[Funland] Bao nhiêu chung cư ở Việt nam thang máy tự động chạy về tầng gần nhất khi mất điện

hd2022

Xe tải
Biển số
OF-834128
Ngày cấp bằng
20/5/23
Số km
402
Động cơ
8,219 Mã lực
Chỗ em thang có UPS. Mất điện lưới chạy máy phát, hôm vừa rồi gặp sự cố mất máy phát, thang dừng ở tầng gần nhất + mở cửa. Về lý thuyết thì thang nào chả phải có UPS để phòng sự cố nhưng tuổi thọ của con UPS chắc cỡ khoảng 3-5 năm+, sau đó CĐT có thay thế l, bảo dưỡng hay ko thì chịu :)
Bên kiểm định khi đi kiểm định định kỳ sẽ kiểm tra mà cụ.
 

tuan281085

Xe cút kít
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-122267
Ngày cấp bằng
28/11/11
Số km
15,756
Động cơ
655,169 Mã lực
Nơi ở
Zalo, Viber, SMS, Call: 0909141129
Website
www.otofun.net
Thế bọn Kangnam bậy quá, tòa nhà to nhất, hiện đại nhất TP mà ko có MPĐ DP thì quá kém =;=;=;
Chung cư/nhà cao tầng gần như bắt buộc phải nó máy phát điện dự phòng Cụ ạ.
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,746 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Em nghĩ bảo trì kém hoặc là tiết kiệm chi phí. Ví dụ như nhiều cụ nói dùng UPS/ accquy/ bộ lưu điện, chắc được trên dưới chục năm là tự hỏng, thay mới thì tốn $ mà nghĩ lại cái cũ để chục năm không dùng lần nào cả => chả có tác dụng, phí $. Thà để đội cứu hộ cứu người ra mất thêm nửa tiếng vì đằng nào vẫn phải nuôi lương đội đó => chi phí = 0, tiết kiệm được ối $ mặc dù có thêm cái mác là không cao cấp, không tự động (trôi về tầng gần nhất). Còn nếu dùng máy phát thì chờ cái ATS gì đó nó tự bật máy phát, hoặc bật bằng tay chờ mất 15-20 phút. Như công ty em trước hoành tránh mỗi máy tính đều có 1 cục UPS phòng khi mất điện, giờ 1 đống UPS hỏng mà chả thay mới, chắc tại máy tính giờ xin hơn mất điện chỉ mất dữ liệu chưa save chứ cũng không đến nỗi hỏng ổ cứng mất hết dữ liệu.
Cụ nói thế này thì BQT, công ty vận hành , BQL thành ra bọn ăn hại hết. Thang máy vận chuyển người cũng được định nghĩa là nguồn nguy hiểm cao độ và bắt buộc phải kiểm định 6 tháng 1 lần với tháng máy hoạt động trên 10 năm, phải có chứng nhận kiểm định và phải dán kết quả/thời gian kiểm định vào trong thang máy.

Các lỗi thường gặp chủ yếu là accu bị tụt nguồn hoặc không giữ được nguồn, thang máy về khôg đúng vị trí các tầng - cao hơn hay thấp hơn so với mặt sàn các tầng do sensor nhận tầng lỗi phải thay mới, accu đến mỗi kỳ kiểm định đều phải test lại , nếu pass thì mới qua được các hạng mục kiểm tra theo chu kỳ kiểm định. ( em làm BQT chung cư phụ trách bảo trì và vận hành nên làm việc với bên kiểm định thường xuyên) Tất cả các thang máy đều có bộ hồ sơ kiểm định, tài liệu KT của nhà SX, biên bản kiểm định gần nhất lưu tại các VP BQL, một bản cho BQT.

