Sai ở chỗ:
1- Cam kết lợi nhuận không có tính pháp lý nó rủi ro phụ thuộc thị trường, CĐT thường over cam kết ban đầu
2- Thị trường nghỉ dưỡng sẽ bão hòa nhanh và phụ thuộc rủi ro kinh tế, thiên tai, môi trường (ô nhiễm), bệnh dịch, khủng bố
3- Tính sở hữu phức tạp ko rõ ràng
4- Tranh chấp bảo trì, thay mới sau thời gian vận hành
5- Tính thanh khoản không có khi cần rút vốn
6- Tài sản của mình nhưng quyền sử dụng tài sản này rất hạn chế
7- Chủ đầu tư ban đầu bị phá sản hay bán lại cho doanh nghiệp khác sẽ tiềm năng có tranh chấp
1- tính cam kết đi kèm với sự tăng giá căn hộ và mất quyền sở hữu của chủ căn hộ đối với căn hộ cụ ạ, nó không over đâu ạ vì thường khi chọn có cam kết là sẽ phải kí hợp đồng kí gửi uỷ thác kinh doanh trọn 50 năm luôn. và giá 1 căn hộ có cam kết lợi nhuận thường bị chênh lên khoảng 25 - 30%
2 - thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam vẫn là miếng mồi béo ạ, khủng bố gần như là không có và rủi ro kinh tế của Việt Nam không làm ảnh hưởng đến việc khách nước ngoài vẫn đến Việt Nam du lịch nhờ vào chi phí rẻ.
3 - tính sở hữu thì tuỳ dự án ạ, hiện tại condotel đa số đều ra sổ hồng 50 năm.
4 - cụ phải đóng phí bảo trì khi kí hợp đồng mua bán nên em không hiểu ý cụ khi nói tranh chấp bảo trì là gì.
5 - tính thanh khoản của condotel khá đơn giản ạ, có sổ hồng thì cụ có thể thế chấp ngân hàng như 1 tài sản bds bình thường, còn nếu muốn sang tên hợp đồng mua bán thì mất 2% % thuế của khoản tiền đã đóng + phí công chứng, và phí hành chính chuyển tên do cđt quy định: Các dự án thường lấy 5-10 triệu / hợp đồng chuyển nhượng. khi đã ra sổ hồng rồi thì khách và chủ nhà tự chuyển tên cho nhau thông qua việc đóng thuế chuyển nhượng
6 - trừ khi cụ kí hợp đồng uỷ thác 50 năm thì sẽ bị hạn chế, còn nếu kí mới 5 năm/lần thì tính sở hữu đối với căn hộ vẫn là rất cao.
7 - cái này thì không có gì khẳng định được nên em cũng không đưa ra được luận điểm nào để chứng minh
em nghĩ trước khi đầu tư thì nghiên cứu kĩ chủ đầu tư xem có từng vướng nợ xấu không và tiềm lực của chủ đầu tư đến đâu để giảm thiểu tối đa rủi ro cho mình là cách duy nhất.
edit: à em có tìm hiểu lại rồi ạ, với những dự án có hợp đồng mua bán, có sổ thì dù cdt phá sản hay bán lại cho bên khác thì nhà nước vẫn sẽ bảo vệ khách hàng theo luật. dù giá trị có giảm nhưng tính sở hữu đối với căn hộ thì vẫn còn, quyền lợi khách hàng vẫn được bảo vệ, mọi quyền lợi của khách hàng vẫn sẽ được giữ nguyên như hợp đồng ban đầu.