- Biển số
- OF-482763
- Ngày cấp bằng
- 8/1/17
- Số km
- 32
- Động cơ
- 194,750 Mã lực
- Tuổi
- 61
Có nhiều cách kiếm tiền, không nhất thiết phải học đại học. Học đại học là đầu tư cho tương lai. Trường đại học không dạy cách làm giàu nhưng dạy cho phương pháp tư duy, dạy phương pháp giải quyết vấn đề, v.v... Đồng ý là nhiều trường đại học dạy còn chưa tốt nhưng từ kiến thức cơ bản đó mỗi người phải học thêm từ nhiều nguồn khác. Từ cuộc đời, từ bạn bè. Nhưng nếu không được học bài bản thì những thứ học được chỉ là vụn vặt, chắp vá.
Học đại học ở Việt Nam, phần kiến thức ít giá trị nhất là mấy môn học MLN. Tuy nhiên nó cũng chẳng phải không có tác dụng, triết học dạy cho chúng ta nhân sinh quan, thế giới quan, về các quy luật của cuộc sống (ví dụ lượng đổi thì chất đổi). Người ta học 4 năm thì có được nền tảng vững chắc để làm hành trang vào đời (với điều kiện học nghiêm túc, không tính bọn "xác sống giảng đường"). Mình học 4 năm mà không được gì là thất bại rồi. Hai lần học đại cương không biết có hiểu được các quy luật của cuộc sống mà môn triết học đem lại không? Học đại học giúp con người thay đổi về chất đấy. Nếu không thay đổi được thì cũng là thất bại. Không ai nói học đại học xong là không phải học nữa. Một trong những tiêu chuẩn đánh giá trường đại học là phải dạy cho sinh viên tinh thần học tập suốt đời.
Đang còn trẻ mà bỏ học đi kiếm tiền tức là đã tập trung vào ngắn hạn. Nghề nào rồi cũng đến lúc suy thoái và bão hòa (chu kỳ của 1 sản phẩm gồm 4 giai đoạn: giới thiệu - tăng trưởng - bão hòa-suy thoái). Nếu đầu tư như chủ thớt mà ngon ăn thì sẽ nhiều người nhảy vào. Cung vượt quá cầu thì giá thuê phòng sẽ giảm. Thằng thuê lại còn có lãi thì chủ sẽ tự làm để ăn cả. Khi bão hòa, giá thuê giảm, không có lãi thì chủ thớt sẽ làm gì? Lại tìm việc mới à? Việc gì? Dù có nhiều tiền thì chủ thớt cũng không bao giờ có được cái mà người học đại học tử tế có. Cuộc sống không chỉ cần có tiền mà còn nhiều thứ khác nữa.
Mình copy trên mạng một chuyện vui nói về một cách kiếm tiền và giá trị của học thức.
Một nhóm cướp xông vào một nhà băng, một tên cướp hét lên: "Tất cả đứng im, nên nhớ tiền của ngân hàng, còn mạng sống là của chúng mày! Biết điều thì nằm xuống". Mọi người trong ngân hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống. Điều này được gọi là: "Cách thức khai tâm - Thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn".
Một cô nhân viên nằm trên bàn trong tư thế khêu gợi, một tên cướp hét lên: "Nằm cho tử tế, bọn tao đến để cướp chứ không đến để hiếp dâm!". Điều này được gọi là "Hành xử chuyên nghiệp - Chỉ tập trung cho công việc".
Sau khi cướp được tiền, trên đường chạy trốn, một tên cướp trẻ hơn (có bằng MBA) nói với tên cướp già (chỉ tốt nghiệp phổ thông): "Đại ca, có phải đếm xem chúng ta cướp được bao nhiêu?". Tên cướp già gằn giọng: "Mày ngu lắm, bao nhiêu tiền, đếm thế nào được? Đợi đi, tối nay TV sẽ nói chúng ta cướp được bao nhiêu!". Điều này được gọi là: "Kinh nghiệm - Ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn sách vở".
Sau khi băng cướp rời khỏi, giám đốc chi nhánh định gọi báo cảnh sát. Kế toán trưởng vội vã chạy đến, thì thầm vào tai ngài: "Đợi đã, ngài hãy báo thêm số tiền 5 triệu chúng ta biển thủ vào trong số tiền bị cướp". Điều này được gọi là: "Bơi theo dòng nước - Chuyển đổi những tình huống bất lợi trở thành thuận lợi".
Giám đốc bank nói: "Hay, vậy thì cứ mỗi tháng mong có một vụ cướp!". Điều này được gọi là: "Hãy loại bỏ những điều khó chịu - Hạnh phúc là điều quan trọng nhất".
Ngày hôm sau, TV đưa tin 100 triệu đã bị cướp khỏi nhà băng. Bọn cướp đếm đi đếm lại thì chỉ có 20 triệu. Chúng rất giận dữ: "Chúng ta mạo hiểm mạng sống của mình chỉ để lấy 20 triệu, bọn có học chỉ ngồi chơi mà cướp được những 80 triệu. Đúng là học hành, có bằng cấp thì mới được ngồi cái ghế đấy, cướp tiền siêu đẳng hơn chúng ta!". Điều này giải thích tại sao: "Kiến thức thì giá trị như vàng".
