Cứ bình tĩnh thôi, hoảng loạn vừa ảnh hưởng thần kinh vừa thêm thiếu oxy, làm theo các bước sẽ ổn thôiTrộm vía, em chưa bao giờ bị kẹt trong thang máy. Không biết lúc đó mọi người sẽ phản ứng như nào?
Cứ bình tĩnh thôi, hoảng loạn vừa ảnh hưởng thần kinh vừa thêm thiếu oxy, làm theo các bước sẽ ổn thôiTrộm vía, em chưa bao giờ bị kẹt trong thang máy. Không biết lúc đó mọi người sẽ phản ứng như nào?
Đâu phải ai cũng được trải nghiệm cảm giác đó đâu cụ nhỉ. E cũng nghĩ là các nhà sản xuất họ cũng có tính toán và giải pháp cho trường hợp này rồi cụ nhỉ.Cứ bình tĩnh thôi, hoảng loạn vừa ảnh hưởng thần kinh vừa thêm thiếu oxy, làm theo các bước sẽ ổn thôi
Về nguyên tắc: Khi nhà cầp hàng(Thang máy…) phải hướng dẫn sử dụng… nhưng ở ta lờ đi hết, đến khi nước đến chân thì ôi ko nói nữa, hixĐâu phải ai cũng được trải nghiệm cảm giác đó đâu cụ nhỉ. E cũng nghĩ là các nhà sản xuất họ cũng có tính toán và giải pháp cho trường hợp này rồi cụ nhỉ.
Công tác cứu hộ thì nếu là thang có phòng máy thì cứ lên phòng máy, lấy cái quay tay để đưa thang về tầng gần nhất. Xong rồi mở cửa thang ra thôi. Vụ mở cửa thang thì có thể dùng cái khoá tam giác của quản trị chung cư hoặc tiện nhất là lấy cái thước kẻ hay thanh dẹp nào đấy gạt ngang chốt trên cửa thang máy là mở được. Người trong thang máy đàng hoàng bước ra ngoài,Em có chút kiến thức chia sẻ với các cụ để hiểu rõ khi gặp trường hợp thang máy mất điện.
1. Cứu hộ tự động khi thang máy mất điện: Có 3 phương án cứu hộ tự động (CHTĐ) khi thang máy (TM)
- Dùng máy phát điện: Bắt buộc phải có đối với chung cư, khách sạn, tòa nhà văn phòng... Nói chung là các các công trình công cộng... Nguyên lý thì các cụ chắc thừa biết. Độ trễ quy trình chuyển sang máy phát tầm 60s. Sau 60s thang sẽ hoạt động trở lại.
- ARD (thiết bị cứu hộ tự động): Thường sử dụng cho nhà dân hoặc các công trình công cộng quy mô nhỏ. Nguyên lý thì chỉ cấp điện cho tủ điều khiển. Tủ mở phanh hãm động cơ, khi đó thang ( và cả đối trọng) sẽ tự trôi từ từ theo trọng lực bên nào nặng hơn.
Cái này lại nói thêm về tải trọng cabin: Tải trọng đối trọng sẽ tương ứng với tự trọng cabin + tải trọng cabin/2. Ví dụ: thang máy nhà các cụ là loại 450kg thì tổng khối lượng đối trọng sẽ = tự trọng cabin + 450kg/2. Cụ thể hơn: tự trong cabin là toàn bộ cabin và các thiết bị liên quan được treo trên cáp tải phía cabin (khung gióng, sàn cabin, vách cabin, đầu cửa, cánh cửa, ...). Đối với thang 450kg tự trọng cabin sẽ khoảng 600kg-800kg, tùy diện tích, kiểu kết cấu cabin và vật liệu cấu thành cabin. Khi đó nhà sản xuất sẽ cấp khoảng 1000kg đối trọng cho cây thang 450kg.
Khi thang máy mất điện lưới. Khi đó cabin và số người (vật) trong cabin nặng hơn thì cabin trôi xuối, đối trọng nâng lên và ngược lại. Tủ điện vẫn được cấp điện nên các cảm biến dừng tầng vẫn hoạt động. Thang sẽ trôi qua cảm biến và nhận biết đã đến điểm dừng tầng gần nhất. Mở cửa để người ra. Thường nói bằng tầng nhưng thực ra cabin sẽ cao hoặc thấp hơn tầng 1, 2cm các cụ nhé. Vì độ chính xác khi cabin bò về bằng tầng không cao.