Máy phát điện phục vụ toà nhà, chung cư cũng phải kiểm định về an toàn phòng chống cháy nổ, máy phát điện từ khi chạy đến khi đạt công xuất hoà lưới thì thời gian chờ trên 45 giây để đạt công xuất tối đa, thời gian này thì đủ để các bộ lưu điện trong thang máy kich hoạt và tiếp tục vận hành theo kịch bản bị mất điện, tuy nhiên sau khi hoà lưới toà nhà từ máy phát điện qua tủ ATS thì hệ thống thang máy vẫn hoạt động bình thường qua máy phát điện cho đến khi có lại điện lưới.

Đứt cáp của thang máy về cơ bản không ảnh hưởng gì ngoài tâm lý lo sợ thôi vì hệ thống cáp được thiết kế từ 6 sợi trở lên, xác xuất để đứt cả 6 sợi cùng lúc là dưới 1/1.000.000, đơn giản vì quá tải trọng cho phép thì thang máy nó không vận hành cho đến khi đuổi bớt người ra để không vượt quá tải trọng ( >= 1000 kgs). Ngay cả khi cố tình vận chuyện hàng hoá vượt trọng lượng cho phép của thang dành cho vận chuyển hàng ( ví dụ gấp 5 lần ), xảy ra đứt cáp thì các bộ gốc hãm nó sẽ kích hoạt và khoá chặt thang vào các thanh rails trên khung thang , cùng lắm chỉ hỏng thang và phải sửa lại chứ không gây thiệt hại người, cái này thì em cũng xem trên phim chứ trên thực tế chưa từng chứng kiến.

Về an toàn khi sản xuất thang máy thì nhà SX đã tính hết cả rồi, những yêu cầu kỹ thuật cơ bản đều phải đạt tiêu chí các TCVN 6396-28:2013, 6395-2008, 6396-1998 ,và 5896-1995 từ lúc thi công đến lúc vận hành

Option cho thang máy dù có cắt xén bớt các module thì vẫn phải đạt các yêu cầu về mặt kiểm định kỹ thuật do nhà nước ban hành, xảy ra sự cố thiệt hại về người là chuyện liên quan luật pháp rồi, không thằng CĐT, BQL và thằng kiểm định viên nào dám làm bậy cả.
 
Chỉnh sửa cuối:

MaTeo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809535
Ngày cấp bằng
27/3/22
Số km
1,450
Động cơ
30,208 Mã lực
Tuổi
25
Hỏi ngẩn ngơ. Đi mà đếm
 

wildcat74

Xe điện
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
4,858
Động cơ
574,466 Mã lực
N lý là mất điện nó kích hoạt ATS máy phát điện thì trong vòng vài giây sẽ cấp điện cho thang chạy tiếp. Trường hợp máy phát điện không chạy được vì lý do gì đó thì phải dùng ups; mỗi cái thang ups dùng tầm 6-8 cái accu -định kỳ phải thay mới. Chắc chủ đầu tư tiếc tiền ko thay. Thang là thứ phải kiểm định, giờ cứ lôi ô kiểm định ra mà đập, chắc lại giống đăng kiểm ô tô!
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,746 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
N lý là mất điện nó kích hoạt ATS máy phát điện thì trong vòng vài giây sẽ cấp điện cho thang chạy tiếp. Trường hợp máy phát điện không chạy được vì lý do gì đó thì phải dùng ups; mỗi cái thang ups dùng tầm 6-8 cái accu -định kỳ phải thay mới. Chắc chủ đầu tư tiếc tiền ko thay. Thang là thứ phải kiểm định, giờ cứ lôi ô kiểm định ra mà đập, chắc lại giống đăng kiểm ô tô!
điện cấp cho thang máy chỉ có 1 nguồn từ lưới hoặc máy phát điện dự phòng hoà lưới sau khi mất điện qua các bộ/tủ ATS của toà nhà, accu hay UPS ở đây là tích hợp trong thang máy luôn cụ ạ, thời gian switching của nó tầm 200ms chứ không phải lấy UPS ở chỗ khác ra để hoà lưới khi máy phát điện lỗi. Cụ nói đúng về thiết bị nhưng chưa chính xác về thiết kế hệ thống

