- Biển số
- OF-745673
- Ngày cấp bằng
- 8/10/20
- Số km
- 328
- Động cơ
- 61,026 Mã lực
Bài thơ này là thơ thẩn.
Thế có bà mẹ chửi như hát hay vậy lấy con gái họ về để nghe chửi ạ?Là "Phúc đức tại mẫu", bác ạ!
Hay nói kiểu dân gian: "Mua trâu chọn nái, lấy gái lựa dòng" (hay Mua heo chọn nái, mua gái chọn dòng: Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi)
em có làm thơ được đâu, từ bé đến giờ chưa viết câu nào.
em thích phần thiện trong các nhà thơ chứ không hẳn thích thơ, em sang hội vần điệu kaka
nếu tiêu chí phải làm thơ mới được tham gia thì em toạch rồi
Làm hội viên hội nhà thơ thì có thể phải biết làm thơ mới được vào, còn để bình luận, phê bình thơ thì không cần. Nhà phê bình nổi tiếng Hoài Thanh, Hoài Chân viết quyển thi nhân VN, trần đời đã từng thấy các ông xuất bản tập thơ nào chưa? Chả nhẽ theo luận lý hiện giờ của phái... trải nghiệm thì mỗi nhà phê bình thơ phải in ở đầu tập phê bình thơ những tác phẩm thơ của mình để người đọc thẩm định? Muốn nhận xét nhạc thì phải trình những bản nhạc mình sáng tác? Muốn thẩm thơ trong tù thì phải hỏi: đã đi tù chưa? Muốn chê tỷ phú làm thơ thì phải hỏi: có giàu bằng tỷ phú chưa (phong cách trải nghiệm của đội Thái Công Công?). Chê ca sỹ thì phải upload bài anh hát có hay hơn ca sỹ không? Thơ trước nay thấy đặc điểm của nó là nhạc điệu, tu từ, hình ảnh...mang tính súc tích, với ý nghĩa nhân đạo ra để làm tiêu chí chấm mà bỏ qua tính vần điệu thì làm sao phân biệt giải thưởng truyện ngắn với thơ?Cụ nói:
"Dĩ nhiên nếu bàn về tính vần điệu nhịp nhàng của lời thơ, thì như đã nói, các sự việc trong bài thơ được "mô tả" (viết) bằng lời thơ trong tâm thế của một người là đồng bào dân tộc thiểu số mà lại dùng câu chữ vần điệu bác học thì rõ ràng khác nào "Khaki và gấm"! Và nó sẽ phần nào làm giảm đi tính hấp đẫn lôi cuốn, và giá trị của bài thơ vốn có!"
Em không đồng tình vì thực tế họ không ngô nghê như thế. Chỉ có tác giả cố tình ngô nghê và đã "lừa " được Ban Giám khảo.
Nhiều tác phẩm viết về người dân tộc, nói như cụ là "tâm thế của một người đồng bào dân tộc" nhưng không ngô nghê mà cực hiện đại, cực "thơ". Và những tác phẩm ấy đã trở thành nổi tiếng. Mời cụ thẩm lời bài hát "Gặp nhau trong rừng mơ" sẽ rõ:
Lời bài hát
1. Mặt trời hồng lưng vách núi, lững lờ làn mây trắng
Con chim gì mà hót vui vang cả cánh rừng
Vui chân, vui chân ta cùng xuống chợ
Bướm trắng bay quanh bên những rừng mơ.
Kìa một chàng trai mắt sáng từ đường mòn vách núi
Anh vui gì mà sáo bay vang cả cánh rừng
Vui chân, vui chân ta cùng xuống chợ
Bướm trắng bay quanh bên những rừng mơ.
Xuống chợ, xuống chợ ngại ngùng gì hỡi em
Xuống chợ, xuống chợ, xuống chợ với em (ái là)
Chàng trai khôi ngô ghê.
[ĐK1:]
Ô giọng của chàng hay quá (ô hô)
Mà sáo chàng hay quá
Đường xa nắng đổ mà chúng em vẫn vui
Chân đi bên anh mà chẳng nói được gì
Trong ngực em (ái là) như có tiếng ngựa phi.
2. Chào những người con gái có nụ cười đẹp quá
Em vui gì mà líu lo như đàn chim trời
Mây bay lang thang trên đỉnh núi xa mờ
Anh đây như mây bên núi đầy mơ.
Xuống chợ, xuống chợ ngại ngùng gì hỡi em
NếuXuống chợ, xuống chợ, xuống chợ với em (ái là)
Chàng trai khôi ngô ghê.
