chửi là cán bộ ko làm gì, nên thi thoảng lại phải nghĩ ra mấy việc tào lao coi như là có làm việc, có quan tâm đến dân.
 

cptu176

Xe điện
Biển số
OF-3628
Ngày cấp bằng
4/3/07
Số km
2,978
Động cơ
580,637 Mã lực
Tuổi
54
Nơi ở
Thái Bình
Nhà có cỗ sẽ bị xử phạt nếu để khách ăn cỗ lấy phần
Thứ Năm, ngày 28/03/2019 16:00 PM (GMT+7)
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/nha-co-co-se-bi-xu-phat-neu-de-khach-an-co-lay-phan-c46a1038845.html
Chủ nhà làm cỗ phải đặt cọc 3 triệu đồng với chính quyền xã và không được để người dân ăn cỗ lấy phần, nếu không sẽ bị xử phạt.
Sự kiện:
Thời sự

Ăn cỗ lấy phần vốn là một phong tục lâu đời ở một số nơi thuộc các tỉnh như Nam Định, Thái Bình… Bố mẹ, ông bà đi ăn cỗ sẽ lấy phần thịt, giò hoặc nắm xôi, quả trứng về cho con cháu ở nhà. Với nhiều địa phương, đó là nét đẹp và vẫn được lưu giữ đến ngày nay.



Tục ăn cỗ lấy phần vẫn đang tồn tại ở nhiều địa phương như Nam Định, Thái Bình… Ảnh: Tin tức Nam Định.

Chị Nguyễn Thị Thúy (xã Xuân Phú, huyện Giao Thủy, Nam Định) chia sẻ, quê chị có phong tục đi ăn cỗ lấy phần.

Gia chủ chuẩn bị sẵn 5-6 túi nilon cho khách chia phần. Những món như giò, thịt gà, trứng vịt lộn, tôm… sẽ được người dân chia phần đều nhau rồi cho vào túi mang về. Ai muốn ăn thịt thì ăn trong phần của mình, còn lại không được ăn phần của người khác.

Những thứ còn lại như canh rau, đĩa dưa chua hoặc thịt bò, thịt lợn xào… thì người dân ăn ngay tại mâm.

“Ngày xưa bà tôi đi ăn đám, tôi mong phần lắm. Mặc định cứ đi ăn đám là có phần mang về. Tôi thấy đó cũng là việc làm hay, chia sẻ với mọi người”, chị Thúy chia sẻ.

Tuy nhiên, theo chị Thúy, gần đây chị nghe nói xã bên cạnh là xã Giao Long (huyện Giao Thủy) đưa ra yêu cầu phạt tiền những gia đình làm cỗ nếu để khách lấy phần.

“Cái này là tục lệ, có tội gì đâu mà xử phạt?”, chị Thúy tỏ vẻ bất ngờ.

Để làm rõ thông tin trên, PV đã trao đổi với ông Trần Hoài Nam – ************* xã Giao Long. Ông Nam xác nhận, có sự việc như trên.

Theo ông Nam, đây là chủ trương của UBND huyện Giao Thủy trong cuộc vận động văn minh văn hóa, làm cỗ đủ ăn, ăn cỗ ko lấy phần. Có khoảng 5-6 xã thực hiện thí điểm được hơn 2 năm nay.

“Khi người ta đi đăng kí, phía xã sẽ tuyên truyền và vận động là không làm cỗ to, không để xảy ra tình trạng lấy phần. Kể cả người dân khi đi ăn cỗ, chúng tôi cũng tuyên truyền, thực hiện nếp sống văn hóa mới. Cán bộ văn hóa xã, công an xã và đại diện các thôn, xóm sẽ tuyên truyền với gia đình chủ cỗ, đồng thời giám sát việc này”, ông Nam cho hay.



Chủ cỗ phải đặt cọc 3 triệu với chính quyền xã và không được để người dân ăn cỗ lấy phần

************* xã Giao Long cho hay, khi các gia đình đi đăng kí trên xã, mỗi gia đình sẽ phải đặt cọc 3 triệu đồng. Việc này do chính quyền xã tự đặt ra để đe người dân.

Nếu gia đình nào vi phạm sẽ bị xử phạt, trừ vào số tiền đã đặt cọc. Ông Nam lấy ví dụ, 1 người lấy phần có thể phạt 500.000 đồng, 2 người có thể lên đến 1.000.000 đồng… nói chung, tùy vào mức độ để xử lý chứ không có con số cụ thể.