Thời gian từ lúc máy phát điện chạy không tải lúc khởi động đến khi đạt công xuất hoà lưới là từ 1 phút hoặc hơn tuỳ KVA của máy, đóng sớm nó sụp nguồn máy phát hoặc sẽ không đóng điện vì các relay bảo vệ, do lúc này trên lưới vẫn còn tất cả thiết bị đang hoạt động trước khi mất điện và ở trạng thái ON

Chung cư khi hoàn tất và đi vào hoạt động thì 2 năm sau đó phải bầu ban quản trị để chuyển giao quỹ bảo trì và vận hành hệ thống, chủ đầu tư hết trách nhiệm theo thông tư 55, vấn đề còn lại là của đơn vị vận hành do BQT thuê để quản lý có tuân thủ các quy định của nhà nước hay không.

Kiểm định này của bên Cục an toàn lao động - Bộ LĐTBXH tuân theo QCVN 02-2019/BLDTBXH tiến hành kiểm định qua các đơn vị đối tác của họ
 
Chỉnh sửa cuối:

boyhanoi724

Xe buýt
Biển số
OF-63693
Ngày cấp bằng
9/5/10
Số km
953
Động cơ
443,909 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đê ...... trong lều
Em có chút kiến thức chia sẻ với các cụ để hiểu rõ khi gặp trường hợp thang máy mất điện.
1. Cứu hộ tự động khi thang máy mất điện: Có 3 phương án cứu hộ tự động (CHTĐ) khi thang máy (TM) mất điện.
- Dùng máy phát điện: Bắt buộc phải có đối với chung cư, khách sạn, tòa nhà văn phòng... Nói chung là các các công trình công cộng... Nguyên lý thì các cụ chắc thừa biết. Độ trễ quy trình chuyển sang máy phát tầm 60s. Sau 60s thang sẽ hoạt động trở lại.
- ARD (thiết bị cứu hộ tự động): Thường sử dụng cho nhà dân hoặc các công trình công cộng quy mô nhỏ. Nguyên lý thì chỉ cấp điện cho tủ điều khiển. Tủ mở phanh hãm động cơ, khi đó thang ( và cả đối trọng) sẽ tự trôi từ từ theo trọng lực bên nào nặng hơn.
Cái này lại nói thêm về tải trọng cabin: Tải trọng đối trọng sẽ tương ứng với tự trọng cabin + tải trọng cabin/2. Ví dụ: thang máy nhà các cụ là loại 450kg thì tổng khối lượng đối trọng sẽ = tự trọng cabin + 450kg/2. Cụ thể hơn: tự trọng cabin là toàn bộ cabin và các thiết bị liên quan được treo trên cáp tải phía cabin (khung gióng, sàn cabin, vách cabin, đầu cửa, cánh cửa, ...). Đối với thang 450kg tự trọng cabin sẽ khoảng 600kg-800kg, tùy diện tích, kiểu kết cấu cabin và vật liệu cấu thành cabin. Khi đó nhà sản xuất sẽ cấp khoảng 1000kg đối trọng cho cây thang 450kg.
Khi thang máy mất điện lưới. Khi đó cabin và số người (vật) trong cabin nặng hơn thì cabin trôi xuối, đối trọng nâng lên và ngược lại. Tủ điện vẫn được cấp điện nên các cảm biến dừng tầng vẫn hoạt động. Thang sẽ trôi qua cảm biến và nhận biết đã đến điểm dừng tầng gần nhất. Mở cửa để người ra. Thường nói bằng tầng nhưng thực ra cabin sẽ cao hoặc thấp hơn tầng 1, 2cm các cụ nhé. Vì độ chính xác khi cabin bò về bằng tầng không cao.
