1. Ai là “thủ phạm”
Phần lớn các cụ đều quy kết cơ quan BHXH là “thủ phạm” trong mọi vấn đề gây hại cho quyền lợi của người lao động.
Cơ quan BHXH có làm ra luật không? Chắc chắn là không.
Người lao động có nộp BHXH hàng tháng không? Chắc chắn là có, trừ ngoéo vào lương luôn.
Vậy thủ phạm gây ra những rắc rối về BHXH là ai, các cụ luận ra rồi chứ.
Hàng trăm nghìn DN phá sản, gây biết bao hệ luỵ cho người lao động và chính sách an sinh xã hội.
Người lao động là nạn nhân, cơ quan BHXH là nạn nhân. Vậy nhiều người cố tình che giấu thủ phạm thật sự.
Ví dụ, một doanh nghiệp kê khai với cơ quan BHXH 100đ BHXH, nhưng kê khai với cơ quan thuế 200đ BHXH. Khi bị phát hiện thì các cụ có bỏ qua không. Nếu các khoản Nhà nước thu được hạch toán vào 1 tài khoản quốc gia, thì số liệu chênh lệch trên được hạch toán vào đâu.
Các cụ thử gúc xem ai là kẻ đang nợ BHXH và lương hưu của người lao động.
2. Hồi tố
Nguyên tắc là thời điểm nào thì áp dụng văn bản PL hiệu lực thời điểm đó, TUY NHIÊN trường hợp cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân thì dù các hành động đã diễn ra trong quá khứ trước khi có pháp luật điều chỉnh thì vẫn có thể áp dụng pháp luật hiện hành. Đó là HỒI TỐ.
Không thể lấy lý do nếu 1 mình tôi về hưu trước ngày xyz thì tôi thế này thế nọ thiệt hơn ngày xyz+1.