[Funland] Bài toán vật lý khó. Cccm nào giải giiúp em vớii?

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,412
Động cơ
26,606 Mã lực
Thế em mới nói bẻ cong được không - thời gian thì có thể giải quyết được bài toán.
À Việt Nam mình hồi xưa hình như có cụ du hành kiểu này rồi :D.
Không phải bẻ cong. Mà dưới góc nhìn chúng ta là thẳng mà nó là cong. Nhưng trong phi ơ cờ nhít thì nó là thẳng mà chúng ta mới là cong :D
 

Dobian

Xe buýt
Biển số
OF-728706
Ngày cấp bằng
11/5/20
Số km
756
Động cơ
80,453 Mã lực
Các cụ định viết kịch bản phim viễn tưởng à ? :))
 

Studer

Xe tăng
Biển số
OF-617889
Ngày cấp bằng
22/2/19
Số km
1,329
Động cơ
131,562 Mã lực
C chính xác là bn ko rõ, nhưng là hằng số. Tầm 300,000km/s. Đây là vận tốc không thể vượt qua được. =c thì thời gian = 0, dừng trôi.
Cụ có nhớ công thức nào diễn tả điều này ko ?
 

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,412
Động cơ
26,606 Mã lực
Hố hố, khen cụ Einstein thì mấy cụ cháu nhà mình không đủ giấy để in hết lời khen đâu. Chê thì dễ hơn, viết vài dòng là hết.
Hi hi. Thật vĩ đại. Giờ em đang tưởng tượng nếu không có các hành tinh thì liệu có không gian và thời gian hay không? ;))
 

5banhxe

Xe điện
Biển số
OF-18522
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
2,691
Động cơ
527,917 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Cứ cho rằng đạt đc V = C thì yếu tố thời gian vẫn tồn tại chứ cụ, e thật chưa hiểu ạ :D
Cụ cứ tưởng tượng khi lên tốc độ ánh sáng, mọi hạt vật chất đóng băng, vậy cho dễ hiểu. Thực ra nguyên lý của nó khác, theo đó khái niệm thời gian và tốc độ ràng buộc nhau - không như tư duy cảm nhận của con người là chúng độc lập. Điều này dễ hiểu vì xưa nay chưa bao giờ loài người đạt tới tốc độ 1/1000 tốc độ ánh sáng, giác quan con người không có cảm nhận thời gian thay đổi. Điều này cũng tương tự mặc dù trái đất quay tít thò lò tốc độ cao hơn tốc độ âm thanh nhưng con người cảm nhận là đứng yên.
 

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,412
Động cơ
26,606 Mã lực
Cụ có nhớ công thức nào diễn tả điều này ko ?
Em nhớ phép biến đổi laurent. Cái này thậm chí ra trc cả thuyết tương đối hẹp vố bỏ qua trọng lực. Laurent vốn dĩ bị định kiến bởi mặc định có ether. Einstein thì coi ether không tồn tại.
 

Homo Deus

Xe tăng
Biển số
OF-333
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
1,261
Động cơ
5,577,178 Mã lực
Nếu tàu đạt vận tốc =c thì người du hành ko già đi vì thời gian =0 nhé. Các hạt photon ánh sang ko có tuổi cho dù đến từ ngôi sao cách ta 1 tỷ năm! Đấy là nguyên tắc cơ bản của thuyết tương đối hẹp. CÒn đạt vận tốc 1/2 c thì hình như cũng mất 1 triệu năm x 1/4 (em nhớ mang máng vậy)
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,508
Động cơ
3,264,119 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không phải bẻ cong. Mà dưới góc nhìn chúng ta là thẳng mà nó là cong. Nhưng trong phi ơ cờ nhít thì nó là thẳng mà chúng ta mới là cong :D
Thì đấy, qua 2 điểm bất kỳ có thể vẽ được hơn một đường thẳng.
 

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,412
Động cơ
26,606 Mã lực
bay với vận tốc sao lại gia tốc đc, gia tốc chỉ lúc đầu thôi cụ
Cụ coi A là điểm khởi đầu. Bắt đầu là v =0. Với gia tốc =g thì sau 1 time sẽ đạt tới max speed v = c.
 

chuthoongc4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-26254
Ngày cấp bằng
23/12/08
Số km
3,295
Động cơ
512,366 Mã lực
- GIả định có đủ năng lượng để đạt tới, hoặc tiệm cận tới tốc độ ánh sáng
- Giả định đủ thức ăn trong vài năm

Với gia tốc G thì sau 30 triệu giây, tức gần 1 năm với người quan sát bên ngoài, tàu vũ trụ sẽ đạt tốc độ anh sáng.