Đến đây lại có 1 điểm rất quan trọng các cụ lưu ý: Cơ bản khi thang mở cửa (cứu hộ) xong sẽ đóng cửa. Nhiều người chưa trải qua hoặc chưa biết là mất điện mà thang lại dừng ko đúng tầng mình cần đến sẽ ở nguyên trong thang. Cửa đóng lại thì coi như bị khóa trong thang. Cơ chế này có thể thay đổi và cài đặt sao cho khi thang mở cửa thì giữ cửa không đóng lại. Các cây thang bên e cung cấp đều chuyển chế độ này.
Bộ ARD này sử dụng accu để lưu và cấp điện. Độ trế khi mất điện chuyển sang UPS chỉ khoảng 10-15s. Thời gian bò về tầng gần nhất thì tùy khoảng cách bò xa hay gần cửa tầng gần nhất.
- UPS (bộ lưu điện): Tương tự bộ ARD nhưng thường công suất nhỏ hơn. Chủ yếu sử dụng cho nhà dân, thang gia đình.
Bộ lưu điện cũng sử dụng accu.
2. Kiểm định, quy trình bảo trì, kiểm tra định kỳ: Tất cả các thang máy tải khách, thang máy gia đình, gọi chung là thang máy có chở người đều bắt buộc có tính năng này. Khi kiểm định nếu chưa có thì ko cấp quyết đinh, tem kiểm định.
Khi bảo trì nội dung này luôn được kiểm tra. Việc kiểm tra còn có tác dụng xả accu kéo dài tuổi thọ của accu. Việc kiểm tra này cũng đơn giản, chủ nhà cũng có thể tự thực hiện. Các cụ gọi thang chạy ko có người. Thang đang chạy các cụ ngắt at cấp điện cho thang (tạo hiện tượng mất điện lưới), đợi thang thực hiện xong quy trình tự cứu hộ, chờ thêm 1 vài phút bật at lên. Nếu thang ko tự cứu hộ thì bộ cứu hộ có vấn đề. Cần gọi bên cung cấp thang hoặc bên cung cấp dịch vụ bảo trì đến kiểm tra, sửa chữa.
Về tuổi thọ của accu thì khoảng 2-3 năm. Cái này cũng vô cùng. Có nhiều nguyên nhân tác động đến tuổi thọ của accu.
3. Khi ngưòi bị kẹt trong cabin:
- Cấu tạo cabin: Cabin thang máy có cấu tạo kín để bảo vệ người nhưng vẫn đủ các khe hở, khe thoáng để không khí có thể lưu thông nên các cụ yên tâm không bao giờ chết ngạt trong cabin đâu. Ngoài ra khi mất điện, bộ cứu hộ vẫn cấp điện cho đèn và quạt trong cabin.
Cabin có khe thoáng quạt trên nóc (có loại có, có loại không), lam gió dưới chân (có loại có, có loại ko), nhưng chắc chắn cửa cabin nào cũng có khe hở với đố cửa, với sill cửa nên vẫn có không khí lưu thông ra ngoài.
Tuy nhiên khi mất điện, các cụ hơi hồi hộp, có thể đông người nên cảm giác ngột ngạt và khó thở, nhưng chắc chắn ko thiếu oxy đến mức nguy hiểm đâu ạ.
Còn công tác cứu hộ khi thang bị kẹt thì e hẹn 1 bài khác nói rõ hơn. Nó liên quan đến rất nhiều nguyên lý hoạt động, thao tác trong từng trường họp và hoàn cảnh hiện trạng thang bị kẹt nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

