[Funland] Bài toán vật lý khó. Cccm nào giải giiúp em vớii?

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,333
Động cơ
26,606 Mã lực
Đến thời điểm này, các nhà khoa học bắt đầu cãi nhau rằng chỉ trong vài trăm năm nữa, khái niệm sinh vật và AI sẽ bị xoá mờ.
Con người, do không còn có thể tiến hoá theo phương pháp sinh học, sẽ ngày càng sử dụng nhiều các công cụ hỗ trợ từ máy tính. Cấp thấp thì như hiện nay, cao hơn chúng ta tích hợp công cụ tìm kiếm, phân tích, xử lý... vào não người luôn. Cơ bắp nội tạng cũng được các nano robot hỗ trợ, con người thành siêu máy tính, siêu robot. Có nhà khoa học đã tuyên bố loài người hiện nay đã là một chủng mới, computer-asisted human. Cầm theo cái smart phone nhiều cụ giỏi hơn cả viện hàm lâm khoa học Anh cách đây 100 năm.

Trong khi đó, robot thông mình hơn, có thể tích hợp được các dạng sinh học để giống với người (như phim terminator). Sẽ khó mà biết thằng nào máy người, thằng nào người máy.
Cũng có thể lắm ạ. Em xem nick cụ có vẻ cụ cũng theo đạo.
Về AI hay các tiến trình tư duy theo Freud thì em thấy Freud hầu như học của Buddha. Thậm chí học không bằng vì không xác định nổi cái gì là nguồn, đằng sau, thúc đẩy động cơ tạo ra các tiến trình đó.
Thật không thể tin nổi cách đây hơn 2500 năm đã có người phát hiện ra.
 

valentino79

Xe đạp
Biển số
OF-310787
Ngày cấp bằng
7/3/14
Số km
19
Động cơ
298,390 Mã lực
Em lỡ chém gió về thuyết tương đối của em. Các cccm thông cảm em hay chém gió quen xừ nó rồi. Thế là bị đố lại như sau.

Giả sử một ông A tạm biệt Trái đất (B) và tới hành tinh C cách (B) 1 triệu năm ánh sáng.

Ông A bay trên tàu vũ trụ với gia tốc là g (như vậy trọng lực sẽ như người trái đất luôn, ông ấy đi lại thoải mái trên tàu).

Hỏi:
1. Với ông A thì mất bao nhiêu thời gian để tới hành tinh (C). Nghĩa là già bao tuổi?
2. Khi ông ấy thăm hành tình (C) xong quay lại trái đất (A) thì trái đất (A) đã trải qua bao nhiêu năm từ khi ông ấy rời đi?

Ong hết cả thủ. Không nghĩ rằng có người giải được cách đây hơn 100 năm :(

7C4F6A5C-AD50-4772-974D-344D2EC115B8.jpeg
gia tốc G ấy là v1 , 10,9 km/s nó chỉ đủ cho anh trở thành vệ tinh của trái đất thôi, lúc ấy anh bay cùng trái đất du hành quanh mặt trời với vận tốc của trái đất là 30km/s chứ làm sao mà anh ra khỏi hệ mặt trời tới các vì sao xa được, ngày xưa khi mỹ phóng voyage nó phải bay qua một loạt hành tinh để lất thêm gia tốc do hành tinh đó gây ra mới đủ vận tốc thoát khỏi hệ mặt trời, nếu anh đi với một vận tốc v3 ( là vận tốc vũ trụ cấp 3) thì anh sẽ mất 86k năm thì tới được ngôi sao gần nhất cách 4 năm ánh sáng, còn nếu là một ngôi sao cách 1 triệu năm thì anh nhân lên 250k lần v3 nữa, car đi cả về thì 500k x v3 , v càng lớn thì time càng ít, v max <c
 