P/s: Truyện phịa nhưng thực tế còn kinh khủng hơn. Cướp nghìn tỷ đi tù có khi còn ít hơn cướp 3 con vịt. Giá trị của sự học nằm ở đó.
Học đại học ở Việt Nam, phần kiến thức ít giá trị nhất là mấy môn học MLN. Tuy nhiên nó cũng chẳng phải không có tác dụng, triết học dạy cho chúng ta nhân sinh quan, thế giới quan, về các quy luật của cuộc sống (ví dụ lượng đổi thì chất đổi). Người ta học 4 năm thì có được nền tảng vững chắc để làm hành trang vào đời (với điều kiện học nghiêm túc, không tính bọn "xác sống giảng đường"). Mình học 4 năm mà không được gì là thất bại rồi. Hai lần học đại cương không biết có hiểu được các quy luật của cuộc sống mà môn triết học đem lại không? Học đại học giúp con người thay đổi về chất đấy. Nếu không thay đổi được thì cũng là thất bại. Không ai nói học đại học xong là không phải học nữa. Một trong những tiêu chuẩn đánh giá trường đại học là phải dạy cho sinh viên tinh thần học tập suốt đời.
Đang còn trẻ mà bỏ học đi kiếm tiền tức là đã tập trung vào ngắn hạn. Nghề nào rồi cũng đến lúc suy thoái và bão hòa (chu kỳ của 1 sản phẩm gồm 4 giai đoạn: giới thiệu - tăng trưởng - bão hòa-suy thoái). Nếu đầu tư như chủ thớt mà ngon ăn thì sẽ nhiều người nhảy vào. Cung vượt quá cầu thì giá thuê phòng sẽ giảm. Thằng thuê lại còn có lãi thì chủ sẽ tự làm để ăn cả. Khi bão hòa, giá thuê giảm, không có lãi thì chủ thớt sẽ làm gì? Lại tìm việc mới à? Việc gì? Dù có nhiều tiền thì chủ thớt cũng không bao giờ có được cái mà người học đại học tử tế có. Cuộc sống không chỉ cần có tiền mà còn nhiều thứ khác nữa.
Mình copy trên mạng một chuyện vui nói về một cách kiếm tiền và giá trị của học thức.
Một nhóm cướp xông vào một nhà băng, một tên cướp hét lên: "Tất cả đứng im, nên nhớ tiền của ngân hàng, còn mạng sống là của chúng mày! Biết điều thì nằm xuống". Mọi người trong ngân hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống. Điều này được gọi là: "Cách thức khai tâm - Thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn".
Một cô nhân viên nằm trên bàn trong tư thế khêu gợi, một tên cướp hét lên: "Nằm cho tử tế, bọn tao đến để cướp chứ không đến để hiếp dâm!". Điều này được gọi là "Hành xử chuyên nghiệp - Chỉ tập trung cho công việc".
Sau khi cướp được tiền, trên đường chạy trốn, một tên cướp trẻ hơn (có bằng MBA) nói với tên cướp già (chỉ tốt nghiệp phổ thông): "Đại ca, có phải đếm xem chúng ta cướp được bao nhiêu?". Tên cướp già gằn giọng: "Mày ngu lắm, bao nhiêu tiền, đếm thế nào được? Đợi đi, tối nay TV sẽ nói chúng ta cướp được bao nhiêu!". Điều này được gọi là: "Kinh nghiệm - Ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn sách vở".
Sau khi băng cướp rời khỏi, giám đốc chi nhánh định gọi báo cảnh sát. Kế toán trưởng vội vã chạy đến, thì thầm vào tai ngài: "Đợi đã, ngài hãy báo thêm số tiền 5 triệu chúng ta biển thủ vào trong số tiền bị cướp". Điều này được gọi là: "Bơi theo dòng nước - Chuyển đổi những tình huống bất lợi trở thành thuận lợi".
Giám đốc bank nói: "Hay, vậy thì cứ mỗi tháng mong có một vụ cướp!". Điều này được gọi là: "Hãy loại bỏ những điều khó chịu - Hạnh phúc là điều quan trọng nhất".
Ngày hôm sau, TV đưa tin 100 triệu đã bị cướp khỏi nhà băng. Bọn cướp đếm đi đếm lại thì chỉ có 20 triệu. Chúng rất giận dữ: "Chúng ta mạo hiểm mạng sống của mình chỉ để lấy 20 triệu, bọn có học chỉ ngồi chơi mà cướp được những 80 triệu. Đúng là học hành, có bằng cấp thì mới được ngồi cái ghế đấy, cướp tiền siêu đẳng hơn chúng ta!". Điều này giải thích tại sao: "Kiến thức thì giá trị như vàng".
P/s: Truyện phịa nhưng thực tế còn kinh khủng hơn. Cướp nghìn tỷ đi tù có khi còn ít hơn cướp 3 con vịt. Giá trị của sự học nằm ở đó.
Chỉnh sửa cuối: