Đã hơn 1 lần em đăng đàn trên này nói về vấn đề trầm cảm, nhất là ở thanh thiếu niên, trẻ dậy thì bởi vid các trẻ ở lứa tuổi này có nhu cầu rất lớn để được tự khẳng định mình, được chia sẻ, giải quyết những bất an ở những bước chập chững đầu đời.
Em cũng xin một lần nữa nhắc nhở các cụ là trầm cảm là vấn đề có thật, và vẫn luôn hiện hữu ở những anh em bạn bè, họ hàng con cháu xung quanh chúng ta, chứ không phải xa vời vợi chỉ trên TV mới nghe thấy.
Các cụ thường nghĩ, tại sao có thể đi tới quyết định kết thúc cuộc đời được, điều này khokng thể có,.... Nhưng về mặt bản chất, những người bin trầm cảm hoj không suy nghĩ hay vận hành giống như người bình thường.
Ở những bệnh nhân trầm cảm, thường trong đầu họ luôn tồn tại hai (hoặc nhiều) luồng suy nghĩ đối chọi gay gắt lẫn nhau, giữa một bên là luồng suy nghĩ bảo vệ cơ thể, và một bên là luồng suy nghĩ tiêu cực, tuyệt vọng, tự đổ lỗi cho bản thân và thường đưa đến những quyết định rất rất đáng tiếc.
Đây là một phản ứng tự nhiên của não bộ, khi mà những bất ổn, những nhu cầu được chia sẻ, chăm sóc, thoả mãn về mặt tinh thần không được đáp ứng.
Yêu-không được yêu, giỏi giang - hèn kém, thất bại - tự tin, đáng sống - không đáng sống, ......
Các luồng suy nghĩ đối chọi này không phải nhất thời, không phải chỉ trong 1 thời gian ngắn mà luôn tồn tại 24/24, 7 ngày trên tuần, diễn tiến qua nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, gây nên sự khổ sở, rút kiệt, làm hao mòn đến kiệt quệ tinh thần của người bệnh. Và khi ở trong trạng thái kiệt quệ kéo dài, chỉ cần trong 1 giây lát, vài chục giây đến vài phút bốc đồng đủ khiến họ lựa chọn.
Rất nhiều những bệnh nhân trầm cảm, ở giai đoạn nặng của bệnh, thì họ khai báo các triệu chứng ảo giác, xuất hiện những luồng âm thanh khuyến khích, thúc đẩy họ kết thúc cuộc đời để thoát khỏi cái trạng thái kiệt quệ tinh thần đó.
Quyết định tự kết thúc cuộc đời là một quyết định trọng đại, nhưng ở bệnh nhân trầm cảm, họ chỉ tốn 1 giây để đi đến quyết định đó.
Hơn ai hết, em mong là các cụ, luôn có một ánh mắt để ý một chút đến con em, bạn hữu, gia đình của mình. Một sự chia sẻ, thâud hiểu, cảm thông rất có thể đã là một lời nói thay đổi một đời người.