jany

Xe tăng
Biển số
OF-196826
Ngày cấp bằng
1/6/13
Số km
1,219
Động cơ
340,416 Mã lực
Tàu vũ trụ sao đi với gia tốc g mãi mãi được cụ? Đi với gia tốc g tức là vận tốc sẽ tăng dần tăng mãi luôn đó.
Đi với vận tốc cố định thì được, còn gia tốc thì chỉ trên quãng đường hữu hạn.
----
Ngày trước bọn em làm đề thi, có người ra đề kiểu một thanh niên đi xe mây xuất phát ở A tới B với v ban đầu là 0, gia tốc 1m/s2, kết quả tính ra được lúc tới B anh thanh niên đang bay với vận tốc hàng ngàn km/h 😂
 

valentino79

Xe đạp
Biển số
OF-310787
Ngày cấp bằng
7/3/14
Số km
19
Động cơ
298,390 Mã lực
Tàu vũ trụ sao đi với gia tốc g mãi mãi được cụ? Đi với gia tốc g tức là vận tốc sẽ tăng dần tăng mãi luôn đó.
Đi với vận tốc cố định thì được, còn gia tốc thì chỉ trên quãng đường hữu hạn.
----
Ngày trước bọn em làm đề thi, có người ra đề kiểu một thanh niên đi xe mây xuất phát ở A tới B với v ban đầu là 0, gia tốc 1m/s2, kết quả tính ra được lúc tới B anh thanh niên đang bay với vận tốc hàng ngàn km/h 😂
gia tốc nó có thứ nguyên là m/s/s thì tức là nó theo thời gian thì đương nhiên là làm sao mà tăng mãi được, trừ khi anh cấp năng lượng vô tận cho nó bởi công thức e=mv2/2 , bình phương vạn tốc thì càng di chuyển nhanh năng lượng càng cao, và với cái động cơ xe máy thì công suất nó được mấy mã lực mà anh tính ra được mấy ngàn km/h thì thánh quá
 

hoang26

Xe tăng
Biển số
OF-460153
Ngày cấp bằng
9/10/16
Số km
1,025
Động cơ
218,003 Mã lực
Cái này cụ và cụ 5banhxe phải rõ với nhau về thế nào là sinh vật sống đã :))

Vd: liệu một com AI có phải sv sống ko mặc dù nó vẫn phải ăn năng lượng :))
trước học sinh học có nêu các đặc điểm của sinh vật sống mà. Cứ đáp ứng đủ các đặc điểm ấy thì là sinh vật sống thôi. Trong các đặc điểm đó có: Trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển, sinh sản... Con AI ăn năng lượng, thải chất thải, có thể ngày càng khôn hơn nhưng liệu có "sinh trưởng" thêm không, có "sinh sản" không?? Bọn Al, bọn robot mà đạt được đầy đủ các đặc điểm của của sinh vật sống thì bắt đầu đáng ngại đấy.
 

hoang26

Xe tăng
Biển số
OF-460153
Ngày cấp bằng
9/10/16
Số km
1,025
Động cơ
218,003 Mã lực
Cụ nói có ý đúng, rất có thể nơi nào đó trong vũ trụ họ lấy S, N, hay cái gì đó làm trung tâm, có thể sẽ không cần nước như Trái Đất. Nhưng để tạo một vũ trụ như vậy, có thể giống như Trái Đất, các biến số phải rất chính xác, chạy trong một khoảng rất hẹp, và gần như không thể có trong tự nhiên nếu không được 1 bàn tay sắp đặt.
Những hiểu biết về khoa học tự nhiên giống nhau ở mọi nơi trong vũ trụ. Nhưng sự sống liệu có giống nhau như thế?
Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc phát hiện được bất kỳ sự sống nào ngoài Trái Đất, dạng đơn giản nhất cũng đc. Nó sẽ làm mẫu để so sánh với sự sống trên Trái Đất xem cái gì là cơ bản, phổ biến, cái gì không.
 