Đến đây lại có 1 điểm rất quan trọng các cụ lưu ý: Cơ bản khi thang mở cửa (cứu hộ) xong sẽ đóng cửa. Ngiều người chưa trải qua hoặc chưa biết là mất điện mà thang lại dừng ko đúng tầng mình cần đến sẽ ở nguyên trong thang. Cửa đóng lại thì coi như bị khóa trong thang. Cơ chế này có thể thay đổi và cài đặt sao cho khi thang mở cửa thì giữ cửa không đóng lại. Các cây thang bên e cung cấp đều chuyển chế độ này.
Bộ ARD này sử dụng accu để lưu và cấp điện.
- UPS (bộ lưu điện): Tương tự bộ ARD nhưng thường công suất nhỏ hơn. Chủ yếu sử dụng cho nhà dân, thang gia đình.
Bộ lưu điện cũng sử dụng accu.
2. Kiểm định, quy trình bảo trì, kiểm tra định kỳ: Tất cả các thang máy tải khách, thang máy gia đình, gọi chung là thang máy có chở người đều bắt buộc có tính năng này. Khi kiểm định nếu chưa có thì ko cấp quyết đinh, tem kiểm định.
Khi bảo trì nôin dung này luôn được kiểm tra. Việc kiểm tra còn có tác dụng xả accu kéo dài tuổi thọ của accu. Viẹc kiểm tra này cũng đơn giản, chủ nhà cũng có thể tự thực hiện. Các cụ gọi thang chạy ko có người. Thang đang chạy các cụ ngắt at cấp điện cho thang (tạo hiện tượng mất điện lưới), đợi thang thực hiện xong quy trình tự cứu hộ, chờ thêm 1 vài phút bật at lên. Nếu thang ko tự cứu hộ thì bộ cứu hộ có vấn đề. Cần gọi bên cung cấp thang hoặc bên cung cấp dịch vụ bảo trì đến kiểm tra, sửa chữa.
Về tuổi thọ của accu thì khoảng 2-3 năm. Cái này cũng vô cùng. Có nhiều nguyên nhân tác động đến tuổi thọ của accu.
3. Khi ngưòi bị kẹt trong cabin:
- Cấu tạo cabin: Cabin thang máy có cấu tạo kín để bảo vệ người nhưng vẫn đủ các khe hở, khe thoáng để không khí có thể lưu thông nên các cụ yên tâm không bao giờ chết ngạt trong cabin đâu. Ngoài ra khi mất điện, bộ cứu hộ vẫn cấp điện cho đèn và quạt trong cabin.
Cabin có khe thoáng quạt trên nóc (có loại có, có loại không), lam gió dưới chân (có loại có, có loại ko), nhưng chắc chắn cửa cabin nào cũng có khe hở với đố cửa, với sill cửa nên vẫn có không khí lưu thông ra ngoài.
Tuy nhiên khi mấy điện, các cụ hơi hồi hộp, có thể đông người nên cảm giác ngột ngạt và khó thở, nhưng chắc chắn ko thiếu oxy đến mức nguy hiểm đâu ạ.
Còn công tác cứu hộ khi thang bị kẹt thì e hẹn 1 bài khác nói rõ hơn. Nó liên quan đến rất nhiều nguyên lý hoạt động, thao tác tring từng trường họp và hoàn cảnh hiện trạng thang bị kẹt nữa.
Đang mò mở cửa được rồi mà Thang nó trôi tiếp thì khác gì máy chémCông tác cứu hộ thì nếu là thang có phòng máy thì cứ lên phòng máy, lấy cái quay tay để đưa thang về tầng gần nhất. Xong rồi mở cửa thang ra thôi. Vụ mở cửa thang thì có thể dùng cái khoá tam giác của quản trị chung cư hoặc tiện nhất là lấy cái thước kẻ hay thanh dẹp nào đấy gạt ngang chốt trên cửa thang máy là mở được. Người trong thang máy đàng hoàng bước ra ngoài,
Có điều lạ là không hiểu trường lớp ở đâu đào tạo, mà mấy ông cứu hộ PCCC nhà mình hiếm khi dùng phương pháp có trong sách giáo khoa này, mà lại thích đưa cưa máy rồi búa tạ vào phá cửa thang máy để lôi khách kẹt trong thang máy ra, thậm chí ngay cả khi buồng thang đang lơ lửng giữa 2 tầng.
