[Funland] Bàn tay đen - Bi kịch SAM-3

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,676
Động cơ
1,131,070 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
SAM-3 bắn B-52 tốt. Cho dù về tầm và độ cao hiệu quả không bằng SAM-2, nhưng vùng hỏa lực của SAM-3 thừa sức vít cổ B-52.
Đó, cái mà em hỏi chính là chỗ đỏ đỏ

Sam 3 GOA bắn B52 thừa sức, nhưng đám lều báo la liếm đang rên rỉ là nếu có Sam 3 về thì đánh tốt hơn, trúng hơn, thắng hơn Sam 2

Điều này là lập lờ đánh tráo khái niệm. Có Sam 3 thì lưới lửa phòng không thêm vững chắc, B52 có thể rơi nhiều hơn, nhưng nếu nói Sam 3 là nhân tố quyết định để rồi tiếc nuối, mong chờ hậm hực thì không phải. Sam 2 làm tốt việc nó được giao


KLQ: Dạo này không thấy Lão huynh phọt ảnh cho anh em Vệ phủ - Quân sử quán nữa nhệ
 

Triumf

Xe tăng
Biển số
OF-20256
Ngày cấp bằng
22/8/08
Số km
1,351
Động cơ
-484 Mã lực
Thì rõ là hiện tại, VN theo hướng này mà.
Khú khú, SAM-2 đang chuẩn bị loại biên hàng loạt. 5 năm nữa thôi là tên lửa phòng không Việt Nam sẽ lột xác. Hàng xuất xứ ở đâu thì em không được phép nói, chỉ biết cả "nhà trồng được" lẫn nhập nguyên bộ.
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,352
Động cơ
667,808 Mã lực
Mỹ nó thôi đánh mình rồi.
Tàu với Cam hoàn toàn có thể đàm phán được.
Ông Duẩn xác định đường hướng sai dẫn đến chiến tranh cả hai đầu, trong nước đói khổ.
Chính vì vậy nên sau khi ông mất phải khởi sự " Đổi Mới".
Thằng Khmer đỏ nó có buồn đàm phán đâu dù VN luôn kêu gọi nó ngồi lại đàm phán vì thằng bố nó không muốn thế. VN nhịn nó 2-3 năm trời, chịu không nổi mới bật lại...
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,357 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Thằng Khmer đỏ nó có buồn đàm phán đâu dù VN luôn kêu gọi nó ngồi lại đàm phán vì thằng bố nó không muốn thế. VN nhịn nó 2-3 năm trời, chịu không nổi mới bật lại...
Mình với TQ thuận hoà thì Cam cũng chả quấy đuợc.
Cùng lắm thì rào béng biên giới.
LX và TQ mâu thuẫn lâu rồi. Thời cụ Hồ vẫn giữ quan hệ cân bằng, đến thời ông Duẩn nghiên hết về LX mới nên nỗi.
 

Hải Hoà

Xe tăng
Biển số
OF-421517
Ngày cấp bằng
10/5/16
Số km
1,249
Động cơ
205,309 Mã lực
Tuổi
61
Nơi ở
thanh hoa
Thưa cụ ít người biết cái tóm tắt về tình hình Việt Nam mình thời kỳ đó như cụ lắm. Họ chỉ nghĩ sao mình kém vậy lãnh đạo dốt thế. Trong lũ đó cố tình k biết rất nhiều.
quách tỉnh như cụ phỏng có mấy người.
 

vietpq75hanes

Xe container
Biển số
OF-25818
Ngày cấp bằng
15/12/08
Số km
7,226
Động cơ
552,622 Mã lực
Khùng!
Chỗ bến Nứa ấy chỉ tiện cho xe ba gác, hồi đó cửa khẩu đê, đường đê rất hẹp lại nằm sát chân cầu Long Biên, nhà máy điện Yên Phụ... Để hàng chỗ đó chắc tiện cho phi công Mỹ, trượt chỗ này rơi vào chỗ khác!
Hay lại cái bài "chỗ nguy hiểm nhất là chỗ an toàn nhất" để núp?
Bến Nứa dính bom chỉ có thể là lạc từ mục tiêu cầu Long Biên và Nhà máy điện Yên Phụ thôi, vì cầu Long Biên và Nhà máy điện Yên Phụ cũng là một trong những mục tiêu quan trọng để Mỹ đánh phá.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,679
Động cơ
912,327 Mã lực
Bến Nứa dính bom chỉ có thể là lạc từ mục tiêu cầu Long Biên và Nhà máy điện Yên Phụ thôi, vì cầu Long Biên và Nhà máy điện Yên Phụ cũng là một trong những mục tiêu quan trọng để Mỹ đánh phá.
Nhà máy điện Yên Phụ có 1 tầm tường chắn bom ở ngay gần đấy, nếu để kho chỗ đó thì lĩnh đủ!
Còn đoạn chợ sau cửa khẩu bây giờ nhờ có mấy cái đập thủy điện nên mới có thể đông vui, chứ thời ấy năm nào dân ngoài bãi chả phải mang chăn màn lên mặt đê chạy lũ!
Mùa đông muốn xuống sát mép nước đi mỏi chân chưa tới, nhưng mùa nước đứng bên này đê nhìn sang bên kia đê mênh mông!
 