Thích Đu Đủ

Xe điện
Biển số
OF-717283
Ngày cấp bằng
22/2/20
Số km
2,158
Động cơ
107,195 Mã lực
Tuổi
45
bay với vận tốc sao lại gia tốc đc, gia tốc chỉ lúc đầu thôi cụ
Với động cơ photon họ giả định gia tốc đc duy trì liên tục :)) nhưng chắc sẽ có ngưỡng nào đó vật chất bị phá vỡ cấu trúc :)) e nghe mang máng thế chứ ko qtam lắm.
 

Trần Gia

Xe tăng
Biển số
OF-377426
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,364
Động cơ
247,054 Mã lực
cái này cụ sẽ hiểu nếu nhìn vào công thức biến đổi lorent. Vận tốc càng nhanh thì thời gian trôi càng chậm. Đồng hồ đeo tay của ông đang ngủ ở nhà trôi nhanh hơn đồng hồ của ông đang bay trên máy bay. Nếu v=c thì thời gian dừng lại, trở thành trạng thái kỳ dị, giống như lỗ đen ấy. Em trước có dạo cả mấy năm trời hay phải đi công tác bằng máy bay. Đến cuối năm, giờ Giao Thừa năm nào đồng hồ đeo tay của mình cũng bị chậm hơn vài giây so với đồng hồ trên ti vi. Nói chung vật chất, không-thời gian cứ ở những mức cực lớn hoặc cực nhỏ cũng đều có những hiện tượng quái dị.
Thế thì đây là Vật lí cao cấp rồi :), món sơ cấp mà e còn nhớ ko áp dụng đc cụ ạ :D
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,298
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
gia tốc nó có thứ nguyên là m/s/s thì tức là nó theo thời gian thì đương nhiên là làm sao mà tăng mãi được, trừ khi anh cấp năng lượng vô tận cho nó bởi công thức e=mv2/2 , bình phương vạn tốc thì càng di chuyển nhanh năng lượng càng cao, và với cái động cơ xe máy thì công suất nó được mấy mã lực mà anh tính ra được mấy ngàn km/h thì thánh quá
Khác với du hành không gian, việc di chuyển trên mặt đất sẽ bị giới hạn bởi cái lực cản không khí, tỷ lệ với bình phương vận tốc. Gia tốc 1G tương đương rơi tự do sẽ gặp giới hạn ở terminal velocity. Với không gian, chỉ cần duy trì một lực đẩy đúng bằng trọng lực là sẽ duy trì gia tốc 1G. Tất nhiên càng gần tốc độ ánh sáng thì theo Einstein, khối lượng tăng dần, đòi hỏi lực đẩy tăng dần và tăng đến vô cùng khi tốc độ tiệm cận C.

Nếu có lực đẩy vài mã lực cho 1 con tàu nặng bằng cái xe máy thì cũng chỉ cần vài tháng là lên được 100.000km/h trong vũ trụ.
 

huhong1992

Xe tải
Biển số
OF-406999
Ngày cấp bằng
26/2/16
Số km
273
Động cơ
229,143 Mã lực
Tuổi
34
các cụ trên này cũng ham mê cái bộ môn viển vông này ghê nhỉ.
Thời trẻ con em cũng mê mẩn, mà giờ tốt nhất là xoá hết nó ra cho nhẹ đầu, chả thấy có ích lợi gì :D
 

cưỡi chổi

Xe lăn
Biển số
OF-123656
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
11,308
Động cơ
514,178 Mã lực
Nơi ở
trên cái chổi
Vâng. Coi như bắt đầu thì vận tốc = 0. Gia tốc bằng g
Nếu gia tốc bằng g liên tục thì sẽ đến thời điểm v(A) tiệm cận c. Thời gian để v(A) xấp xỉ c chắc tính được. Và khi v(A) ~ c thì coi như thời gian ngừng trôi đối với A. Vậy A chỉ già đi số tuổi tương ứng với thời gian để từ v(A) = 0 đến v(A) ~ c. Nếu thời gian này (T) + tuổi của A khi bắt đầu xuất phát mà < 120 tuổi thì hoàn toàn A có thể quay lại được trái đất mà chưa chết. Khi đó thời gian ở trái đất đã trôi qua được 2 triệu năm + T
 

zatekusen

Xe máy
Biển số
OF-341172
Ngày cấp bằng
2/11/14
Số km
52
Động cơ
274,833 Mã lực
Cái này chỉ cần áp dụng thuyết tương đối hẹp cũng chẳng có gì. Tuy nhiên đề bài thì sai rồi vì không thể duy trì gia tốc g mãi mãi được, càng gần vận tốc ánh sáng thì năng lượng cần để tạo ra gia tốc càng lớn, tiến đến vô hạn.