Tuy nhiên, vị chủ tịch xã này xác nhận rằng: “Từ ngày có chủ trương đến nay, người dân thực hiện rất nghiêm túc nên chính quyền xã chưa xử phạt một trường hợp nào. Đặc biệt vào mùa cưới, xã sẽ phát thanh liên tục trên loa 1 tuần 1 lần để người dân nắm rõ”.

Ông Nam cũng tiết lộ rằng, cách làm này được chính quyền huyện, xã học từ bên huyện Hải Hậu (Nam Định).

Trả lời câu hỏi về việc đây là một phong tục văn hóa truyền thống, đưa vào quy chế xử phạt liệu có quá cứng nhắc, ông Nam cho hay: “Chính các cử tri khi đi họp cũng nói rằng, đời sống của người dân khấm khá, những món ăn trong mâm cỗ hầu hết cũng xuất hiện trong các bữa ăn hằng ngày, lấy phần về ăn không hết lại để tủ lạnh hoặc lại bỏ đi gây lãng phí. Vì vậy, họ đề xuất tuyên truyền, vận động, dần dần xóa bỏ thói quen ăn cỗ lấy phần.

Ngoài ra, bỏ tục ăn cỗ lấy phần cũng là giảm áp lực cho gia đình làm cỗ vì ngày trước, cỗ có khi 4-5 đĩa giò nhưng giờ chỉ cần làm 1-2 đĩa. Thay vào đó, bây giờ người dân chủ yếu làm các món xào, nấu để mọi người cùng ăn luôn”.
ĐCM, ngu hết phần của chó... em xin lỗi vì chửi láo nhé, em làm nghề chuyên bới để phạt mà ếu ngửi được cái kiểu như này...
 

Cao Biền 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-497114
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
4,298
Động cơ
231,010 Mã lực
các cụ tòàn chém vớ vẩn, Hà Nội gốc ngày xưa đi ăn cỗ cũng phải có gì mang về, thường là đĩa xôi miếng thịt, ít hoa quả! h lại chê tận đẩu tận đâu là kém văn minh, vỡ cả lòng!
Giờ ở HN nhiều những bữa cỗ quy mô họ hàng rộng (kiểu họ ở quê ý) và bạn bè thân thiết là lúc về cũng có phần đấy, nhưng không phải mỗi người trích ở mâm ra mà do chủ nhà gói sẵn cho
 

meomun346

Xe container
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
7,492
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Kể mà các anh ấy thay bằng quy định cán bộ đi ăn cỗ cấm được để thừa nhỉ.
Giá mà lại có cuộc vận động cưới hỏi kiểu uống nước chè và ăn bánh kẹo như ngày trước nhỉ. Nhà có đám cũng nhẹ người, kẻ đi dự cũng ko phải lo phong bì dày. Nhà em có chú em vừa cưới con gái xong. Cỗ ở quê cũng vừa phải. Em nghe nó kể thuê phông bạt, bát đĩa là 100k/ mâm. Nó mua cỗ của người làm cỗ, giá 800k/ mâm 6 người. Hạch toán lại cũng vừa đủ (ko bị lỗ). Ưu điểm là họ lấy tiền sau khi làm cỗ xong. Đám cưới mà cứ như mua bán. Buồn.
 

Tankpl

Xe tăng
Biển số
OF-539489
Ngày cấp bằng
31/10/17
Số km
1,052
Động cơ
179,873 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Lội phố
Tào lao bí đao. Quê e Hải Dương nếu mâm cỗ đóng 6 mà ko có 6 túi bóng đi kèm trong mâm là cỗ ko ra ji. Cá nhân e ủng hộ vì chống lãng phí cho nhà chủ.
 

Phamqtuan2004

Xe máy
Biển số
OF-608274
Ngày cấp bằng
8/1/19
Số km
58
Động cơ
121,880 Mã lực
Tuổi
41
Tuy cách làm thấy hơi kỳ cục, nhưng bỏ tục đó là đúng. Cỗ thì chẳng ăn, nhưng mâm phải đầy, mà nhà nhà giờ món nào cũng có, ăn hàng ngày. Ko những áp lực với gia chủ, mà còn áp lực với người ăn cỗ, phải lấy phần đem về, mà đem về chắc gì đã ăn. Giờ đồ tươi trẻ còn kén ăn, nói gì đồ phần của ăn cổ. Giờ bỏ đi, vui cả làng, đó chẳng phải văn hoá hơn là gì.
 

Trang điểm Tử thi

Xe container
Biển số
OF-527155
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
8,567
Động cơ
667,160 Mã lực
Em thiết tha đề nghị các cụ các mợ trong thớt chửi, mắng chính quyền xã Giao Long huyện Giao Thuỷ hãy bớt chút thời gian vàng bạc kim cương đá quý đọc lại bài viết
Đọc - ngẫm xong rồi có chửi cũng chửa muộn, chứ đọc xong tiêu đề xong chửi ngay thì Otofun ta mang tiếng là Auto chửi mất
Em dùng highlight đại tự mấy lần rồi mà cản ko nổi anh Hưng ạ :-j :-j
 

Ronin2016

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-434243
Ngày cấp bằng
3/7/16
Số km
1,359
Động cơ
227,779 Mã lực
Tục lệ này tui thấy hay đấy các cụ ! Trước cũng nghe nói nhiều vùng quê như này , cũng là hình thức tiết kiệm không để dư thừa thức ăn đổ đi mà con cháu , nhất là các cháu nhỏ quê lại mong Bà hoặc Mẹ có quà như ; Xôi, gà, giò chả ....khi đi đám về .
"Cái hay" này là gánh nặng cho nhà có giỗ đấy ạ. Đến nhục với món nợ miệng.
 

Phamqtuan2004

Xe máy
Biển số
OF-608274
Ngày cấp bằng
8/1/19
Số km
58
Động cơ
121,880 Mã lực
Tuổi
41
Em thấy chuyện giỗ quãi là tệ nạn của vùng quê ngày nay. Một tuần ông cụ em ở quê phải đi ăn giỗ 5-6 lần, đờ hết cả người. Giờ đời sống khá lên, tuy nhiên chuyện làm giỗ quãi quá linh đình như vậy là lãng phí.
 

ThanhLong69

Xe tăng
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
1,688
Động cơ
771,931 Mã lực
Các cụ cứ bảo OFF trình dân trí cao. Em chẳng tin:-@
Đọc thớt này thấy thật buồn cười.
Người chỗ đó thì bảo OK :-bd
Mấy ông ở đâu đâu đọc chẳng hiểu gì lại đi khóc mướn :((:(( ^:)^
 

greentechbox

Xe điện
Biển số
OF-355775
Ngày cấp bằng
28/2/15
Số km
2,190
Động cơ
284,417 Mã lực
Website
greentechbox.com
Em thấy cái này cũng bình thường, âu cũng là tục lệ cả làng chia vui với gia chủ, tự dưng đưa ra quy định thay đổi tục lệ tập tính của người dân thì hơi khoai và khó hiểu.
 

Mr.Alo

Xe lăn
Biển số
OF-109607
Ngày cấp bằng
19/8/11
Số km
11,775
Động cơ
489,363 Mã lực
Nơi ở
Lang Thang Bốn Bể
Thằng nào ra cái luật khôn hết phần thiên hạ , giống vụ đặt cọc đám cưới và cam kết ko ầm ĩ . pháo hóa ... Rồi đám nào bọn nó cũng có 2-3tr đút túi :))
 

dunglangha

Xe buýt
Biển số
OF-362941
Ngày cấp bằng
14/4/15
Số km
751
Động cơ
265,100 Mã lực
Cẩu quan Không vận động nhân dân thay đổi, chỉ biết phạt với chả cấm.
Lệ ăn cỗ này nhiều vùng quê có, nhìn vừa thương vừa xấu xí nhưng biết sao được, với nhiều người miếng cỗ vẫn là miếng to, cỗ làng mời rộng, đi thì phải đi, ăn mấy đâu nên mang về.
Còn hơn ông thành thị nhặt cỗ, hoặc bỏ cỗ lãng phí
 

Trang điểm Tử thi

Xe container
Biển số
OF-527155
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
8,567
Động cơ
667,160 Mã lực
Em xin phép nhốt chung thế lực phỗng đạn vào 1 rọ :-j :-j
Em thiết tha đề nghị các cụ các mợ trong thớt chửi, mắng chính quyền xã Giao Long huyện Giao Thuỷ hãy bớt chút thời gian vàng bạc kim cương đá quý đọc lại bài viết
Đọc - ngẫm xong rồi có chửi cũng chửa muộn, chứ đọc xong tiêu đề xong chửi ngay thì Otofun ta mang tiếng là Auto chửi mất
Bỏ thôi, đói kém như xưa nữa đâu :)