Còn vụ mất điện, thang tự động hồi về tầng gần nhất thì có trong TCVN 6395, cái này dịch nguyên bản từ tiêu chuẩn Anh - EU (BS EN 81) rồi. Mấy chục năm nay nội dung về cơ bản vẫn thế thôi. Mình lắp thang máy, chỉ cần cầm cái bộ UPS lắp cho máy tính để bàn là chạy được rồi. Khổ cái, cục UPS đấy dùng ac quy axit chì nên vài năm mà ko dùng hay bảo dưỡng, thay mới thì nó tạch thôi.
bạn đã bao giờ lắp thang máy chưa ạ? Nó trôi bằng cách nào ạ?Đang mò mở của được rồi mà Thang nó trôi tiếp thì khác gì máy chém
Phải phân loại cứu hộ ra bạn nhé:Công tác cứu hộ thì nếu là thang có phòng máy thì cứ lên phòng máy, lấy cái quay tay để đưa thang về tầng gần nhất. Xong rồi mở cửa thang ra thôi. Vụ mở cửa thang thì có thể dùng cái khoá tam giác của quản trị chung cư hoặc tiện nhất là lấy cái thước kẻ hay thanh dẹp nào đấy gạt ngang chốt trên cửa thang máy là mở được. Người trong thang máy đàng hoàng bước ra ngoài,
Có điều lạ là không hiểu trường lớp ở đâu đào tạo, mà mấy ông cứu hộ PCCC nhà mình hiếm khi dùng phương pháp có trong sách giáo khoa này, mà lại thích đưa cưa máy rồi búa tạ vào phá cửa thang máy để lôi khách kẹt trong thang máy ra, thậm chí ngay cả khi buồng thang đang lơ lửng giữa 2 tầng.
Còn vụ mất điện, thang tự động hồi về tầng gần nhất thì có trong TCVN 6395, cái này dịch nguyên bản từ tiêu chuẩn Anh - EU (BS EN 81) rồi. Mấy chục năm nay nội dung về cơ bản vẫn thế thôi. Mình lắp thang máy, chỉ cần cầm cái bộ UPS lắp cho máy tính để bàn là chạy được rồi. Khổ cái, cục UPS đấy dùng ac quy axit chì nên vài năm mà ko dùng hay bảo dưỡng, thay mới thì nó tạch thôi.
Cụ nói thế này thì BQT, công ty vận hành , BQL thành ra bọn ăn hại hết. Thang máy vận chuyển người cũng được định nghĩa là nguồn nguy hiểm cao độ và bắt buộc phải kiểm định 6 tháng 1 lần với tháng máy hoạt động trên 10 năm, phải có chứng nhận kiểm định và phải dán kết quả/thời gian kiểm định vào trong thang máy.
Các lỗi thường gặp chủ yếu là accu bị tụt nguồn hoặc không giữ được nguồn, thang máy về khôg đúng vị trí các tầng - cao hơn hay thấp hơn so với mặt sàn các tầng do sensor nhận tầng lỗi phải thay mới, accu đến mỗi kỳ kiểm định đều phải test lại , nếu pass thì mới qua được các hạng mục kiểm tra theo chu kỳ kiểm định. ( em làm BQT chung cư phụ trách bảo trì và vận hành nên làm việc với bên kiểm định thường xuyên) Tất cả các thang máy đều có bộ hồ sơ kiểm định, tài liệu KT của nhà SX, biên bản kiểm định gần nhất lưu tại các VP BQL, một bản cho BQT.