Đề bài chuẩn và có thể xảy ra trong giới hạn vật lý như sau: Duy trì gia tốc g đến khi đạt 99.9% vận tốc ánh sáng thì ngừng (tùy chọn 99.9% hay 99.9999% miễn là không được bằng 100%), rồi đến khi cách đích bằng đúng khoảng cách trong gia tốc trước thì quay ngược động cơ lại giảm tốc với gia tốc g, để khi đến đích thì vận tốc là 0. Sau đó quay ngược trở lại cũng y hệt.

Với đề bài như vậy thì chỉ cần vài phép tính tương đối đơn giản là xong.
 

LothaX

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-732978
Ngày cấp bằng
17/6/20
Số km
175
Động cơ
70,570 Mã lực
Tuổi
35
Em lỡ chém gió về thuyết tương đối của em. Các cccm thông cảm em hay chém gió quen xừ nó rồi. Thế là bị đố lại như sau.

Giả sử một ông A tạm biệt Trái đất (B) và tới hành tinh C cách (B) 1 triệu năm ánh sáng.

Ông A bay trên tàu vũ trụ với gia tốc là g (như vậy trọng lực sẽ như người trái đất luôn, ông ấy đi lại thoải mái trên tàu).

Hỏi:
1. Với ông A thì mất bao nhiêu thời gian để tới hành tinh (C). Nghĩa là già bao tuổi?
2. Khi ông ấy thăm hành tình (C) xong quay lại trái đất (A) thì trái đất (A) đã trải qua bao nhiêu năm từ khi ông ấy rời đi?

Ong hết cả thủ. Không nghĩ rằng có người giải được cách đây hơn 100 năm :(

7C4F6A5C-AD50-4772-974D-344D2EC115B8.jpeg
Ông ta sẽ ko về trái đất đâu. Có một cô gái khoảng 19 tuổi mặc bikini tiếp đón và chăm sóc cho ông ta khi ông ta hạ cánh. Ông thấy hạnh phúc nên ko về.

Bài toán vô nghiệm ạ.
 

MonoMe

Xe hơi
Biển số
OF-572106
Ngày cấp bằng
2/6/18
Số km
189
Động cơ
145,246 Mã lực
bài này sai bét rồi cụ ạ. nếu đi với gia tốc g thì sau một năm là tốc độ con tàu bằng tốc độ ánh sáng rồi nên sau đó còn đi với g thì là phi vật lý quá rồi, không thể có cái giả thiết đấy.
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,687
Động cơ
281,742 Mã lực
em thắc mắc ở góc độ nhiên liệu cho con tàu vũ trụ đó. Để duy trì gia tốc =g thì động cơ phải bật liên tục. Bỏ vấn đề liệu mang đi bao nhiêu nhiên liệu để đủ duy trì hành trình cả đi và về sang một bên. Em thắc mắc ở góc nhìn thời gian. Người ngoài thì thấy con tàu bay mất X năm, tương ứng là thời gian hoạt động động cơ, nhiên liệu tiêu hao. Còn ông trong tàu thì chỉ cảm nhận có Y năm, Y bé hơn X nhiều. Thế thằng nhiên liệu nó sẽ theo khung thời gian nào. Hay ông trong tàu thấy nhiên liệu hết vùn vụt, như kiểu đồng hồ công tơ điện nhà các cụ bị hack ý?
 