Kulakulu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547170
Ngày cấp bằng
23/12/17
Số km
215
Động cơ
160,690 Mã lực
Khú khú, SAM-2 đang chuẩn bị loại biên hàng loạt. 5 năm nữa thôi là tên lửa phòng không Việt Nam sẽ lột xác. Hàng xuất xứ ở đâu thì em không được phép nói, chỉ biết cả "nhà trồng được" lẫn nhập nguyên bộ.
Israel, có gì phải úp mở?
 

Kulakulu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-547170
Ngày cấp bằng
23/12/17
Số km
215
Động cơ
160,690 Mã lực
Ấn hay sao ấy chứ cụ. Hình như là Bailamos hay Mario bros gì đó???
Brahmos là tl hành trình đối đất đối hải. Mình bh chỉ thiếu tl phòng không tầm ngắn và trung thôi. Mua và chuyển giao công nghệ từ Israel là đúng rồi.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,571
Động cơ
582,404 Mã lực
Mình với TQ thuận hoà thì Cam cũng chả quấy đuợc.
Cùng lắm thì rào béng biên giới.
LX và TQ mâu thuẫn lâu rồi. Thời cụ Hồ vẫn giữ quan hệ cân bằng, đến thời ông Duẩn nghiên hết về LX mới nên nỗi.
Vấn đề là thằng TQ nó muốn duy trì VN chia cắt kiểu nam bắc triều mà ông Duân kiên quyết thống nhất nên dần xa cách rồi mâu thuẫn. Hồi đầu thì chính nhóm ông Duẩn, ông Thọ nghiêng về phía TQ hơn, vụ xét lại chống đảng thanh trừng nhóm thân LX và vô hiệu hoá tướng G. Sau TQ với LX mâu thuẫn và TQ nó bắt tay với Mỹ thì ông Duẩn chuyển hướng chống TQ, tranh thủ LX. (LX lúc này thì ông Bờ rên nhe ép cũng hạ bệ Khờ ru chốp lên nắm quyền rồi).
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Đó cũng chỉ là 1 lý do, hàng sang đường biển cũng nhiều mà.
Trước năm 1972 ta mà có A72 thì Mỹ chẳng bao giờ có "trực thăng vồ mồi" ở miền Nam!
Mà ngay cả B41 cũng về rất hạn chế, chủ yếu là B40 tầm bắn rất ngắn!
3.1971 đánh chiến dịch Đường 9 Nam Lào (Lam sơn 719) B41 vẫn chưa trang bị phổ biến, biên chế hồi đó là nằm trong trung đội hỏa lực của đại đội, chứ không như sau này là hỏa lực tiểu đội/trung đội (2-4 cây/trung đội).
Hồi bên chiến trường K, dùng súng B41 LX, đạn B41 LX; cũng có nơi xài B41 tàu, nhưng không dùng đạn B41 tàu vì chất lượng kém, hay xịt.
Bên K đánh nhau vẫn dùng B40, tuy tầm ngắn quãng 100m nhưng vẫn dùng vì nhiều lý do, trong đó là gọn nhẹ và bắn trong rừng rậm ít bị vướng hơn B41. Hồi đó cả đạn B40 và súng là hàng VN và Tàu.
 

lolotica

Xe điện
Biển số
OF-3269
Ngày cấp bằng
3/2/07
Số km
3,126
Động cơ
612,405 Mã lực
qua đoạn tóm tắt này thì mười mươi là Mỹ & VNCH thua rồi mà có cụ nào vẫn nói là Mỹ thắng lợi gì ở đây nhỉ??

