Thông tin này cụ đưa ra chưa chuẩn xác!
Trong giai đoạn như cụ nói là 10 trường hợp trên gần 12 triệu liều Infanrix.
Trong khi đó
theo báo Lao động "Chỉ từ tháng 11.2012 đến tháng 3.2013, đã có hơn 10 trẻ bị phản ứng nặng sau tiêm vắcxin 5 trong 1 Quinvaxem, trong đó có 7 bé tử vong".
Như vậy:
- Infanrix: 12 tháng, 10 tử vong, 12 triệu liều.
- Quinvaxem: 5 tháng, 7 tử vong, 2-3 triệu liều (12 tháng là 4,5 triệu liều).
Ở đây chỉ là hai giai đoạn tăng đột biến, đáng lẽ ra nó không được sử dụng để đánh giá toàn diện mức độ an toàn của một loại văc-xin nhưng thấy cụ trích cái đột biến này nên em phải sử dụng thông tin tương tự (vì so sánh phải dựa trên cùng một cơ sở hoặc ít nhất là tương đương). Nhưng tốt nhất là không nên sử dụng thông tin giật gân như thế này.
Số liều và số ca SD sau khi tiêm Infanrix qua các thời kỳ.
Em lại dẫn lại thông tin từ báo Lao động.
Quinvaxem
Theo thống kê ở Việt Nam là 0,69/1 triệu liều (tỉ lệ nặng) và 0,17/1 triệu liều (tỉ lệ tử vong).
(Em không rõ con số thống kê này đã mới và chính xác chưa nhưng tỉ lệ tử vong của Infanrix là 0,8/ 1 triệu, sau khi tính toán các yếu tố tử vong do tự nhiên. Từ đó suy ra, con số thống kê của báo Lao động này dẫn ra cũng có vấn đề. Tỉ lệ tử vong do Quinvaxem ít nhất cũng phải là 2-2,6/ 1 triệu tức là gấp khoảng 3 lần Infanrix).
Nhưng trong mấy tháng qua, có 7 trẻ tử vong, giới chuyên môn vẫn khẳng định một cách khó hiểu “tỉ lệ tai biến nằm trong ngưỡng cho phép là 1/1 triệu mũi tiêm”. Tức là, với tổng số 4,5 triệu liều vắcxin/năm chỉ được phép có tối đa 1 bé tử vong và tối đa là 4 ca nặng. Vậy với số trẻ tử vong đang cao gấp nhiều lần như thế này, vẫn có thể coi là tỉ lệ tai biến được chấp nhận sao?