Thichhaihoa

Xe tải
Biển số
OF-563617
Ngày cấp bằng
10/4/18
Số km
435
Động cơ
153,376 Mã lực
Em lỡ chém gió về thuyết tương đối của em. Các cccm thông cảm em hay chém gió quen xừ nó rồi. Thế là bị đố lại như sau.

Giả sử một ông A tạm biệt Trái đất (B) và tới hành tinh C cách (B) 1 triệu năm ánh sáng.

Ông A bay trên tàu vũ trụ với gia tốc là g (như vậy trọng lực sẽ như người trái đất luôn, ông ấy đi lại thoải mái trên tàu).

Hỏi:
1. Với ông A thì mất bao nhiêu thời gian để tới hành tinh (C). Nghĩa là già bao tuổi?
2. Khi ông ấy thăm hành tình (C) xong quay lại trái đất (A) thì trái đất (A) đã trải qua bao nhiêu năm từ khi ông ấy rời đi?

Ong hết cả thủ. Không nghĩ rằng có người giải được cách đây hơn 100 năm :(

7C4F6A5C-AD50-4772-974D-344D2EC115B8.jpeg
Khi về trái đất ông phi công vẫn là ông phi công lúc ra đi,tuổi được cộng thêm vài tháng, trái đất đã qua 2 triệu năm + vài tháng
 

Thichhaihoa

Xe tải
Biển số
OF-563617
Ngày cấp bằng
10/4/18
Số km
435
Động cơ
153,376 Mã lực
Cứ cho rằng đạt đc V = C thì yếu tố thời gian vẫn tồn tại chứ cụ, e thật chưa hiểu ạ :D
Khi cụ bay với vận tốc ánh sáng thì bản thân cụ là dạng sóng rồi, thời gian ko còn ý nghĩa nữa,cụ mãi là cụ.cụ biết vậy là đủ rồi hiểu thì mệt với cái thuyết này lắm
 

buwscxucs

Xe tải
Biển số
OF-26244
Ngày cấp bằng
23/12/08
Số km
289
Động cơ
490,893 Mã lực
em thắc mắc ở góc độ nhiên liệu cho con tàu vũ trụ đó. Để duy trì gia tốc =g thì động cơ phải bật liên tục. Bỏ vấn đề liệu mang đi bao nhiêu nhiên liệu để đủ duy trì hành trình cả đi và về sang một bên. Em thắc mắc ở góc nhìn thời gian. Người ngoài thì thấy con tàu bay mất X năm, tương ứng là thời gian hoạt động động cơ, nhiên liệu tiêu hao. Còn ông trong tàu thì chỉ cảm nhận có Y năm, Y bé hơn X nhiều. Thế thằng nhiên liệu nó sẽ theo khung thời gian nào. Hay ông trong tàu thấy nhiên liệu hết vùn vụt, như kiểu đồng hồ công tơ điện nhà các cụ bị hack ý?
Câu hỏi này hay, cụ nào giải thích đi.
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,298
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
em thắc mắc ở góc độ nhiên liệu cho con tàu vũ trụ đó. Để duy trì gia tốc =g thì động cơ phải bật liên tục. Bỏ vấn đề liệu mang đi bao nhiêu nhiên liệu để đủ duy trì hành trình cả đi và về sang một bên. Em thắc mắc ở góc nhìn thời gian. Người ngoài thì thấy con tàu bay mất X năm, tương ứng là thời gian hoạt động động cơ, nhiên liệu tiêu hao. Còn ông trong tàu thì chỉ cảm nhận có Y năm, Y bé hơn X nhiều. Thế thằng nhiên liệu nó sẽ theo khung thời gian nào. Hay ông trong tàu thấy nhiên liệu hết vùn vụt, như kiểu đồng hồ công tơ điện nhà các cụ bị hack ý?
Câu hỏi này hay, cụ nào giải thích đi.
Thừa nhận giả thiết tốc độ tối đa là C thì chỉ sau 1 năm với người bên ngoài (có cụ tính chính xác là 354 ngày) thì tốc độ tàu tiệm cận C, không cần thêm lực đẩy nữa. Có thêm cũng vậy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top