có link đấy ạ nhưng cụ cứ nhìn cái kiểu của VNCH với hiệp định thì rõ nhất!
--------------------------------
  • Ngày 23 tháng 10, tại cuộc gặp thứ năm và là cuộc gặp cuối cùng tại Sài Gòn, cuối cùng Tổng thống Thiệu đã tuyên bố chính thức các đánh giá của mình: ông phản đối kịch liệt bản dự thảo 9 điểm coi đây là hiệp định hy sinh quyền lợi của Việt Nam Cộng hoà, đòi các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải rút hoàn toàn ra khỏi miền Nam Việt Nam, thiết lập vùng phi quân sự làm biên giới với miền Bắc. Ông còn coi giải pháp hội đồng hiệp thương là một hình thức chính phủ liên bang trá hình. Tổng thống Thiệu lên đài phát thanh tuyên bố bác bỏ nguyên tắc một nước Việt Nam thống nhất: "Bắc Việt Nam là Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam là Nam Việt Nam, mọi người phải chấp nhận thực tế là tồn tại hai nước Việt Nam, không bên nào được xâm lược bên nào". Nixon gửi thông điệp cho Hà Nội nói rằng do các khó khăn ở Sài Gòn, việc ký kết vào ngày 31 là không thể được và đề nghị một vòng đàm phán mới. Chuyến bay của Kissinger tới Hà Nội bị hủy bỏ.[11]
  • Ngày 25 tháng 10, báo động bởi việc Nixon rút lui khỏi ký kết và bởi phản đối của Thiệu, Hà Nội công bố tóm tắt nội dung bản dự thảo và cảnh báo về các hậu quả nghiêm trọng nếu Mỹ không ký kết vào ngày 31 tháng 10. Mục đích là để ép Mỹ giữ vững giao ước ban đầu bất kể đến Thiệu. Khi tin này đến Washington D.C. vào sáng 26 tháng 10, Kissinger lên truyền hình tuyên bố "hòa bình trong tầm tay", với mục đích đảm bảo với Hà Nội và cảnh báo Sài Gòn về mong muốn nghiêm túc của Washington về một sự dàn xếp. Chỉ 6 tiếng sau, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi điện đồng ý với một vòng đàm phán mới tại Paris.[11]
  • Ngày 2 tháng 11, Nixon tuyên bố trên truyền hình rằng bản dự thảo còn có những phần "mập mờ" "cần làm rõ trước khi ký kết bản hiệp định cuối cùng". Ông quyết định sẽ thỏa mãn mọi ngờ vực của Thiệu về vấn đề chủ quyền, và chỉ thị Kissinger tìm kiếm một nhượng bộ về khía cạnh khu phi quân sự, và nếu đạt được điều đó thì họ sẽ ép Thiệu ký. Nếu Thiệu vẫn tiếp tục từ chối thì Mỹ sẽ ký kết hiệp ước hòa bình riêng với Hà Nội.[11]
  • Ngày 20 đến 25 tháng 11, Kissinger cuối cùng cũng quay lại Paris. Hai bên đi đến được đồng thuận về ngôn ngữ khẳng định rằng khu vực phi quân sự là đường phân chia chính trị khu vực.[11]
  • Ngày 29 tháng 11, Nguyễn Phú Đức, đặc phái viên của Thiệu, bay đến Washington D.C. báo với Nixon rằng nhượng bộ của Hà Nội là không đủ. Nixon loại bỏ hầu hết các yêu cầu của Đức trong đó có cả việc rút Quân đội Nhân dân Việt Nam ra khỏi miền Nam. Nhưng Nixon vẫn chưa yên tâm về vấn đề khu phi quân sự và yêu cầu Kissinger đưa vấn đề này ra bàn lại tại Paris.[11]
  • Ngày 3 tháng 12, dự đoán về một thất bại trong đàm phán và Mỹ ném bom trở lại, Hà Nội bắt đầu sơ tán trẻ em ở thủ đô về nông thôn.[11]