Máy phát điện phục vụ toà nhà, chung cư cũng phải kiểm định về an toàn phòng chống cháy nổ, máy phát điện từ khi chạy đến khi đạt công xuất hoà lưới thì thời gian chờ trên 45 giây để đạt công xuất tối đa, thời gian này thì đủ để các bộ lưu điện trong thang máy kich hoạt và tiếp tục vận hành theo kịch bản bị mất điện, tuy nhiên sau khi hoà lưới toà nhà từ máy phát điện qua tủ ATS thì hệ thống thang máy vẫn hoạt động bình thường qua máy phát điện cho đến khi có lại điện lưới.
Đứt cáp của thang máy về cơ bản không ảnh hưởng gì ngoài tâm lý lo sợ thôi vì hệ thống cáp được thiết kế từ 6 sợi trở lên, xác xuất để đứt cả 6 sợi cùng lúc là dưới 1/1.000.000, đơn giản vì quá tải trọng cho phép thì thang máy nó không vận hành cho đến khi đuổi bớt người ra để không vượt quá tải trọng ( >= 1000 kgs). Ngay cả khi cố tình vận chuyện hàng hoá vượt trọng lượng cho phép của thang dành cho vận chuyển hàng ( ví dụ gấp 5 lần ), xảy ra đứt cáp thì các bộ gốc hãm nó sẽ kích hoạt và khoá chặt thang vào các thanh rails trên khung thang , cùng lắm chỉ hỏng thang và phải sửa lại chứ không gây thiệt hại người, cái này thì em cũng xem trên phim chứ trên thực tế chưa từng chứng kiến.
Về an toàn khi sản xuất thang máy thì nhà SX đã tính hết cả rồi, những yêu cầu kỹ thuật cơ bản đều phải đạt tiêu chí các TCVN 6396-28:2013, 6395-2008, 6396-1998 ,và 5896-1995 từ lúc thi công đến lúc vận hành
Option cho thang máy dù có cắt xén bớt các module thì vẫn phải đạt các yêu cầu về mặt kiểm định kỹ thuật do nhà nước ban hành, xảy ra sự cố thiệt hại về người là chuyện liên quan luật pháp rồi, không thằng CĐT, BQL và thằng kiểm định viên nào dám làm bậy cả.
Ý tưởng này em cũng nghĩ đến, chawc k khó thực hiện mà nhỉ. Như xe ba bét nhè ngày trc còn vừa như kiểu xem đạp lúc hết xăng màHay có cái tời để..quay tay?
Đợt này mất điện diện rộng có khi lại nảy ra việc rà soát lại tc thang máy, có khi UPS lại nằm top 1 trong dự án rút ruột đại cương ấy nhỉChắc có máy PĐ dự phòng hoặc UPS.
[
Ý tưởng này em cũng nghĩ đến, chawc k khó thực hiện mà nhỉ. Như xe ba bét nhè ngày trc còn vừa như kiểu xem đạp lúc hết xăng mà
Đợt này mất điện diện rộng có khi lại nảy ra việc rà soát lại tc thang máy, có khi UPS lại nằm top 1 trong dự án rút ruột đại cương ấy nhỉ
không phải ăn hại đâu trong nguyên tắc và sổ sách có hết đấy nhưng họ cứ ỉm đi thôiKiểm định cũng chỉ là mất tiền đi mua cái tem.
Ở VN thì không xảy ra sự cố gây chết người không lên báo chí thì chúng nó cứ cười với nhau thôi. Em nghĩ chẳng ăn hại hết nhưng phần lớn là ăn hại thôi ạ. Không giám sát chặt là làm láo ngay.
Mục 2 em từng biết rõ, cứu hộ như mứt, loay hoay thế nào nhả phanh mà ko kiểm soát được tời... đối trọng nó kéo vù 1 phát bật tung cả nóc hố thang...gãy đùi lên báo 5,6 năm về trước đấy ạ (cụ trong ngành có khi rõ ca nay ) . Đã đến mức cứu hộ dạng manual rồi mà ko có nghề thì bằng phá.Phải phân loại cứu hộ ra bạn nhé:
1. UPS & ACCU ok nếu không chuyển 2.
2. Nhân viên cứu hộ trực tiếp ( nhân viên vận hành tòa nhà) : lên tầng máy dùng tay quay về tầng rồi thao tác mở cửa. lưu ý khi thao tác nên có 02 người: một người thao tác phanh, một người quay, còn một người kiêm 2 động tác phải khỏe và cẩn thận từng động tác. không được chuyển 3.