HH1993

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-834024
Ngày cấp bằng
18/5/23
Số km
4,622
Động cơ
134,464 Mã lực
Thang nào cũng bắt buộc phải có bộ lưu điện dự phòng. Đó tiêu chuẩn bắt buộc. Khi mất điện thì thang sẽ về tầng gần nhất và mở cửa. Về hệ thống an toàn thì ngoài phanh cơ tác động lên ray thì còn hệ thống phanh từ tích hợp trong động cơ.
Nó có acquy dự phòng cho việc này thì phải cụ ạ? Thang máy em ko rõ nhưng cửa cuốn là có.
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,746 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Em có chút kiến thức chia sẻ với các cụ để hiểu rõ khi gặp trường hợp thang máy mất điện.
1. Cứu hộ tự động khi thang máy mất điện: Có 3 phương án cứu hộ tự động (CHTĐ) khi thang máy (TM)
- Dùng máy phát điện: Bắt buộc phải có đối với chung cư, khách sạn, tòa nhà văn phòng... Nói chung là các các công trình công cộng... Nguyên lý thì các cụ chắc thừa biết. Độ trễ quy trình chuyển sang máy phát tầm 60s. Sau 60s thang sẽ hoạt động trở lại.
- ARD (thiết bị cứu hộ tự động): Thường sử dụng cho nhà dân hoặc các công trình công cộng quy mô nhỏ. Nguyên lý thì chỉ cấp điện cho tủ điều khiển. Tủ mở phanh hãm động cơ, khi đó thang ( và cả đối trọng) sẽ tự trôi từ từ theo trọng lực bên nào nặng hơn.
Cái này lại nói thêm về tải trọng cabin: Tải trọng đối trọng sẽ tương ứng với tự trọng cabin + tải trọng cabin/2. Ví dụ: thang máy nhà các cụ là loại 450kg thì tổng khối lượng đối trọng sẽ = tự trọng cabin + 450kg/2. Cụ thể hơn: tự trong cabin là toàn bộ cabin và các thiết bị liên quan được treo trên cáp tải phía cabin (khung gióng, sàn cabin, vách cabin, đầu cửa, cánh cửa, ...). Đối với thang 450kg tự trọng cabin sẽ khoảng 600kg-800kg, tùy diện tích, kiểu kết cấu cabin và vật liệu cấu thành cabin. Khi đó nhà sản xuất sẽ cấp khoảng 1000kg đối trọng cho cây thang 450kg.
Khi thang máy mất điện lưới. Khi đó cabin và số người (vật) trong cabin nặng hơn thì cabin trôi xuối, đối trọng nâng lên và ngược lại. Tủ điện vẫn được cấp điện nên các cảm biến dừng tầng vẫn hoạt động. Thang sẽ trôi qua cảm biến và nhận biết đã đến điểm dừng tầng gần nhất. Mở cửa để người ra. Thường nói bằng tầng nhưng thực ra cabin sẽ cao hoặc thấp hơn tầng 1, 2cm các cụ nhé. Vì độ chính xác khi cabin bò về bằng tầng không cao.
Đến đây lại có 1 điểm rất quan trọng các cụ lưu ý: Cơ bản khi thang mở cửa (cứu hộ) xong sẽ đóng cửa. Ngiều người chưa trải qua hoặc chưa biết là mất điện mà thang lại dừng ko đúng tầng mình cần đến sẽ ở nguyên trong thang. Cửa đóng lại thì coi như bị khóa trong thang. Cơ chế này có thể thay đổi và cài đặt sao cho khi thang mở cửa thì giữ cửa không đóng lại. Các cây thang bên e cung cấp đều chuyển chế độ này.
Bộ ARD này sử dụng accu để lưu và cấp điện.
- UPS (bộ lưu điện): Tương tự bộ ARD nhưng thường công suất nhỏ hơn. Chủ yếu sử dụng cho nhà dân, thang gia đình.
Bộ lưu điện cũng sử dụng accu.
2. Kiểm định, quy trình bảo trì, kiểm tra định kỳ: Tất cả các thang máy tải khách, thang máy gia đình, gọi chung là thang máy có chở người đều bắt buộc có tính năng này. Khi kiểm định nếu chưa có thì ko cấp quyết đinh, tem kiểm định.
Khi bảo trì nôin dung này luôn được kiểm tra. Việc kiểm tra còn có tác dụng xả accu kéo dài tuổi thọ của accu. Viẹc kiểm tra này cũng đơn giản, chủ nhà cũng có thể tự thực hiện. Các cụ gọi thang chạy ko có người. Thang đang chạy các cụ ngắt at cấp điện cho thang (tạo hiện tượng mất điện lưới), đợi thang thực hiện xong quy trình tự cứu hộ, chờ thêm 1 vài phút bật at lên. Nếu thang ko tự cứu hộ thì bộ cứu hộ có vấn đề. Cần gọi bên cung cấp thang hoặc bên cung cấp dịch vụ bảo trì đến kiểm tra, sửa chữa.
Về tuổi thọ của accu thì khoảng 2-3 năm. Cái này cũng vô cùng. Có nhiều nguyên nhân tác động đến tuổi thọ của accu.
3. Khi ngưòi bị kẹt trong cabin:
- Cấu tạo cabin: Cabin thang máy có cấu tạo kín để bảo vệ người nhưng vẫn đủ các khe hở, khe thoáng để không khí có thể lưu thông nên các cụ yên tâm không bao giờ chết ngạt trong cabin đâu. Ngoài ra khi mất điện, bộ cứu hộ vẫn cấp điện cho đèn và quạt trong cabin.
Cabin có khe thoáng quạt trên nóc (có loại có, có loại không), lam gió dưới chân (có loại có, có loại ko), nhưng chắc chắn cửa cabin nào cũng có khe hở với đố cửa, với sill cửa nên vẫn có không khí lưu thông ra ngoài.
Tuy nhiên khi mấy điện, các cụ hơi hồi hộp, có thể đông người nên cảm giác ngột ngạt và khó thở, nhưng chắc chắn ko thiếu oxy đến mức nguy hiểm đâu ạ.
Còn công tác cứu hộ khi thang bị kẹt thì e hẹn 1 bài khác nói rõ hơn. Nó liên quan đến rất nhiều nguyên lý hoạt động, thao tác tring từng trường họp và hoàn cảnh hiện trạng thang bị kẹt nữa.
Cụ nói đúng thực tế rồi, em bên BQT cũng phải đi cùng với đội bảo trì và bên kiểm định kiểm tra định kỳ nên biết các công đoạn này, về cơ bản thì thang máy nó an toàn gần như tuyệt đối, chưa có tai nạn gây chết người khi đang vận hành ở cảc toà nhà chung cư, cao ốc văn phòng nào được ghi nhận ở ta cả, chỉ có tai nạn lao động khi công trình đang thi công thang máy, hay đang sửa chữa mà không thủ các quy định về an toàn lao động mà thôi