  • Ngày 4 đến 13 tháng 12, đàm phán tiếp tục tại Paris suôn sẻ cho đến khi phía Mỹ một lần nữa lật lại vấn đề cốt lõi: quy chế của lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và nêu vấn đề khu phi quân sự. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phản ứng bùng nổ bằng cách thu hồi các nhượng bộ từ các buổi họp trước đó và đưa ra đòi hỏi mới, trong đó có việc lật lại vấn đề cơ bản về trao trả tù binh Mỹ. Tháng 10, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đồng ý trao trả tù binh Mỹ vô điều kiện trong vòng 60 ngày. Nay họ muốn gắn việc trao trả tù binh với việc thả hàng ngàn tù chính trị tại Nam Việt Nam - một vấn đề mà họ đã từng đồng ý dành nó cho các thương thảo cụ thể sau này giữa các bên Việt Nam. Nixon triệu hồi Kissinger về Mỹ và ngừng đàm phán.[11]
  • Ngày 14 tháng 12, Nixon gửi một tối hậu thư cho Hà Nội: trong 72 giờ đồng hồ để quay lại ký theo phương án Hoa Kỳ đề nghị, nếu không sẽ ném bom lại Bắc Việt Nam.[11]
  • Ngày 18 tháng 12, Hoa Kỳ bắt đầu cho máy bay B–52 ném bom rải thảm Hà Nội, Hải Phòng và các mục tiêu khác. Đợt ném diễn ra trong 12 ngày (18 tháng 12 đến 30 tháng 12), đó là Chiến dịch Linebacker II. Không khuất phục được Hà Nội, bị thiệt hại nặng nề cho lực lượng không quân với ít nhất 30 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 và 5 chiếc F-111 bị bắn hạ (Việt Nam cho tới nay vẫn tự hào rằng chỉ có họ mới bắn rơi B-52 Mỹ) và nhất là bị dư luận quốc tế và trong nước phản đối mạnh mẽ, chính phủ Hoa Kỳ buộc phải chấm dứt ném bom quay lại đàm phán và đồng ý ký kết Hiệp định Paris theo phương án đã ký tắt hồi tháng 10 với một vài sửa đổi nhỏ có tính kỹ thuật.
  • Ngày 22 tháng 12, Hoa Kỳ gửi công hàm yêu cầu họp lại. Ngày 26/12, Việt Nam yêu cầu Mỹ trở lại tình hình trước ngày 18/12 mới họp. Hoa Kỳ chấp nhận.
  • Ngày 8/1/1973, nối lại đàm phán lúc 11 giờ trưa tại ngôi nhà ở Gif-sur-Yvette. Lê Đức Thọ nổ phát súng đầu: “Chính các ông đã làm cho danh dự nước Mỹ bị hoen ố”. Kissinger không bào chữa hăng hái như những lần trước, chỉ thanh minh. Hai ngày sau, 10/1/1973, Kissinger thử lần chót việc đòi đối phương rút quân khỏi miền Nam nhưng thất bại. Ngày 13/1/1973, hoàn thành hiệp định trong cuộc gặp riêng lần cuối cùng.
  • Chính phủ Việt Nam Cộng hòa không tán thành hiệp định vì những nhượng bộ của Hoa Kỳ đẩy họ vào thế nguy hiểm. Nixon rất tức giận khi Nguyễn Văn Thiệu cản chân ông. Theo hồ sơ mới giải mật gần đây của phía Mỹ thì Nixon có nói: Nếu Thiệu không ký hiệp định thì sẽ "lấy đầu" ông ta (tức Thiệu). Nixon đã nói với Kissinger như sau: "Ông sẽ hiểu thế nào là sự tàn bạo nếu tên khốn kiếp đó (ce salaud) không chịu chấp nhận, ông hãy tin lời tôi". Ngày 16 tháng 1 năm 1973, Đại tướng Haig trao cho Nguyễn Văn Thiệu bức thư của Nixon, mà Kissinger gọi là "bốc lửa". Trong thư này đoạn quan trọng nhất là: "Vì vậy chúng tôi đã quyết định dứt khoát sẽ ký tắt Hiệp định ngày 23 tháng 1 năm 1973 tại Paris. Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ làm như thế một mình. Trong trường hợp đó, tôi phải giải thích công khai rằng Chính phủ của ông cản trở hoà bình. Kết quả là sự chấm dứt không tránh khỏi và lập tức của viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ - và một sự sắp xếp lại Chính quyền của ông cũng chẳng thay đổi được tình hình".[5] Trước sức ép của Mỹ, Việt Nam Cộng hòa cuối cùng phải chấp nhận ký kết hiệp định.
 