3. Phá cửa cứu người.
Đúng vậy, không những hỏng phanh mà người trong cabin thang cũng nguy hiểmMục 2 em từng biết rõ, cứu hộ như mứt, loay hoay thế nào nhả phanh mà ko kiểm soát được tời... đối trọng nó kéo vù 1 phát bật tung cả nóc hố thang...gãy đùi lên báo 5,6 năm về trước đấy ạ (cụ trong ngành có khi rõ ca nay ) . Đã đến mức cứu hộ dạng manual rồi mà ko có nghề thì bằng phá.
Không rõ, nhưng chắc chắn hỏng phanh hãm và người muốn cứu hộ trong cabin chắc cũng sứt đầu mẻ tránMục 2 em từng biết rõ, cứu hộ như mứt, loay hoay thế nào nhả phanh mà ko kiểm soát được tời... đối trọng nó kéo vù 1 phát bật tung cả nóc hố thang...gãy đùi lên báo 5,6 năm về trước đấy ạ (cụ trong ngành có khi rõ ca nay ) . Đã đến mức cứu hộ dạng manual rồi mà ko có nghề thì bằng phá.
Cụ ơi! Bộ UPS phải chạy được động cơ thấp nhất cho nhà cao phải 3 kW chứ cái ở máy tình thì nó bốc khói ngay tắp lự.Công tác cứu hộ thì nếu là thang có phòng máy thì cứ lên phòng máy, lấy cái quay tay để đưa thang về tầng gần nhất. Xong rồi mở cửa thang ra thôi. Vụ mở cửa thang thì có thể dùng cái khoá tam giác của quản trị chung cư hoặc tiện nhất là lấy cái thước kẻ hay thanh dẹp nào đấy gạt ngang chốt trên cửa thang máy là mở được. Người trong thang máy đàng hoàng bước ra ngoài,
Có điều lạ là không hiểu trường lớp ở đâu đào tạo, mà mấy ông cứu hộ PCCC nhà mình hiếm khi dùng phương pháp có trong sách giáo khoa này, mà lại thích đưa cưa máy rồi búa tạ vào phá cửa thang máy để lôi khách kẹt trong thang máy ra, thậm chí ngay cả khi buồng thang đang lơ lửng giữa 2 tầng.
Còn vụ mất điện, thang tự động hồi về tầng gần nhất thì có trong TCVN 6395, cái này dịch nguyên bản từ tiêu chuẩn Anh - EU (BS EN 81) rồi. Mấy chục năm nay nội dung về cơ bản vẫn thế thôi. Mình lắp thang máy, chỉ cần cầm cái bộ UPS lắp cho máy tính để bàn là chạy được rồi. Khổ cái, cục UPS đấy dùng ac quy axit chì nên vài năm mà ko dùng hay bảo dưỡng, thay mới thì nó tạch thôi.
Cụ ơi! Bộ UPS phải chạy được động cơ thấp nhất cho nhà cao phải 3 kW chứ cái ở máy tình thì nó bốc khói ngay tắp lự.
Lạy cụ! Có rảnh cụ ra hỏi chỗ bán phế liệu bảo bán cho tôi bộ ups thang máy xác cũng được xem nó như làoUPS là cấp điện cho phần điều khiển và cái phanh thôi. Chứ không phải chạy động cơ. Khi mất điện, sự lên/xuống của thang đến tầng gần nhất là do chính trọng lượng của cabin/đối trọng chứ không phải do động cơ.
Nôm na khi mất điện thì phần điều khiển và cơ cấu điều khiển phanh dùng điện từ UPS để bẩu mày nhả phanh ra cho thang nó tự chạy, kệ mệ nó chạy chiều nào, phía cabin nặng thì rơi xuống, bên đối trọng nặng thì đối trọng rơi nghĩa là cabin đi lên lên, bao giờ cabin nó chạy cửa gần nhất chạm vào cơ cấu thì đóng phanh cho nó dừng lai, và mở cửa ra.