À em bổ sung lại sau khi google là cũng đã có vài vụ việc liên quan đến thang máy gây chết người khi đang hoạt động, tuy nhiên tất cả nhưng vụ đó đều liên quan đến việc thang máy trốn kiểm định , chất lượng lởm do cắt xén và đều không đạt kiểm định cho phép vận hành. còn thang máy nào đã có tem kiểm định và ngày kiểm định ghi trên đó đều đạt chất lượng và được cho phép hoạt động theo các quy định của nhà nước.

Mọi người không nên tạo tâm lý hoang mang bằng các phỏng đoán và bình luận không dựa trên hiểu biết thực tế để tránh tâm lý hoang mang cho những người đang sử dụng thang máy ở các chung cư, cao ốc văn phòng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bxhung

Xe buýt
Biển số
OF-369745
Ngày cấp bằng
9/6/15
Số km
780
Động cơ
260,419 Mã lực
Nơi ở
Phủ Lạng Thương
Đợt trước dịch em làm dịch vụ dọn dẹp ở trong Đà Nẵng em thì các khách sạn nhỏ đều Có hai máy phát ba pha dự phòng. Đợt đấy không mất điện nhưng em thấy thỉnh thoảng khách sạn vẫn cắt điện lưới để cho may phát hoạt động.
 

