Em thì công tác ở Hải Hậu lâu năm,nơi khởi xướng chuyện ăn cỗ không lấy phần là xã Hải Châu,Hải Hậu.Ngày xưa các cụ có câu:Vợ đi ăn cỗ,chồng ở nhà hái lá thơm,là vì lúc đó đói,để mấy ông đi ăn thì vợ con ở nhà hết phần,cũng vì ngày đó ít cỗ,thi thoảng mới có cỗ mời.
Sau này cỗ bàn nhiều ê hề,nhiều khi cả nhà chia nhau đi ăn cỗ,mỗi người một túi mang về,tủ lạnh không có để đến chiều là hỏng hết(Chỗ em là tư nhân,có cái tủ 500l để đồ ăn cho cn,mà có hôm họ hàng vào để nhờ chật tủ,đc hai hôm thì đem vứt đi hêt)phần là vì gà,lợn nuôi tăng trọng,phần vì làm nhiều nên không đc sạch,phần vì ngày nào cũng ăn uống đầy đủ nên cũng không thiết tha gì.Chỉ tội cho chủ nhà méo mặt làm cỗ lấy phần,muốn nấu ngon cho mọi người thưởng thức cũng không dám phá lệ,trăm cỗ như một,bắt buộc phải làm những món để mang về nên rất tốn kém,mất vệ sinh,túm lại là chính dân ở quê cũng kinh hãi hủ tục này,ví dụ như làm một đĩa giò nhỏ đủ ăn thì rất ngon,nhưng làm cỗ mang về thì phải cho thêm lạng bột nữa để nhìn không ngọn ngằn,gà ta mà chí đôi một con hai đĩa thì cũng không mang về được nên phải luộc con gà cn to ú ụ,không dám luộc kỹ vì sợ nát ,khi chặt ra có chỗ còn đỏ hon hỏn,kinh vãi lái ra.Để dân đồng thuận,tránh những hộ gàn dở,bây bưa(Ở quê cũng nhiều tương đối)và để cho công bằng UBND xã Hải Châu quy định:nhà nào làm cỗ hiếu hỷ thì phải đăng ký đặt cọc 5tr cam kết không làm cỗ lấy phần,nếu sai sẽ bị phạt hết số tiền trên.Ngược với số cụ phản đối ở đầu thớt đến giờ là nhân dân nhiệt tình ủng hộ,sau lan sang các xã đang xd nông thôn mới,đến nay thì mọi người cũng tự giác chấp hành và cũng không phải đặt cọc nưa,mà nó còn tạo tiền đề để đặt mâm cỗ ở các nhà hàng mang đến tận nhà phục vụ những món mà gia chủ muốn đãi khách chứ không trông vào giết một hai con lợn rồi phải ăn nhiều bưax cho hết thực phẩm.