Lúc này nó đi được khoảng nửa năm ánh sáng. Kể từ lúc này thời gian là dừng lại với thằng cha ngồi trên tàu vũ trụ, theo cụ Einstein.

Còn chừng 999.999,5 năm ánh sáng nữa mới đến đích, và khi cách đích 0,5 năm ánh sáng lại phải giảm dần tốc độ với gia tốc -1G, mất thêm 1 năm nữa với người quan sát bên ngoài. Túm lại là nó chỉ thấy thời gian trôi giai đoạn tăng tốc và giảm tốc, lúc đạt tốc độ ánh sáng vèo phát trôi qua.


Quãng thời gian 1 năm đầu với gia tốc 1G, công thức hơi bị lằng nhằng để tính ra thời gian thực thằng cha này cảm nhận vì càng gần tốc độ ánh sáng thời gian càng chậm dần. Đại loại 1 năm với người quan sát bên ngoài nhưng với thằng trên tàu vũ trụ thời gian chậm dần, tổng thực tế nó cảm nhận chỉ chừng 8 tháng. Quãng thời gian giảm tốc cũng mất 8 tháng trên tàu. Tổng là 16 tháng đến đích. Thời gian bên ngoài nhìn vào là 1 triệu lẻ 1 năm.

Túm lại:
- Với lão trên tàu mất 32 tháng cả đi lẫn về
- Với trái đất mất quan sát thấy chuyến đi mất gần 2 triệu lẻ 1 năm
Khi bay nhanh bằng hạt thì trọng lượng của vật tăng đến vô cùng. Chả hiểu nổi.
Công thức E=mc2-->m=E/c2, trong đó khi bay bằng tốc độ v=c thì phải cung cấp E là vô hạn, c là hữu hạn thì khối lượng của tàu vũ trụ là vô hạn. Mà khối lượng vô hạn thì di chuyển thế quái nào đc.
 

Studer

Xe tăng
Biển số
OF-617889
Ngày cấp bằng
22/2/19
Số km
1,329
Động cơ
131,562 Mã lực
Vâng , em ngày xưa có được học trong vật lý lượng tử phép biến đổi Laurent có trước thuyết tương đối , nhưng gần 40 năm rồi trả thầy hết , việc không gian ngưng trôi tại tốc độ ánh sáng xem ra có lý khi chúng ta quan sát ánh sáng từ các ngôi sao
 

Homo Deus

Xe tăng
Biển số
OF-333
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
1,261
Động cơ
5,577,178 Mã lực
Để đạt vận tốc gần đến vận tốc c thì cần mức năng lượng gần như vô tận, nên cũng ko nên bàn nữa! Về thuyết thương đối rộng, thì lỗ đen là 1 ví dụ điển hình: không thời gian bị trọng lực bẻ cong đến mức ko thoát nổi hố đen, khi ta nhìn vào chỗ chân trời sự kiện (event horizon) thì vật nào ở đó dường như đứng yên ko chuyển động, thời gian cũng ngừng trôi đúng nghĩa đen luôn
 

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,412
Động cơ
26,606 Mã lực
Khi bay nhanh bằng hạt thì trọng lượng của vật tăng đến vô cùng. Chả hiểu nổi.
Công thức E=mc2-->m=E/c2, trong đó khi bay bằng tốc độ v=c thì phải cung cấp E là vô hạn, c là hữu hạn thì khối lượng của tàu vũ trụ là vô hạn. Mà khối lượng vô hạn thì di chuyển thế quái nào đc.
Mặc định mà cụ. Ấy là giả sử chứ thực ra không ai tới đc v =c vì lúc đó cần năng lượng e=m= vô cùng. Mà E thì có giới hạn.?
 

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,412
Động cơ
26,606 Mã lực
Để đạt vận tốc gần đến vận tốc c thì cần mức năng lượng gần như vô tận, nên cũng ko nên bàn nữa! Về thuyết thương đối rộng, thì lỗ đen là 1 ví dụ điển hình: không thời gian bị trọng lực bẻ cong đến mức ko thoát nổi hố đen, khi ta nhìn vào chỗ chân trời sự kiện (event horizon) thì vật nào ở đó dường như đứng yên ko chuyển động, thời gian cũng ngừng trôi đúng nghĩa đen luôn
Cụ là âm binh của Chã hay sao mà có chữ “người of” thế kia? ;))
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,072
Động cơ
204,010 Mã lực
Em lỡ chém gió về thuyết tương đối của em. Các cccm thông cảm em hay chém gió quen xừ nó rồi. Thế là bị đố lại như sau.

