[Funland] Bài toán vật lý khó. Cccm nào giải giiúp em vớii?

Trungten

Xe máy
Biển số
OF-732142
Ngày cấp bằng
10/6/20
Số km
90
Động cơ
70,440 Mã lực
Tuổi
39
Không ạ. Người ta đã dùng đồng hồ nguyên tử đo người trên mặt đất và người trên nóc toà nhà. Có sai lệch time luôn. Chẳng qua vì sai số quá nhỏ nên lấy luôn công thức của Newton cho tiện chứ không phải công thức của Newton đúng tuyệt đối.
Con không gian, thời gian dưới số đo Plank thì lại khác ạ. Cái này thì phải áp dụng cơ học lượng tử.
Nói như cụ thì chẳng tồn tại phép tính nào cả.
Em ví dụ trái đất quay quanh mặt trời nhờ lực hấp dẫn.
Nhưng ngoài mặt trời ra trái đất còn chịu lực hấp dẫn của hàng tỷ hành tinh khác. Các hành tinh khác cũng luôn chuyển động nên lực hấp dẫn luôn thay đổi.
Để tính toán đk thì cái nào quá nhỏ so với cái còn lại ta phải bỏ qua. Đâu cũng áp dụng gọi là máy móc.

Và nếu thế ngta phải có chế độ bù giờ trên máy bay để chính xác hóa tgian.
 

mongcam

Xe hơi
Biển số
OF-344091
Ngày cấp bằng
24/11/14
Số km
181
Động cơ
273,690 Mã lực
1 giả thuyết lủng củng, mớ kiến thức hỗn tạp, chả hiểu ông này đang nói cái gì.
 

Trungten

Xe máy
Biển số
OF-732142
Ngày cấp bằng
10/6/20
Số km
90
Động cơ
70,440 Mã lực
Tuổi
39
Em nghĩ cụ tính chuẩn. Em hiểu nguyên lý câu 1, còn câu 2 thì chưa nghĩ ra. Cụ trả lời nốt câu 2 của cụ chủ đi.
Em trả lời rồi đó. 2 tỷ năm lẻ ra 354 ngày. Thực ra là ít hơn 354 ngày nhưng để chính xác là bao nhiêu ngày thì phải tính nhiều quá. Ngại.
 

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,333
Động cơ
26,606 Mã lực
Nói như cụ thì chẳng tồn tại phép tính nào cả.
Em ví dụ trái đất quay quanh mặt trời nhờ lực hấp dẫn.
Nhưng ngoài mặt trời ra trái đất còn chịu lực hấp dẫn của hàng tỷ hành tinh khác. Các hành tinh khác cũng luôn chuyển động nên lực hấp dẫn luôn thay đổi.
Để tính toán đk thì cái nào quá nhỏ so với cái còn lại ta phải bỏ qua. Đâu cũng áp dụng gọi là máy móc.

Và nếu thế ngta phải có chế độ bù giờ trên máy bay để chính xác hóa tgian.
Thời gian vẫn phải chỉnh lại
Nói như cụ thì chẳng tồn tại phép tính nào cả.
Em ví dụ trái đất quay quanh mặt trời nhờ lực hấp dẫn.
Nhưng ngoài mặt trời ra trái đất còn chịu lực hấp dẫn của hàng tỷ hành tinh khác. Các hành tinh khác cũng luôn chuyển động nên lực hấp dẫn luôn thay đổi.
Để tính toán đk thì cái nào quá nhỏ so với cái còn lại ta phải bỏ qua. Đâu cũng áp dụng gọi là máy móc.

Và nếu thế ngta phải có chế độ bù giờ trên máy bay để chính xác hóa tgian.
sai số vẫn là sai số ạ. Nghĩa là nó không tuyệt đối vì nhỏ đến phần tỷ tỷ tỷ tỷ.... giây.

Năm 1962 người ta có thực nghiệm rồi ạ.
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,371
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Nói như cụ thì chẳng tồn tại phép tính nào cả.
Em ví dụ trái đất quay quanh mặt trời nhờ lực hấp dẫn.
Nhưng ngoài mặt trời ra trái đất còn chịu lực hấp dẫn của hàng tỷ hành tinh khác. Các hành tinh khác cũng luôn chuyển động nên lực hấp dẫn luôn thay đổi.
Để tính toán đk thì cái nào quá nhỏ so với cái còn lại ta phải bỏ qua. Đâu cũng áp dụng gọi là máy móc.