gld

Xe container
Biển số
OF-422367
Ngày cấp bằng
14/5/16
Số km
5,837
Động cơ
865,112 Mã lực
Tuổi
54
Thông tin rõ thế này mà có một hội cứ nói hay cho Mỹ nhỉ, Năm 72 thằng Khựa nó bán mình chứ k thì xương máu cũng đỡ đi nhiều. Chỉ mong giờ Việt Nam tỉnh đòn hơn, đừng nghe bất kỳ bố con thằng nào ve vãn, đồng minh đồng khói gì
 

xuantruong70t

Xe tăng
Biển số
OF-365520
Ngày cấp bằng
5/5/15
Số km
1,125
Động cơ
263,536 Mã lực
Nơi ở
0936 678 775
Khú khú, SAM-2 đang chuẩn bị loại biên hàng loạt. 5 năm nữa thôi là tên lửa phòng không Việt Nam sẽ lột xác. Hàng xuất xứ ở đâu thì em không được phép nói, chỉ biết cả "nhà trồng được" lẫn nhập nguyên bộ.
SAM 2 thì từ 1989 đã loại dần dần rồi cụ ạ.
 

uman

Xe điện
Biển số
OF-24494
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
2,136
Động cơ
524,992 Mã lực
Chuyện B52 cố ý hay không cố ý đánh vào khu dân cư các cụ trẻ bây giờ tính bài xét lại à? :P
Đánh bom cho nhụt ý chí của dân và lãnh đạo Bắc Việt là ý đồ, là mục tiêu của Mẽo khi thực hiện chiến dịch Linebacker 2. Mà cả cái chiến dịch khốn nạn ấy Nixon thực hiện cũng chỉ vì mục đích bắt ép Bắc Việt phải ký Hiệp định Paris theo các điều khoản họ sửa đổi, gần như đảo ngược hoàn toàn Hiệp định sơ bộ giữa Lê Đức Thọ và Kissinger. Vì thế mới có chuyện Lê Đức Thọ tặng bút ký cho họ Kít sau ký thỏa thuận sơ bộ xong, trước khi Mỹ định thực hiện chiến dich này, và chuyện bẻ bút khi họ gặp lại nhau :) Vì vậy, ga Hàng Cỏ, bệnh viện Bạch Mai, chứ chả cứ gì khu phố Khâm Thiên, đều là mục tiêu của bom Mỹ. Nhưng dân VN quả cũng có khác dân một số nước khác thật! :) Còn nhớ, bây giờ một số cụ có thể chửi là thế lọ thế chai, nhưng thời ấy, lứa bọn em, mấy đứa trong lớp cuối cấp già tháng thì đã vào lính (phần lớn là số vào Quảng Trị), bọn em non tháng hơn, qua đợt tuyển quân ấy thì lại trúng vụ đi học nước ngoài. Ở LX cũ, nghe đài báo bom Mỹ ném vào Khâm Thiên, tất cả bọn con trai trong đơn vị lưu học sinh bọn em mới chân ướt chân ráo "sang Tây", đều viết đơn xin về nước chiến đấu, sứ quán phải cử người về "ổn định tư tưởng".

Còn chuyện vũ khí. Vũ khí LX viện trợ cho VN toàn là loại lạc hậu, như mãi thời đầu 1970 mới sử dụng MIG21, trong đó Ai Cập, Xyria và một số nước khác đã xài MIG 23, 25. Lý do có nhiều, nhưng chủ yếu quy về 2 thứ: 1) của cho không hay gần như cho không phải là đồ "thừa", nghĩa là ít giá trị hơn thứ có thể đem bán được (ai cũng tính vậy thôi); 2) khi viện trợ cho VN, LX vẫn để ý Mỹ lườm, vì tất nhiên, đối với họ quan hệ giữa các nước lớn với nhau là quan trọng nhất. Các nước nhỏ, các cuộc xung đột không xảy ra trực tiếp trên lãnh thổ họ, chỉ là các quân bài gây sức ép, chơi nhau. Chơi thì chơi đấy, nhưng đừng chơi quá tay, hỏng mất việc lớn - đó là logic của LX như là một nước lớn. :)
 
Chỉnh sửa cuối:

uman

Xe điện
Biển số
OF-24494
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
2,136
Động cơ
524,992 Mã lực
Vấn đề là thằng TQ nó muốn duy trì VN chia cắt kiểu nam bắc triều mà ông Duân kiên quyết thống nhất nên dần xa cách rồi mâu thuẫn. Hồi đầu thì chính nhóm ông Duẩn, ông Thọ nghiêng về phía TQ hơn, vụ xét lại chống đảng thanh trừng nhóm thân LX và vô hiệu hoá tướng G. Sau TQ với LX mâu thuẫn và TQ nó bắt tay với Mỹ thì ông Duẩn chuyển hướng chống TQ, tranh thủ LX. (LX lúc này thì ông Bờ rên nhe ép cũng hạ bệ Khờ ru chốp lên nắm quyền rồi).
Ông Ba Duẩn chưa bao giờ "nghiêng về phía TQ" nhé. Cụ đọc lại mấy tâp Thư Miền Nam sẽ thấy ông Duẩn khôn khéo ra sao để cản ý đồ kìm hãm Việt nam đấu tranh thống nhất đất nước! :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top