- Biển số
- OF-343490
- Ngày cấp bằng
- 19/11/14
- Số km
- 1,084
- Động cơ
- 280,295 Mã lực
E đã đọc Trảm long của Hồng Trần_ một cách dẫn dắt phong thủy theo lối tiểu thuyết ly kỳ. Có một câu chuyện tác giả dẫn dắt tới cách cục " trăng rọi minh đường thành sát cục" đó là ánh trăng đêm rằm phản xạ vào mặt nước soi thẳng lên bài vị tổ tiên 1 dòng họ trong từ đường. Và đêm đó, trai tráng dòng họ đó cầm dao tự giết nhau.Em chém theo cách nhìn cá nhân nên có thể sai lầm, mong các cụ chỉ giáo.
Phong thuỷ người Tàu du nhập vào VN và ảnh hưởng khá sâu rộng, nhưng trước đó, người Việt đã biết đúc rút rất nhiều kinh nghiệm từ thực tế cuộc sống trong việc kiến tạo không gian sống của mình.
Ví dụ như thành ngữ "trước cau, sau chuối" của cụ Greeno phía trên. Cây cau ngoài việc cung cấp sản phẩm cho món thết đãi trong mọi công việc thì nó như 1 cây đồng hồ để người nông dân tính toán làm đồng hay phơi thóc rạ nhờ bóng đổ của nó trước sân. Cây chuối lá to, vòng đời ngắn, ít sâu bọ thì trồng sau nhà ngăn gió Đông Bắc và nắng chói phía Tây(nhiều cây cho bóng mát và cản nắng, nhưng chỉ cây chuối không gây hỏng mái ngói hay mái rạ). Nhà hướng Đông, hướng Nam hay Đông Nam để đón nhận ánh nắng mặt trời buổi sớm xua tan ẩm thấp của vùng nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, nhà nông thôn xưa còn có tấm Dại làm bằng tre trên thềm nhà như 1 bình phong ngăn mưa, bão dông phía Đông...mọi thứ sinh ra đều xuất phát từ kinh nghiệm thục tế.
Thế rồi sách người Tàu sang với các cách cục bố trí nơi ở như: Thuỷ diện- nghênh dương; Tiền lộ - hậu sơn - tả hữu điền...nhưng cũng khá tương đồng với văn hoá Việt vì nó hợp với thực tế. Trước nhà có hồ nước, đón ánh mặt trời là hợp lý, tuy vậy, có 1 option được coi là rất độc địa là "gương soi chậu máu" là trường hợp ánh nắng chiếu xiên phản xạ vào nhà bởi các chùm sánh sáng nhảy nhót chiếu vào nhà. Vậy nhà có Thuỷ Diện mà rơi vào cách này thì cái tốt có lấn át được cái xấu không?