Nhưng lại có kiểu chả ăn gì rồi chia mâm cỗ đó mang về hê hê,
Cụ sẽ không thấy ngẫn nếu như chứng kiến 1 bữa ăn cỗ ở mấy địa phương này. 1 mầm đầy ú ụ các loại thịt, vài đĩa giò cũng đầy, trứng luộc... Nhiều phải đủ cho 10-15 người ăn trong khi mâm chỉ ngồi 6 người. Và 6 người ngồi ở mâm chả ăn gì, chỉ uống đôi ba chén rượu suông với nhấm 1 ít rau sống thôi. 5-10 phút nói dăm ba câu chuyện là chia nhau để mang phần về. Trông rất phản cảm. Em 1 lần đi ăn cưới ở Nam Định, nhìn mâm toàn thịt luộc với giò, trứng luộc và không thấy có đĩa rau nào. Xin mãi chủ nhà mới kiếm cho đâu được 1 đĩa bắp cải xào vội.
là phong tục xưa cũ truyền thống thật

nhưng là phong tục truyền thống ko hay ko văn hóa văn minh thì bỏ đi là đúng

UBND xã Giao Long chuẩn đấy, đi đầu nên biểu dương...vài năm nữa dân quen, sẽ bỏ được tục lệ này
Em quê Hải Hậu Nam Định chính gốc đây. Em xác nhận thông tin là xã có bắt đặt cọc tiền, ko cho làm cỗ lấy phần nhá. Và bà con hoàn toàn ủng hộ. Giờ gần như ko còn chuyện lấy phần nữa rồi.
Thực ra thì nên bỏ cỗ cưới đi mới đúng.
Keke
E ủng hộ việc bỏ cái phong tục này đi, nhiều chỗ e đi có những bàn chỉ nhăm nhăm mong cho khách ăn nhanh cho xong để vào lấy. tuy nó là nét văn hóa nhưng e nghĩ nên bỏ đi
Hay thế mà lắm cụ phản đối hềy :)
Cán bộ xã thế là có ý tốt rồi, bỏ đi cũng tốt, họ cũng làm vận động chứ ko nghiêm, đáng hoan nghênh, trình độ cán bộ xã phường thì không nên đòi hỏi quá, chửi rồi lại đẽo cày giữa đường.
Em thấy chính quyền làm thế là tốt, để tiết kiệm chứ k phải là k tiết kiệm. Các cụ cứ ăn cưới kiểu này mới thấy nó hài hước, lạc hậu thế nào.
Có lần em đi ăn cưới kiểu này, chưa kịp gắp gì mọi người đã chia hết vào nilong. Rồi mới ăn vớ vẩn tí. Chứ k phải ăn thừa đem về đâu :))
Em ăn cỗ Hải Hậu và Giao Thủy rồi, mâm cỗ rất ngon, rất nhiều món trong đó có 6 quả trứng vịt lộn, 3 đĩa giò bò, lụa, xào thái dày 5 cm, ăn một miếng là lửng rồi. Chủ nhà bảo đám cưới phải làm 3 tạ giò để bà con ăn còn lấy phần
Thứ 7-cn này e cũng về giao thuỷ ăn cõ
Để thử xem có lấy phần ko
Mấy lần trước về thì có lần ăn tân gia có lấy phần
Còn đám giỗ thì ko thấy lấy
Nhưng công nhận nhìn mâm cỗ thấy ngại
Riêng giò lụa cũng phải 2 đĩa ú ụ
Mỗi đĩa 2 khoanh dày tầm 5cm /1 khoanh
Chưa kề gà giò xào các thứ khác nữa
Họ không phạm luật. Và cũng chưa có luật nào cấm họ cả.
Chỉ là làng xã hay huyện có phong trào vận động bỏ cái phong tục không còn hợp thời đại. Cái chuyện "phạt" là thỏa thuận trong từng thôn xã, được cả thôn, xã đồng ý thì nó như là nội quy, hương ước. Chả có vấn đề gì mà vin vào đó chửi giùm hay lo giùm cho dân vùng đó cả.
Nhiều cụ lẫn sang chuyện ăn hàng không hết nhà hàng đóng hộp cho khách mang về với ăn cỗ lấy phần ở quê rồi.