Và nếu thế ngta phải có chế độ bù giờ trên máy bay để chính xác hóa tgian.
Cụ đừng đùa. Nhỏ nhưng với các công cụ chính xác lại thành lớn. Các vệ tinh GPS (cách trái đất 20.000km) hiện nay đều được cài đặt để bù sự giãn nở thời gian do tốc độ vệ tinh GPS cao hơn nhiều tốc độ mặt đất. Dù chỉ bị lệch 4 micro giây mỗi ngày, kết hợp hiệu ừng hấp dẫn là thành 7 micro giây. Nếu không chỉnh, sau một ngày nó chỉ vị trí sai lệch tới... 5km. Đó mới là vệ tinh GPS thôi nhé, hãy thử nghĩ tàu vũ trụ sẽ thế nào khi nó thực hiện các cú slingshot áp dụng gravity assist mà không tính đến yếu tố giãn nở thời gian?

Lực hấp dấn các hành tinh, các thiên hà cũng phải tính đến khi tính toán quỹ đạo các hành tinh. Dù nhỏ nhưng tác dụng liên tục trong nhiều năm cũng làm đổi hướng đáng kể quỹ đạo.
 

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,333
Động cơ
26,606 Mã lực
Nói như cụ thì chẳng tồn tại phép tính nào cả.
Em ví dụ trái đất quay quanh mặt trời nhờ lực hấp dẫn.
Nhưng ngoài mặt trời ra trái đất còn chịu lực hấp dẫn của hàng tỷ hành tinh khác. Các hành tinh khác cũng luôn chuyển động nên lực hấp dẫn luôn thay đổi.
Để tính toán đk thì cái nào quá nhỏ so với cái còn lại ta phải bỏ qua. Đâu cũng áp dụng gọi là máy móc.

Và nếu thế ngta phải có chế độ bù giờ trên máy bay để chính xác hóa tgian.
Thực ra cái việc trái đất quay quanh mặt trời là lực hấp dẫn là theo newton. Nhưng khi Einstein hợp nhất lại lực quán tính và trọng lực thì trong hình học mikowski thì:

Vật có khối lượng là mặt trời làm lún không - thời gian. Và trái đất trượt trên khoảng lún đó như quán tính vậy. Nên lực quán tính với lực hấp dẫn có bản chất như nhau.
Hơi khó hình dung nhỉ?
 

Trungten

Xe máy
Biển số
OF-732142
Ngày cấp bằng
10/6/20
Số km
90
Động cơ
70,440 Mã lực
Tuổi
39
Cụ đừng đùa. Nhỏ nhưng với các công cụ chính xác lại thành lớn. Các vệ tinh GPS (cách trái đất 20.000km) hiện nay đều được cài đặt để bù sự giãn nở thời gian do tốc độ vệ tinh GPS cao hơn nhiều tốc độ mặt đất. Dù chỉ bị lệch 4 micro giây mỗi ngày, kết hợp hiệu ừng hấp dẫn là thành 7 micro giây. Nếu không chỉnh, sau một ngày nó chỉ vị trí sai lệch tới... 5km. Đó mới là vệ tinh GPS thôi nhé, hãy thử nghĩ tàu vũ trụ sẽ thế nào khi nó thực hiện các cú slingshot áp dụng gravity assist mà không tính đến yếu tố giãn nở thời gian?

Lực hấp dấn các hành tinh, các thiên hà cũng phải tính đến khi tính toán quỹ đạo các hành tinh. Dù nhỏ nhưng tác dụng liên tục trong nhiều năm cũng làm đổi hướng đáng kể quỹ đạo.
Thì em nói rõ rồi mà. Tùy ngành mà ta lựa chọn cách tính. GPS nó bay rất nhanh, lệch micro giây với quỹ đạo lên tới 20.000km thì vị trí nó lệch vài km có gì lạ đâu ak.

Em chỉ tranh luận với cụ kia là ko đem áp dụng cho người ở đỉnh tòa nhà với người ở mặt đất thôi ak.
 

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,333
Động cơ
26,606 Mã lực
Cụ đừng đùa. Nhỏ nhưng với các công cụ chính xác lại thành lớn. Các vệ tinh GPS (cách trái đất 20.000km) hiện nay đều được cài đặt để bù sự giãn nở thời gian do tốc độ vệ tinh GPS cao hơn nhiều tốc độ mặt đất. Dù chỉ bị lệch 4 micro giây mỗi ngày, kết hợp hiệu ừng hấp dẫn là thành 7 micro giây. Nếu không chỉnh, sau một ngày nó chỉ vị trí sai lệch tới... 5km. Đó mới là vệ tinh GPS thôi nhé, hãy thử nghĩ tàu vũ trụ sẽ thế nào khi nó thực hiện các cú slingshot áp dụng gravity assist mà không tính đến yếu tố giãn nở thời gian?

Lực hấp dấn các hành tinh, các thiên hà cũng phải tính đến khi tính toán quỹ đạo các hành tinh. Dù nhỏ nhưng tác dụng liên tục trong nhiều năm cũng làm đổi hướng đáng kể quỹ đạo.
Nói đâu xa như con tàu Voyager 1 nếu không cài đặt cái đó thì giờ người ta không biết nó ở đâu luôn. Nếu áp dụng công thức Newton.
 

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,333
Động cơ
26,606 Mã lực
Thì em nói rõ rồi mà. Tùy ngành mà ta lựa chọn cách tính. GPS nó bay rất nhanh, lệch micro giây với quỹ đạo lên tới 20.000km thì vị trí nó lệch vài km có gì lạ đâu ak.

Em chỉ tranh luận với cụ kia là ko đem áp dụng cho người ở đỉnh tòa nhà với người ở mặt đất thôi ak.
Em đâu có tranh luận việc áp dụng cái nào. Dung sai chấp nhận đc thì dùng cái đó thôi.
Nhưng ý em là bản chất nó có sự sai khác, dù rằng rất nhỏ chứ không phải không sai tí nào. Phải không nào.
 

Trungten

Xe máy
Biển số
OF-732142
Ngày cấp bằng
10/6/20
Số km
90
Động cơ
70,440 Mã lực
Tuổi
39
Thực ra cái việc trái đất quay quanh mặt trời là lực hấp dẫn là theo newton. Nhưng khi Einstein hợp nhất lại lực quán tính và trọng lực thì trong hình học mikowski thì:

Vật có khối lượng là mặt trời làm lún không - thời gian. Và trái đất trượt trên khoảng lún đó như quán tính vậy. Nên lực quán tính với lực hấp dẫn có bản chất như nhau.
Hơi khó hình dung nhỉ?
Giải thích theo thuyết tương đối thì lực hấp dẫn được hiểu thế này:

Trái đất quay quanh Mặt Trời, không phải là do lực hấp dẫn của Mặt Trời khiến Trái đất quay quanh nó. Mà là lực hấp dẫn của Mặt Trời tác động đủ lớn khiến cho không gian xung quanh nó bị bẻ cong. Vì thế Trái đất quay quanh Mặt Trời thì thực chất nó đang đi thẳng trong một không gian bị uốn cong.
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,903
Động cơ
204,056 Mã lực
Cụ phải tính bằng bảng khi vận tốc từ v=0 với gia tốc g thì bao nhiêu time đạt tới v=0.99c. V ở đây là so với người trái đất hay so với ông kia. Time với từng nơi biến đổi ntn tương ứng.
Với người trái đất cũng vậy.
Vậy cũng được. Chia khoảng ra mà tính: Khoảng 1 là giai đoạn tăng tốc từ 0 tới v=0.99c với gia tốc g không đổi; Khoảng 2 là chuyển động đều v=0.99c; Khoảng 3 là giảm tốc từ v=0.99c về 0 với gia tốc là -g không đổi. Khoảng 1 và 3 là bằng nhau do tính chất đối xứng. Chiều về bằng chiều đi nếu giả định 2 đầu không chuyển động tương đối với nhau.

Khoảng cách 2 thiên thể là S = 1tr năm ánh sáng. Coi chiều dài tàu là không đáng kể so với quãng đường (vì luôn luôn có thể định nghĩa vị trí của tàu bằng 1 điểm cố định trên tàu).

Đối với đồng hồ ở trái đất:
- Khoảng 1 (gia tốc): Thời gian để gia tốc từ 0 -> v là Delta_t1=v/g = 0.99c/g. Quãng đường tàu đi được là S1= v^2/(2g) = (0.99c)^2/(2g). Hàm toạ độ x=1/2 * g*t^2 (để tính cho tàu ở dưới)
- Khoảng 3 cũng giống y Khoảng 1: Delta_t3 = 0.99c/g; S3 = (0.99c)^2/(2g)
- Quãng đường Khoảng 2 là S2 = S - S1 - S3; Thời gian bay ở Khoảng 2 là Delta_t2 = S2/v = (S - S1 - S3)/v = (S - 2*(0.99c)^2/(2g))/(0.99c)
Vậy đối với đồng hồ ở trái đất thì thời gian để tàu tới đích là Delta_t1 + Delta_t2 + Delta_t3. Nhân đôi lên để có khoảng thời gian cả đi cả về.

Đối với đồng hồ đặt trên tàu:
- Khoảng 1 (gia tốc): Hàm thời gian t1_phẩy = sqrt(1-(v/c)^2)*(t - v*x/c^2) => t1_phẩy = sqrt(1 - (g*t/c)^2)*(t - g*t* 1/2 * g*t^2 /c^2) = sqrt(1 - (g*t/c)^2)* (t - 1/2 * g^2 * t^3 / c^2)
Chú ý t_phẩy là một hàm theo biến t: t1_phẩy=t1_phẩy(t)
Delta_t1_phẩy = t1_phẩy(Delta_t1) - t1_phẩy(0) = t1_phẩy(Delta_t1) (do thành phần kia bằng 0)
- Khoảng 3 cũng giống y khoảng 1: Delta_t3_phẩy = Delta_t1_phẩy
- Delta_t2_phẩy = Delta_t2 * sqrt(1-v^2/c^2)
- Tổng thời gian đồng hồ trên tàu đo được là Delta_t1_phẩy+Delta_t2_phẩy+Delta_t3_phẩy. Nhân đôi lên để có tổng thời gian trôi qua trên tàu.

Đấy, em viết phương trình vậy thôi. Còn tính thật thì cụ tự tính đi, lắp v bằng bao nhiêu cũng được luôn, không cứ là v=0.99c.
 

KatKik

Xe điện
Biển số
OF-565689
Ngày cấp bằng
23/4/18
Số km
3,842
Động cơ
186,326 Mã lực
Thời gian nóa là hằng số. Ông kia có 100 năm nên muốn vẫn sống thì thời gian đi và về phải < 100 năm. Muốn vậy thì phải rút ngắn quãng đường hoặc tăng vận tốc hoặc cả 2. E chém vậy, sai các cụ bỏ qua.
 

Khanhprosound

Xe tải
Biển số
OF-691994
Ngày cấp bằng
24/7/19
Số km
315
Động cơ
104,877 Mã lực
Website
www.facebook.com
Đọc tiêu đề đã thấy váng váng đầu rồi
 

hoang26

Xe tăng
Biển số
OF-460153
Ngày cấp bằng
9/10/16
Số km
1,025
Động cơ
218,003 Mã lực
Vũ trụ này rất ảo diệu, càng tìm hiểu sâu tới các hạt cơ bản, người ta càng phát hiện ra nhiều thứ kỳ lạ.

Chẳng hạn, vật lý lượng tử của các hạt cơ bản ko chịu tuân theo vật lý Newton.
Rồi là, chúng ta giả định thế giới tự nhiên vận hành liên tục, nhưng lại phát hiện ra thế giới hạt không liên tục.Trạng thái của hạt cơ bản khi đến một khoảng thời gian đủ nhỏ, nó không có trạng thái giữa. Ví dụ nếu một vật A ở 2 mốc thời gian X và Y khác nhau thì giữa mốc điểm đó có vô số trạng thái của vật (vị trí, vận tốc, gia tốc...), cứ việc chia nhỏ vô tận thời gian, lâu nay vật lý cố điển nghĩ thế. Tuy nhiên hạt không phải thế, số trạng thái trong 1 đơn vị thời gian của hạt là hữu hạn, và có thể mô tả nó bằng một hàm xác suất. Thế giới của chúng ta không liên tục. Giống như thế giới trong phim ảnh là 24 hình/giây, thế giới trong game là 60, 144 hay 240 hình/giây, thế giới của chúng ta cũng vậy nhưng với số hình nhiều hơn trong một giây.

Và loài người bắt đầu nghi ngờ chúng ta đang sống trong một thế giới ảo, với các quy luật do máy tính tạo ra. Người ta gần phát hiện ra một lý thuyết tổng quát mô tả cả vật lý lượng tử lẫn vật lý vĩ mô, và nó có vẻ sẽ là một... phương trình toán học. Cụ nào thích đi theo hướng này thì nên đọc về Simulation Theory: https://en.wikipedia.org/wiki/Simulation_hypothesis

Nếu tư duy theo hướng vũ trụ chúng ta là sản phẩm của toán học và mô phỏng, rất nhiều quy luật kỳ lạ có thể được giải thích dễ dàng, và chỉ cần tìm ra những phương trình hợp lý để chứng minh. Tốc độ ánh sáng có thể đơn giản chỉ là giới hạn tốc độ di chuyển thông tin trong hệ thống máy tính mô phỏng vũ trụ của chúng ta. Các hạt cơ bản chỉ là những bit thông tin trên hệ thống đó, và các vật chất là các file dữ liệu.

Người ta nhận thấy để Trái Đất có sinh vật sống, rất nhiều các thông số phải được sắp đặt chặt chẽ, dù một chút sai lạc cũng sẽ không có con người. Có những biến số chỉ sai 1 phần nghìn tỷ là Trái Đất diệt vong trước khi loài người ra đời, vậy phải chăng đã có ai đó sắp đặt các thông số đó? Biết đâu, thế giới chúng ta chỉ là một Matrix, và một trong số chúng ta sẽ là Neo.
Trái Đất và sinh vật sống thì chưa chắc lắm. Nếu 1 thông số nào đó thay đổi thì sẽ ra điều kiện khác, dẫn tới sinh vật sống theo hướng khác.
Liệu có phải bắt buộc mọi sinh vật sống trong vũ trụ đều phải hình thành từ hợp chất hữu cơ với nguyên tố Carbon là trung tâm?
 

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,333
Động cơ
26,606 Mã lực
Vậy cũng được. Chia khoảng ra mà tính: Khoảng 1 là giai đoạn tăng tốc từ 0 tới v=0.99c với gia tốc g không đổi; Khoảng 2 là chuyển động đều v=0.99c; Khoảng 3 là giảm tốc từ v=0.99c về 0 với gia tốc là -g không đổi. Khoảng 1 và 3 là bằng nhau do tính chất đối xứng. Chiều về bằng chiều đi nếu giả định 2 đầu không chuyển động tương đối với nhau.

Khoảng cách 2 thiên thể là S = 1tr năm ánh sáng. Coi chiều dài tàu là không đáng kể so với quãng đường (vì luôn luôn có thể định nghĩa vị trí của tàu bằng 1 điểm cố định trên tàu).

Đối với đồng hồ ở trái đất:
- Khoảng 1 (gia tốc): Thời gian để gia tốc từ 0 -> v là Delta_t1=v/g = 0.99c/g. Quãng đường tàu đi được là S1= v^2/(2g) = (0.99c)^2/(2g). Hàm toạ độ x=1/2 * g*t^2 (để tính cho tàu ở dưới)
- Khoảng 3 cũng giống y Khoảng 1: Delta_t3 = 0.99c/g; S3 = (0.99c)^2/(2g)
- Quãng đường Khoảng 2 là S2 = S - S1 - S3; Thời gian bay ở Khoảng 2 là Delta_t2 = S2/v = (S - S1 - S3)/v = (S - 2*(0.99c)^2/(2g))/(0.99c)
Vậy đối với đồng hồ ở trái đất thì thời gian để tàu tới đích là Delta_t1 + Delta_t2 + Delta_t3. Nhân đôi lên để có khoảng thời gian cả đi cả về.

Đối với đồng hồ đặt trên tàu:
- Khoảng 1 (gia tốc): Hàm thời gian t1_phẩy = sqrt(1-(v/c)^2)*(t - v*x/c^2) => t1_phẩy = sqrt(1 - (g*t/c)^2)*(t - g*t* 1/2 * g*t^2 /c^2) = sqrt(1 - (g*t/c)^2)* (t - 1/2 * g^2 * t^3 / c^2)
Chú ý t_phẩy là một hàm theo biến t: t1_phẩy=t1_phẩy(t)
Delta_t1_phẩy = t1_phẩy(Delta_t1) - t1_phẩy(0) = t1_phẩy(Delta_t1) (do thành phần kia bằng 0)
- Khoảng 3 cũng giống y khoảng 1: Delta_t3_phẩy = Delta_t1_phẩy
- Delta_t2_phẩy = Delta_t2 * sqrt(1-v^2/c^2)
- Tổng thời gian đồng hồ trên tàu đo được là Delta_t1_phẩy+Delta_t2_phẩy+Delta_t3_phẩy. Nhân đôi lên để có tổng thời gian trôi qua trên tàu.

