- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 56,469
- Động cơ
- 1,138,525 Mã lực
Về đến nơi ở, tôi liền đọc tiểu sử của Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc (người yêu nước) là một trong hàng chục tên, mà ông ta mang trong suốt cuộc đời sôi nổi, trước khi trở thành Hồ Chí Minh (Hồ lãnh tụ sáng suốt). Sanh năm 1890 ở làng Kim Liên, trong vùng thuộc phía Bắc Trung kỳ, gọi là Thanh Nghệ Tĩnh, vốn là ổ của cách mạng, sự học của ông ta khá sơ sài: bốn năm học Quốc Học Huế, ông ta đã thâu nhận được một nền học vấn hỗn hợp Pháp và Nho học. Sau đó học thêm ba năm trường Kỹ nghệ Thực hành ở Sài Gòn. Với hành trang yếu ớt ấy, năm 1911 ông ta lăn mình vào cuộc chinh phục thế giới. Làm phụ bếp cho một chiếe tàu biển của hãng Chargeurs Réunis, tàu này thường đỗ ở các bến thuộc Á châu, Phi châu, Âu châu và Mỹ châu. Sau thế chiến thứ nhất, ông sống ở Luân Đôn, rồi sang Paris. Tại đây, người ta bắt đầu nhắc đến tên ông. Năm 1919, ông đệ trình một luận án theo tinh thần 14 điểm, trong hội nghị ở Versailles, được Tổng thống Wilson chấp nhận, đòi hỏi cho nước Việt Nam được mọi quyền tự do cần thiết.
Thế rồi, trong thời gian ấy, xuất hiện trong tờ báo Le Paria (Kẻ cùng khổ) những bài tố cáo tội ác của chính sách thực dân, ở Phi châu cũng như ở Á châu. Ông ta là tác giả tờ truyền đơn nẩy lửa, nhan đề “Bản án chính sách thuộc địa Pháp”.
Năm 1920, ông gia nhập đ.ảng Cộng sản, đảng này có đề cập đến vấn đề dân tộc thuộc địa. Thế là ông được cử sang Moscou. Sau một thời gian huấn luyện ngắn, ông trở thành cán bộ của đ.ảng Cộng sản Quốc tế (Komintem), cơ quan được Lenin trao phó gieo rắc chủ nghĩa cộng sản, và tạo nhân cách mạng ở mọi nơi trên khắp thế giới do Moscou điều khiển. Được cử sang Viễn Đông, và vùng Đông Nam Á châu, từ năm 1924, ông hoạt động ở Quảng Châu (Canton), làm phụ tá cho Borodine, như là Cố vấn trong tòa Đại sứ Sô viết cạnh Quốc dân đảng Trung Hoa, và là lãnh tụ, sáng lập viên trường Võ bị Hoàng Phố (Whampoa).
Thế rồi, trong thời gian ấy, xuất hiện trong tờ báo Le Paria (Kẻ cùng khổ) những bài tố cáo tội ác của chính sách thực dân, ở Phi châu cũng như ở Á châu. Ông ta là tác giả tờ truyền đơn nẩy lửa, nhan đề “Bản án chính sách thuộc địa Pháp”.
Năm 1920, ông gia nhập đ.ảng Cộng sản, đảng này có đề cập đến vấn đề dân tộc thuộc địa. Thế là ông được cử sang Moscou. Sau một thời gian huấn luyện ngắn, ông trở thành cán bộ của đ.ảng Cộng sản Quốc tế (Komintem), cơ quan được Lenin trao phó gieo rắc chủ nghĩa cộng sản, và tạo nhân cách mạng ở mọi nơi trên khắp thế giới do Moscou điều khiển. Được cử sang Viễn Đông, và vùng Đông Nam Á châu, từ năm 1924, ông hoạt động ở Quảng Châu (Canton), làm phụ tá cho Borodine, như là Cố vấn trong tòa Đại sứ Sô viết cạnh Quốc dân đảng Trung Hoa, và là lãnh tụ, sáng lập viên trường Võ bị Hoàng Phố (Whampoa).
Chỉnh sửa cuối: