(1) Số cá nhân siêu giàu (không học đại học)/tổng số cá nhân không học đại học (trên 18 tuổi) + tổng số cá nhân học đại học (trên 18 tuổi).
(2) Số cá nhân siêu giàu (học đại học)/tổng số cá nhân không học đại học (trên 18 tuổi) + tổng số cá nhân học đại học (trên 18 tuổi).
Nếu (1) > (2) thì lập luận không cần học đại học là đúng (và ngược lại, nếu (1) < (2) thì lập luận không cần học đại học là không đúng).
----------------
Mẫu số của (1) và (2) bằng nhau, cho nên chỉ cần so sánh tử số của (1) và (2).
Hiển nhiên tử số của (2) lớn (1), cho nên (2) > (1), nghĩa là lập luận không cần học đại học là không đúng.
Từ thớt chứng khoán chú biết và quý cháu bởi sự thông minh, tự tin. Tuy nhiên kiến thức là vô bờ nên 17 năm đèn sách cũng không thể nói là mình đã hiểu tất cả, chú thấy cách lập luận của cháu nó không thuyết phục vì số liệu thống kê số người giàu phần nhiều dựa trên tài sản ở các công ty niêm yết, có rất nhiều đế chế là các công ty gia đình cháu không thể biết được tài sản của họ. Thêm nữa chủ đề đang bàn không phải là học đại học sẽ giàu hay nghèo nên lôi tài sản ra để đánh giá thì chưa phải phương pháp toàn diện.
Theo quan điểm của chú, cái sự học nó “thiên hình vạn trạng” nhưng nếu lấy hai khái niệm chính để xét là: văn hóa và kiến thức thì những người học đại học sẽ có trình độ kiến thức đại học, trình độ văn hóa chưa xét vì bài thi tốt nghiệp cũng như quá trình đào tạo chỉ sát hạch về kiến thức chứ không về văn hóa. Tiếp theo người tốt nghiệp lớp 12 sẽ có trình độ kiến thức lớp 12 và trình độ văn hóa cũng chưa xét.
Thông thường trình độ kiến thức sẽ hỗ trợ nhiều cho khả năng làm kinh tế, làm việc. Trình độ văn hóa sẽ giúp nhiều cho việc được tôn trọng, giao tiếp. Nếu có cả 2 thì xác xuất thành công rất cao. Thông thường môi trường học đường đại học sẽ giúp con người ta bồi đắp được thêm nhiều về văn hóa, nhưng vì không chính thức đào tạo và có sát hạch nên cái này phụ thuộc nhiều vào yếu tố gia đình và khả năng tự tiếp thu.
Dài dòng một chút trở về thời phong kiến, không cần biết anh học ai, danh sư hay tự học, kỳ thi mở ra anh đỗ thì được làm quan, thành người thành đạt, được công nhận. Kỳ thi khoa bảng này nó không tương ứng với kỳ thi đại học thời nay, vì tốt nghiệp hàng đầu trường danh giá cũng không mặc nhiên là có chức có quyền nhưng nếu xét theo cái ý thành danh thành đạt, thì không cần biết anh có học đại học hay không, anh thành công, thành danh, được tôn trọng, thì anh hơn những người chưa đạt được những thứ đó, kể cả người đó có bằng tiến sĩ giáo sư đi nữa.
Bàn tiếp về khái niệm kiến thức và văn hóa (ở đây hiểu là đạo đức, đạo lý, ứng xử, tư cách.., cái này trong bài viết cứ tạm phân loại là A, B, C..), người có trình độ kiến thức 12 có trình độ văn hóa A, trong 5 năm ra xã hội sớm, tự trang bị cho mình kiến thức còn thiếu để trở thành trình độ đại học, ở trường hợp còn lại, người có trình độ kiến thức đại học, cũng tự bồi bổ cho mình trình độ văn hóa loại A, thì đến khi đó cả hai sẽ bằng nhau (nếu tạm coi các vấn đề về tư chất, địa vị là như nhau). Vậy nên ý kiến của chủ topic là không sai, có thể nó sổ toẹt 5 năm vất vả của nhiều người nên bị ném đá hơi nhiều (có một số thái độ khá thiếu văn hóa). Thực tế chú gặp, anh A tốt nghiệp lớp 12, đi làm, thời gian còn lại tìm hiểu tự học về computer, viết phần mềm bán trên Apple store, anh B học đại học chuyên nghành cũng viết phầm mềm bán trên đó, nhưng anh A có thu nhập tốt hơn, do vào nghề sớm và chỉ tập trung nghiên cứu vào việc mình làm.
Tóm lại lấy một cá nhân thành công bất kể phe này hay phe kia thì đều là phiến diện, sắt nhỏ ta làm đinh, sắt lớn ta làm búa, chỉ làm toàn búa không có đinh thì búa cũng vô dụng, có tố chất thì học càng cao càng tốt, không có thì đi làm càng sớm càng tốt, cứ thành nhân là quý rồi.