Đấy, em viết phương trình vậy thôi. Còn tính thật thì cụ tự tính đi, lắp v bằng bao nhiêu cũng được luôn, không cứ là v=0.99c.
Để em ngâm cứu. Nhưng vì tốc độ biến thiên nên thời gian cũng biến thiên ở cả các hệ quy chiếu. Cho nên cái này phải dùng ma trận trên excel may ra mới giải đc.
Mời cụ một ly. Cụ cứ như dân dev ấy nhỉ? :))
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,903
Động cơ
204,056 Mã lực
Để em ngâm cứu. Nhưng vì tốc độ biến thiên nên thời gian cũng biến thiên ở cả các hệ quy chiếu. Cho nên cái này phải dùng ma trận trên excel may ra mới giải đc.
Mời cụ một ly. Cụ cứ như dân dev ấy nhỉ? :))
Không cần excel đâu cụ, thời gian biến thiên do vận tốc biến thiên em mô tả ở hàm t_phẩy(t) rồi đấy cụ.
 

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,333
Động cơ
26,606 Mã lực
Trái Đất và sinh vật sống thì chưa chắc lắm. Nếu 1 thông số nào đó thay đổi thì sẽ ra điều kiện khác, dẫn tới sinh vật sống theo hướng khác.
Liệu có phải bắt buộc mọi sinh vật sống trong vũ trụ đều phải hình thành từ hợp chất hữu cơ với nguyên tố Carbon là trung tâm?
Cái này cụ và cụ 5banhxe phải rõ với nhau về thế nào là sinh vật sống đã :))

Vd: liệu một com AI có phải sv sống ko mặc dù nó vẫn phải ăn năng lượng :))
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,371
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Trái Đất và sinh vật sống thì chưa chắc lắm. Nếu 1 thông số nào đó thay đổi thì sẽ ra điều kiện khác, dẫn tới sinh vật sống theo hướng khác.
Liệu có phải bắt buộc mọi sinh vật sống trong vũ trụ đều phải hình thành từ hợp chất hữu cơ với nguyên tố Carbon là trung tâm?
Cụ nói có ý đúng, rất có thể nơi nào đó trong vũ trụ họ lấy S, N, hay cái gì đó làm trung tâm, có thể sẽ không cần nước như Trái Đất. Nhưng để tạo một vũ trụ như vậy, có thể giống như Trái Đất, các biến số phải rất chính xác, chạy trong một khoảng rất hẹp, và gần như không thể có trong tự nhiên nếu không được 1 bàn tay sắp đặt.
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,371
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Cái này cụ và cụ 5banhxe phải rõ với nhau về thế nào là sinh vật sống đã :))

Vd: liệu một com AI có phải sv sống ko mặc dù nó vẫn phải ăn năng lượng :))
Đến thời điểm này, các nhà khoa học bắt đầu cãi nhau rằng chỉ trong vài trăm năm nữa, khái niệm sinh vật và AI sẽ bị xoá mờ.
Con người, do không còn có thể tiến hoá theo phương pháp sinh học, sẽ ngày càng sử dụng nhiều các công cụ hỗ trợ từ máy tính. Cấp thấp thì như hiện nay, cao hơn chúng ta tích hợp công cụ tìm kiếm, phân tích, xử lý... vào não người luôn. Cơ bắp nội tạng cũng được các nano robot hỗ trợ, con người thành siêu máy tính, siêu robot. Có nhà khoa học đã tuyên bố loài người hiện nay đã là một chủng mới, computer-asisted human. Cầm theo cái smart phone nhiều cụ giỏi hơn cả viện hàm lâm khoa học Anh cách đây 100 năm.

Trong khi đó, robot thông mình hơn, có thể tích hợp được các dạng sinh học để giống với người (như phim terminator). Sẽ khó mà biết thằng nào máy người, thằng nào người máy.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top