chantv

Xe hơi
Biển số
OF-185494
Ngày cấp bằng
15/3/13
Số km
191
Động cơ
335,591 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Chung cư là sản phẩm văn minh ở Việt nam. Nhưng tình hình mất điện liên tục này và thấy báo chí nói toàn thang máy bị kẹt cứng gây nguy hiểm cho người đang đi thang máy thật đáng sợ. Em đã từng bị kẹt rồi, ngộp thở lắm.
không biết các chung cư ở Việt nam có lắp thang máy tự chạy về tầng gần nhất khi mất điện và mở cửa cho mọi người thoát ra không?
Nguyên tắc hoạt động của thang máy khi có hiện tượng bất thường:
1- Khi sự cố mất điện: Sẽ chuyển sang chạy nguồn UPS và buồng thang sẽ di chuyển đến tầng gần nhất và mỏ cửa ra và không hoạt động đến khi có điện trở lại.
2- Khi bị hỏa hoạn: Tín hiệu báo cháy gửi đến va kích hoạt thang thì buồng thang di chuyển đến tầng 1 mở cử và dừng hoạt động, nó sẽ hoạt động trở lại khi tín hiệu báo cháy được giải trừ.
* Bị kẹt thang có thể do các nguyên nhân sau:
- Để giảm chi phí, chủ đầu tư không trang bị hệ thống UPS cho thang.
- Trong quá trình bảo bì không kiểm tra bảo dưỡng hệ thống ACCU - UPS.
* Khi xảy ra kẹt trong thang các bạn xử lý như sau: Bình tĩnh, không hoảng loạn, dùng đồng xu hoặc vật cứng mang theo đưa vào khe hở giữa 2 cánh cửa để tạo thêm lượng không khí trao đổi trong buồng thang, gọi cứu hộ. tuyệt đối không trèo lên nóc thoát ra ( chỉ những người am hiểu thì mới thực hiện), Không cạy phá của sẽ gây nguy hiểm và việc cứu hộ sẽ lâu hơn.
 

chantv

Xe hơi
Biển số
OF-185494
Ngày cấp bằng
15/3/13
Số km
191
Động cơ
335,591 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Nguyên tắc hoạt động của thang máy khi có hiện tượng bất thường:
1- Khi sự cố mất điện: Sẽ chuyển sang chạy nguồn UPS và buồng thang sẽ di chuyển đến tầng gần nhất và mỏ cửa ra và không hoạt động đến khi có điện trở lại.
2- Khi bị hỏa hoạn: Tín hiệu báo cháy gửi đến va kích hoạt thang thì buồng thang di chuyển đến tầng 1 mở cử và dừng hoạt động, nó sẽ hoạt động trở lại khi tín hiệu báo cháy được giải trừ.
* Bị kẹt thang có thể do các nguyên nhân sau:
- Để giảm chi phí, chủ đầu tư không trang bị hệ thống UPS cho thang.
- Trong quá trình bảo bì không kiểm tra bảo dưỡng hệ thống ACCU - UPS.
* Khi xảy ra kẹt trong thang các bạn xử lý như sau: Bình tĩnh, không hoảng loạn, dùng đồng xu hoặc vật cứng mang theo đưa vào khe hở giữa 2 cánh cửa để tạo thêm lượng không khí trao đổi trong buồng thang, gọi cứu hộ. tuyệt đối không trèo lên nóc thoát ra ( chỉ những người am hiểu thì mới thực hiện), Không cạy phá của sẽ gây nguy hiểm và việc cứu hộ sẽ lâu hơn.
 

chantv

Xe hơi
Biển số
OF-185494
Ngày cấp bằng
15/3/13
Số km
191
Động cơ
335,591 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Note:( chỉ những người am hiểu thì mới thực hiện) và tham gia cứu hộ
 

chantv

Xe hơi
Biển số
OF-185494
Ngày cấp bằng
15/3/13
Số km
191
Động cơ
335,591 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Theo như được biết: Ông CĐT, Bảo trì, Kiểm định cùng làm xong hạng mục nào thì tick vào rồi ký biên bản. Như ở ta có thấy bao giờ đâu?
 

chantv

Xe hơi
Biển số
OF-185494
Ngày cấp bằng
15/3/13
Số km
191
Động cơ
335,591 Mã lực
Nơi ở
Ha noi
Bình tĩnh vẫn là số 1, còn chức năng- nhiệm vụ đối với nó dần sẽ được giải quyết thôi các nước Tân tiến dùng thang từ rồi mà mình vẫn còn hiện tượng này(:|#:-s
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top