- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 56,454
- Động cơ
- 1,138,198 Mã lực
Ngày 22 tháng 8 (1945), tôi tiếp viên Thiếu tá Nhật chỉ huy quân cảnh bị trong thành phố. Ông ta cho biết, theo chỉ thị của bộ Tư lệnh Đồng minh, ông ta đã có những biện pháp để giữ an ninh cho hoàng thành và cho hoàng tộc. Đã đặt các chướng ngại vật ở trước cầu Clemenceau (cầu Trường Tiền) và các cổng ra vào hoàng cung. Tôi chống lại ngay quyết định này:
- Tôi từ chối nhất định sự bảo vệ của ông. Tôi yêu cầu ông hãy hủy bỏ ngay hệ thống phòng thủ này của ông. Tôi không muốn một đội quân ngoại quốc nào làm đổ máu dân tộc tôi.
Để chắc chắn lệnh tôi được tuân hành, tôi cho gửi cho viên Đại tá một văn thư có đóng dấu quốc tỉ của tôi, yêu cầu ông ta phải bãi bỏ lệnh giữ an ninh ở ngoài thành nội.
Đối với viên võ quan giữ hoàng cung, cũng lo ngại những sự tập họp này nọ, tôi ra lệnh phải bỏ ngỏ các cửa thành, như thường nhật.
Một buổi chiều, một thanh niên được tôi tuyển chọn làm phụ giáo cho Thái tử Bảo Long, đến gặp tôi. Với tất cả sự nài nỉ, gần như khẩn cầu, anh ta năn nỉ xin tôi rời bỏ hoàng cung để tạm lánh ra Lăng. Sự lo ngại của anh ta là thành thật, hay đó chỉ là một lời khích động? Tôi chẳng bao giờ hiểu được.
Trái lại, tôi đã thuộc lòng lịch sử nước Pháp, để có thể quên được bài học Varennes (1) hay lời tuyên bố kiêu ngạo của Danton (2) “Không ai mang tổ quốc lên đế giày của mình”. Không, tôi không đi đâu, tôi biết rằng có thể tin vào sự khôn ngoan và trung thành của dân tộc của mình.
Chú thích:
(1) Bài học Varennes, nghĩa là vua Louis XVI, bỏ chạy, thì bị bắt ở thị xã Varennes, khi muốn trốn ra ngoại quốc, và bị giết.
(2) Danton là nhà cách mạng Pháp bị Robespierre đưa lên đoạn đầu đài. Cả hai đều là nạn nhân của thời cách mạng Pháp, thế kỷ 18.
- Tôi từ chối nhất định sự bảo vệ của ông. Tôi yêu cầu ông hãy hủy bỏ ngay hệ thống phòng thủ này của ông. Tôi không muốn một đội quân ngoại quốc nào làm đổ máu dân tộc tôi.
Để chắc chắn lệnh tôi được tuân hành, tôi cho gửi cho viên Đại tá một văn thư có đóng dấu quốc tỉ của tôi, yêu cầu ông ta phải bãi bỏ lệnh giữ an ninh ở ngoài thành nội.
Đối với viên võ quan giữ hoàng cung, cũng lo ngại những sự tập họp này nọ, tôi ra lệnh phải bỏ ngỏ các cửa thành, như thường nhật.
Một buổi chiều, một thanh niên được tôi tuyển chọn làm phụ giáo cho Thái tử Bảo Long, đến gặp tôi. Với tất cả sự nài nỉ, gần như khẩn cầu, anh ta năn nỉ xin tôi rời bỏ hoàng cung để tạm lánh ra Lăng. Sự lo ngại của anh ta là thành thật, hay đó chỉ là một lời khích động? Tôi chẳng bao giờ hiểu được.
Trái lại, tôi đã thuộc lòng lịch sử nước Pháp, để có thể quên được bài học Varennes (1) hay lời tuyên bố kiêu ngạo của Danton (2) “Không ai mang tổ quốc lên đế giày của mình”. Không, tôi không đi đâu, tôi biết rằng có thể tin vào sự khôn ngoan và trung thành của dân tộc của mình.
Chú thích:
(1) Bài học Varennes, nghĩa là vua Louis XVI, bỏ chạy, thì bị bắt ở thị xã Varennes, khi muốn trốn ra ngoại quốc, và bị giết.
(2) Danton là nhà cách mạng Pháp bị Robespierre đưa lên đoạn đầu đài. Cả hai đều là nạn nhân của thời cách mạng Pháp, thế kỷ 18.
Chỉnh sửa cuối: