Khi nào các cụ sinh ra, lớn lên ở các làng quê đó, trải qua tục lệ đó từ bé, hiểu được hiện trạng bây giờ ở làng quê đó thì mới thấu được tục lệ này.
Thứ nhất cỗ đám ở các làng quê đó ăn rất sớm, 8h-8h30 là ăn xong hết rồi, do đó một mâm cỗ bình thường cũng khó ăn hết được như ăn đúng giờ trưa hoặc chiều tối.
Thứ hai tâm lý đi ăn cỗ mang phần về cho trẻ nhỏ ăn bắt nguồn từ những năm đói kém, người lớn, người trưởng thành mới được đi ăn cỗ, khi làm cỗ mới có miếng thịt, nếu ăn hết thì có khi cả năm đứa trẻ ở các gia đình không được miếng thịt nào.
Thứ ba, bây giờ miếng giờ, nắm xôi ở quê vẫn còn là món ăn ngon, quý đối với nhiều gia đình và trẻ nhỏ, quý giống như chiếc bánh mỳ mà các khách tham quan ở quê lên Hà Nội mua về làm quà ấy.
Thứ tư, việc đi ăn cỗ, mang phần về cho trẻ nhỏ là sự thể hiện lòng yêu thương, chia sẻ.
Nếu việc lấy phần là bị coi là xấu ở địa phương thì có đói họ cũng không lấy, còn đó là điều bình thường thì cấm người ta vẫn chia nhau mang về.
Cấm là ý chí của chính quyền, còn việc cấm đó có phù hợp hay không, có được thực hiện được hay không thì phải xem nội dung cấm đó có phản ánh đúng mối quan hệ xã hội cần điều chỉnh hay không.