Giả sử một ông A tạm biệt Trái đất (B) và tới hành tinh C cách (B) 1 triệu năm ánh sáng.

Ông A bay trên tàu vũ trụ với gia tốc là g (như vậy trọng lực sẽ như người trái đất luôn, ông ấy đi lại thoải mái trên tàu).

Hỏi:
1. Với ông A thì mất bao nhiêu thời gian để tới hành tinh (C). Nghĩa là già bao tuổi?
2. Khi ông ấy thăm hành tình (C) xong quay lại trái đất (A) thì trái đất (A) đã trải qua bao nhiêu năm từ khi ông ấy rời đi?

Ong hết cả thủ. Không nghĩ rằng có người giải được cách đây hơn 100 năm :(

7C4F6A5C-AD50-4772-974D-344D2EC115B8.jpeg
Tàu vũ trụ không thể cứ thế có gia tốc là g được. Khi vận tốc tăng lên -> khối lượng tàu tăng -> vận tốc chỉ tiệm cận dần với c thôi không tăng lên được nữa.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,042
Động cơ
588,575 Mã lực
Cao siêu quá! Quay về với cụ newton đi!
 

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,412
Động cơ
26,606 Mã lực
Tàu vũ trụ không thể cứ thế có gia tốc là g được. Khi vận tốc tăng lên -> khối lượng tàu tăng -> vận tốc chỉ tiệm cận dần với c thôi không tăng lên được nữa.
Đây là giả sử mà lão.
 

Trungten

Xe máy
Biển số
OF-732142
Ngày cấp bằng
10/6/20
Số km
90
Động cơ
70,440 Mã lực
Tuổi
39
Vận tốc ánh sáng: 3.10^8m/s.
Gia tốc 9,8m/s^2.
Như vậy để đạt tới vận tốc ánh sáng cần: (3.10^8)/9.8 ~ 354 ngày.
Tính theo thời gian trên trái đất thì ông A đi về hết 2 triệu năm 354 ngày.


Từ trái đất thì dễ tính hơn còn từ ông A kia thì tính thế này. Ta chia làm 2 quãng đường:
1. Quãng đường con tàu gia tốc từ 0 đến c, mất 354 ngày. Tuy nhiên đó là theo hệ quy chiếu trái đất. Nếu tính theo tgian trên tàu thì phải đặt bút nhiều, vì đại lượng vận tốc luôn thay đổi. Đặt tạm thời gian này là X. Chắc chắn X < 354 ngày vì tgian trên vật chuyển động trôi chậm hơn tgian trên vật đứng yên.

2. Quãng đường con tàu đi với vận tốc c. Lúc này thời gian trên con tàu ngừng trôi. Thời gian từ lúc này tới lúc trở về trái đất là 0.

Vậy tổng thời gian đi về hết < 354 ngày. Chi tiết chính xác là bao nhiêu thì tạm chưa tính được.
 

skuadi

Xe điện
Biển số
OF-573064
Ngày cấp bằng
8/6/18
Số km
3,412
Động cơ
26,606 Mã lực
Vận tốc ánh sáng: 3.10^8m/s.
Gia tốc 9,8m/s^2.
Như vậy để đạt tới vận tốc ánh sáng cần: (3.10^8)/9.8 ~ 354 ngày.
Tính theo thời gian trên trái đất thì ông A đi về hết 2 triệu năm 354 ngày.


Từ trái đất thì dễ tính hơn còn từ ông A kia thì tính thế này. Ta chia làm 2 quãng đường:
1. Quãng đường con tàu gia tốc từ 0 đến c, mất 354 ngày. Tuy nhiên đó là theo hệ quy chiếu trái đất. Nếu tính theo tgian trên tàu thì phải đặt bút nhiều, vì đại lượng vận tốc luôn thay đổi. Đặt tạm thời gian này là X. Chắc chắn X < 354 ngày vì tgian trên vật chuyển động trôi chậm hơn tgian trên vật đứng yên.

2. Quãng đường con tàu đi với vận tốc c. Lúc này thời gian trên con tàu ngừng trôi. Thời gian từ lúc này tới lúc trở về trái đất là 0.

Vậy tổng thời gian đi về hết < 354 ngày. Chi tiết chính xác là bao nhiêu thì tạm chưa tính được.
Chắc sau cái thớt này nhiều cụ sẽ mở mang hơn vì hoá ra ta có thể đi tới nơi cách hàng triệu năm anh sáng mà không già đi bao nhiêu cả. Chỉ đen cái đi về thì khéo không tìm nổi con cháu mình nữa =))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top