Đi nhà hàng thì người ta khuyến khích tiết kiệm, không nên gọi quá nhiều, nếu để thừa lại thì người khách vẫn phải chi trả bữa kế tiếp, tuy không là gì đối với người đó nhưng lại là khiến xã hội phải chi phí nhiều hơn, phần để thừa tại nhà hàng thì nhà hàng không dùng được vào mục đích nào khác ngoài việc đổ đi, do vậy lượng đồ ăn đã gọi ra đó thực khách nên mang về để ăn trong bữa tiếp (ăn tối nhà hàng còn thừa mang về sáng hôm sau làm nóng ăn) là cách làm tiết kiệm và được khuyến khích.
Đi ăn cỗ quê như trong bài viết thì việc không lấy phần là đúng, giờ có ai thiếu thốn nữa đâu, tiền mừng là đã trả cho phần cỗ của mâm đó, đã bao gồm cả phần mang về đó rồi, nhiều người không đi thì không được vì quan hệ trong làng xóm, nhưng đi thì không có nhiều tiền mà đi như thế. Ở góc độ người có đám cỗ, họ cũng phải chi phí để mâm cỗ có thể chia nhau mang về được, nên số tiền chi ra phục vụ cỗ đám là tốn kém. Mà trong làng xóm thì cái chuyện này nó cứ xoay vòng nhà này sang nhà khác, ai cũng phải cố sức chuẩn bị cỗ bàn và chuẩn bị tiền mừng, mà rốt cục thì có ai muốn đâu. CQ xã đề ra chủ trương đó cũng đúng, nhưng không hợp lắm ở chỗ là nó không được quy định trong chức trách CQ, cái này ngày xưa nếu quy định kiểu vậy đều là Hương ước quy định, là ước hẹn chung của cả làng, ước hẹn trong khuôn khổ không bị áp đặt bởi luật của NN, trường hợp này xã nếu thực hiện nên chuyển lại cho Hội đồng họ (vì nhiều làng xã là chỉ có 1 dòng họ) hoặc các hội đoàn thể dân sự ngoài chính quyền thì sẽ chả có vấn đề gì pháp lý, vì giữ tiền đặt cọc như vậy đòi hỏi phải phù hợp quy định của NN (cái này em thấy là đang sai).
Em thấy nhiều cụ không đứng từ góc độ người trong cuộc chê CQ rảnh háng này nọ, các cụ hiện đang dùng tư duy khác vì các cụ đang sống trong hoàn cảnh khác, nên các cụ không hình dung được lợi ích của việc làm đó.
Điều duy nhất em thấy không ổn là CQ xã quản lý số tiền đó có đảm bảo không, có bị thất thoát, có bị chiếm dụng không vì trong bài báo không đề cập đến, cần nhanh chóng chuyển lại cho đại diện do dân làng bầu ra để quản lý, tránh làm sai luật hiện hành.
Các cụ cứ chửi, miệt thị nhưng đôi khi cũng nên lắng lại để hiểu rõ hơn.

ở quê, mọi người cũng chán cái tập tục này rồi. Nhưng không ai muốn/dám bỏ. Ai sẽ là người đi tiên phong, ăn nói sao với họ hàng láng giềng dù trong lòng ai cũng thấy cái hủ tục này nó bất cập. CÁI HỌ CẦN LÀ MỘT CÁI CỚ, và chính quyền làm vậy để tạo cớ cho bà con. Giờ có quy định của xã, ai cũng có thể bảo đợt này cỗ bên em không mang về được nữa bác ạ, xã nó cấm rồi. Thế có phải ai cũng vui không. Vận động tuyên truyền kết hợp với ra quy định thế là chuẩn đấy ạ.