[ĐK2:]
Ô chợ của mình vui quá (ô hô)
Chàng trai này xinh quá
Màu xanh, tím, đỏ nhảy nhót trong mắt em
Vui chân bên anh mà chẳng mua được gì
Trong ngực em (ái là) như có tiếng ngựa phi.
Mặt trời đằng sau vách núi, chợ về chiều đã vắng
Chia tay lòng còn vấn vương chưa kịp nói năng gì
Hẹn ngày chợ tới nhé gặp lại rừng mơ ấy
Trên con đường mòn núi cao, bóng chàng xa mờ.
Ghi chú: Những câu in nghiêng rất giàu hình ảnh, nhạc điệu, tu từ...
Đợi khi nào là Hoài Thanh, Hoài Chân đi rồi hẵng phân tích, phê bình (ít ra nếu không biết thực hành thì cũng phải vững lý thuyết) còn độc giả chỉ nên dừng ở mức cảm nhận hay / dở thôi chứ phê phán BGK sai, dốt thì phải có căn cứ thuyết phục chứ không phải tôi thấy dở suy ra BGK tào laoLàm hội viên hội nhà thơ thì có thể phải biết làm thơ mới được vào, còn để bình luận, phê bình thơ thì không cần. Nhà phê bình nổi tiếng Hoài Thanh, Hoài Chân viết quyển thi nhân VN, trần đời đã từng thấy các ông xuất bản tập thơ nào chưa? Chả nhẽ theo luận lý hiện giờ của phái... trải nghiệm thì mỗi nhà phê bình thơ phải in ở đầu tập phê bình thơ những tác phẩm thơ của mình để người đọc thẩm định? Muốn nhận xét nhạc thì phải trình những bản nhạc mình sáng tác? Muốn thẩm thơ trong tù thì phải hỏi: đã đi tù chưa? Muốn chê tỷ phú làm thơ thì phải hỏi: có giàu bằng tỷ phú chưa (phong cách trải nghiệm của đội Thái Công Công?). Chê ca sỹ thì phải upload bài anh hát có hay hơn ca sỹ không? Thơ trước nay thấy đặc điểm của nó là nhạc điệu, tu từ, hình ảnh...mang tính súc tích, với ý nghĩa nhân đạo ra để làm tiêu chí chấm mà bỏ qua tính vần điệu thì làm sao phân biệt giải thưởng truyện ngắn với thơ?
Hoài thanh, Hoài Chân giờ sống lại mà gặp cụ thì cũng bị bổ vào mặt xin nhờ làm thơ, nếu trả lời em không làm thơ thì rằng: xin đừng tham gia bình luận như cụ còm với cụ BillyJone không? Em chỉ muốn nói rằng người ta có thể phân tích bình luận thơ văn, nhạc họa, kiến trúc mà không cần phải trình bằng cấp hay chứng tỏ khả năng viết thơ,vẽ tranh,viết nhạc.Ngụy biện.Đợi khi nào là Hoài Thanh, Hoài Chân đi rồi hẵng phân tích, phê bình (ít ra nếu không biết thực hành thì cũng phải vững lý thuyết) còn độc giả chỉ nên dừng ở mức cảm nhận hay / dở thôi chứ phê phán BGK sai, dốt thì phải có căn cứ thuyết phục chứ không phải tôi thấy dở suy ra BGK tào lao
Cụ nhét chữ vào mồm em rồi. Ai cũng có quyền phân tích, bình luận theo quan điểm của mình nhưng không đồng nghĩa với việc khẳng định người khác sai còn mình đúngHoài thanh, Hoài Chân giờ sống lại mà gặp cụ thì cũng bị bổ vào mặt xin nhờ làm thơ, nếu trả lời em không làm thơ thì rằng: xin đừng tham gia bình luận như cụ còm với cụ BillyJone không? Em chỉ muốn nói rằng người ta có thể phân tích bình luận thơ văn, nhạc họa, kiến trúc mà không cần phải trình bằng cấp hay chứng tỏ khả năng viết thơ,vẽ tranh,viết nhạc.Ngụy biện.
Còm của cụ ở trang 25 còn đó.Cụ nhét chữ vào mồm em rồi. Ai cũng có quyền phân tích, bình luận theo quan điểm của mình nhưng không đồng nghĩa với việc khẳng định người khác sai còn mình đúng
Em cũng cố xem lại trang 25 và thấy còm của em là mấy đoạn thơ có ... vần. Em mạnh dạn suy đoán cụ đọc mà không hiểu em nói gì (biết vậy em viết văn cho dễ hiểu )Còm của cụ ở trang 25 còn đó.