Còn nói về luật, như cụ gì nói ở trên, nó không thành văn bản mà như kiểu hương ước trong làng xóm, cam kết với nhau. Chính vì thế nên mới có chuyện đặt cọc 3 triệu, sai thì mất chứ không phải là PHẠT 3 TRIỆU.
Đọc comment mới thấy trình độ đọc hiểu của ofer thật là đáng báo động :D
Ăn cỗ không hết (thừa) chia nhau mang về nó khác hẳn chia cỗ mang về rồi mới ăn nhé các thánh.
Cảm giác ăn như khoán, mất hết cả tinh thần của cỗ chạp.
Ngày xưa đói kém, ng đi ăn cỗ ăn ít để phần cỗ về cho con cháu, nay no đủ rồi nên bỏ tục đấy để giảm gánh nặng cho gia chủ.
Nhà nc đứng ra vận động bỏ là phải, nhưng k nên phạt dễ gây tác dụng ngược.
Quê em chứ đâu, trước về ăn cỗ toàn mình mình ăn mọi người toàn ngồi chan canh đến ngại. Giờ cũng hạn chế cỗ bàn rồi, trước giỗ chạp suốt nên tốn kém lắm.
Lúc đó cỗ đang 1,5 triệu một mâm ,chỉ cần làm một nửa là ổn.không lãng phí.
Mãi mới thấy có ý đúng. Cần lắm người dũng cảm đi đầu để cuộc sống văn minh tốt đẹp hơn.
E ủng hộ chính quyền vụ này , giờ là thời buổi giao lưu với cả nước , như e về TB án cưới là éo dám ăn vì ngại , phải theo phung tuc văn minh chứ
Ăn cỗ không ăn chia phần mang về có thể coi là vô văn hóa, nếu không bảo được chính quyền tìm một lý do nào đó để phạt là đúng.
Thì cái lý do đổ đi đấy, lãng phí thực phẩm đấy. Còn chính quyền xã có làm đúng luật ko thì e ko biết.
CQ định hướng theo văn minh là đúng, kêu nỗi j. Hủ tục nên bỏ...người nơi khác tới ko hiểu ngồi mấy mâm này ăn u kiểu j nữa.
Thì ô tô nó chính là Auto mà :D
Em vote bỏ cmn cái tục lấy cỗ đem về đi, vừa nhếch nhác vừa mất đi cái thú vui họp mặt thưởng thức cỗ bàn.
Pink ko đọc kỹ à,
Vấn đề là nhiều nơi khách đến dự đám cỗ chỉ dám ngồi ăn chấm mút tí ti gọi là, rồi nhăm nhăm chia phần gói mang về:(
À, vụ đi ăn đám cưới và chứng kiến đó cũng 5 niên rồi. Nhưng cái văn hóa mang về thì vẫn không đổi, và trách nhiệm của chủ làm cỗ là phải làm nhiều cho mọi người mang về, nhà nào cỗ càng to lại được dân làng nể trọng cụ ạ. Nên gánh nặng cỗ bàn khá nghiêm trọng chứ không đơn thuần là "nét đẹp văn hóa".
Dân ở đó ngưng được "nét đẹp" này sướng quá. Nhà làm cỗ éo lo tiền nấu thừa gấp hai, người đi ăn éo phải lo phong bì dày hơn, người ở nhà éo phải ăn đồ thừa.
Trời nóng, gà luộc sẵn 2h sáng, ăn cỗ mang về tới nhà 2h chiều gói nilon bốc cmn mùi nhẹ rồi.
Đây là phải làm cỗ thừa để mang về chứ có phải ăn thừa rồi chia mang về đâu mà lắm ông cãi lấy được nhỉ :-??

Tuy cách làm thấy hơi kỳ cục, nhưng bỏ tục đó là đúng. Cỗ thì chẳng ăn, nhưng mâm phải đầy, mà nhà nhà giờ món nào cũng có, ăn hàng ngày. Ko những áp lực với gia chủ, mà còn áp lực với người ăn cỗ, phải lấy phần đem về, mà đem về chắc gì đã ăn. Giờ đồ tươi trẻ còn kén ăn, nói gì đồ phần của ăn cổ. Giờ bỏ đi, vui cả làng, đó chẳng phải văn hoá hơn là gì.
"Cái hay" này là gánh nặng cho nhà có giỗ đấy ạ. Đến nhục với món nợ miệng.
Em thấy chuyện giỗ quãi là tệ nạn của vùng quê ngày nay. Một tuần ông cụ em ở quê phải đi ăn giỗ 5-6 lần, đờ hết cả người. Giờ đời sống khá lên, tuy nhiên chuyện làm giỗ quãi quá linh đình như vậy là lãng phí.
Các cụ cứ bảo OFF trình dân trí cao. Em chẳng tin:-@
Đọc thớt này thấy thật buồn cười.
Người chỗ đó thì bảo OK :-bd
Mấy ông ở đâu đâu đọc chẳng hiểu gì lại đi khóc mướn :((:(( ^:)^
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top