Lý luận của BGK rằng bài thơ đoạt giải vì tính nhân văn, mộc mạc tuy tính nghệ thuật thì không có gì. Trích lời chê của các nhà thơ khác post lên FB cá nhân. Rất đúng trọng tâm và BGK cũng thừa nhận "Tứ hay và rất nhân văn. Cách viết mộc, thật thà đúng cách nghĩ cách nói của đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, về nghệ thuật bài thơ không có gì. "
"Trên trang cá nhân, nhà thơ Trần Mạnh Hảo cho rằng BGK giải thơ đã trao giải cho "bài thơ dở nhất nước". Bài Mẹ tôi chửi kẻ trộm thuộc trường phái "tân con cóc" phi thơ, vớ vẩn, dễ dãi, dông dài và lưu manh. Ông không chấp nhận thể loại thơ “hậu hiện đại” xóa nhòa ranh giới thơ và văn xuôi một cách dễ dãi và nhảm nhí như vậy.
Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn cho rằng ý tưởng "phúc đức tại mẫu" trong bài Mẹ tôi chửi kẻ trộm rất được. Người mẹ có tấm lòng rộng lớn thì người con sẽ gặp nhiều báo đáp may mắn. Tuy nhiên, tác giả Tòng Văn Hân viết quá vụng về nên phơi bày sự ngây ngô.
Lê Thiếu Nhơn nói thêm, tác giả không có lỗi khi nỗ lực dự thi và đột ngột được giải cao. Đây là trách nhiệm của người cầm cân nảy mực trong Ban chung khảo. Việc động viên Tòng Văn Hân là cần thiết nhưng không thể khích lệ theo kiểu ban phát giải thưởng một cách chủ quan, dễ dãi, đó là sự xem thường độc giả và xem thường thi ca."https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/sach/tho-me-toi-chui-ke-trom-doat-giai-du-luan-chi-trich-bgk-bao-ve-quan-diem-726882.html
vậy là em đứng giữa 2 hội là do dòng đời xô đẩy chứ không phải vì không chọn lựa, bác chọn hội nào?Chủ quan, xin rút ra rằng:
Làm thơ không biết nên hăng luận bàn?
Nói sai đồng nghĩa vu oan
Cho nên biết thật rõ ràng hãy chê
Chấm thơ giống hệt chấm nghề
Cũng đủ tiêu chí chẳng hề tự do
Ít ra cũng hãy bớt lo
Giám khảo ngu dốt, lo bò trắng răng
Mấy ông ấy thừa khả năng
Lý thuyết thực tiễn bao năm đã từng
Nghệ thuật hay dở vô chừng
Chấp nhận cái mới nên mừng nên vui
Tiêu chí chấm điểm của giải thưởng thơ này có gồm cộng điểm cho người dân tộc không, ngoài tiêu chí nội dung tư tưởng thì có tiêu chí về nghệ thuật không?Ví dụ tiêu chí của 1 giải "- Thể loại: ThơLý luận của BGK rằng bài thơ đoạt giải vì tính nhân văn, mộc mạc tuy tính nghệ thuật thì không có gì. Trích lời chê của các nhà thơ khác post lên FB cá nhân. Rất đúng trọng tâm và BGK cũng thừa nhận "Tứ hay và rất nhân văn. Cách viết mộc, thật thà đúng cách nghĩ cách nói của đồng bào dân tộc. Tuy nhiên, về nghệ thuật bài thơ không có gì. "
"Trên trang cá nhân, nhà thơ Trần Mạnh Hảo cho rằng BGK giải thơ đã trao giải cho "bài thơ dở nhất nước". Bài Mẹ tôi chửi kẻ trộm thuộc trường phái "tân con cóc" phi thơ, vớ vẩn, dễ dãi, dông dài và lưu manh. Ông không chấp nhận thể loại thơ “hậu hiện đại” xóa nhòa ranh giới thơ và văn xuôi ột cách dễ dãi và nhảm nhí như vậy.
Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn cho rằng ý tưởng "phúc đức tại mẫu" trong bài Mẹ tôi chửi kẻ trộm rất được. Người mẹ có tấm lòng rộng lớn thì người con sẽ gặp nhiều báo đáp may mắn. Tuy nhiên, tác giả Tòng Văn Hân viết quá vụng về nên phơi bày sự ngây ngô.
Lê Thiếu Nhơn nói thêm, tác giả không có lỗi khi nỗ lực dự thi và đột ngột được giải cao. Đây là trách nhiệm của người cầm cân nảy mực trong Ban chung khảo. Việc động viên Tòng Văn Hân là cần thiết nhưng không thể khích lệ theo kiểu ban phát giải thưởng một cách chủ quan, dễ dãi, đó là sự xem thường độc giả và xem thường thi ca."https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/sach/tho-me-toi-chui-ke-trom-doat-giai-du-luan-chi-trich-bgk-bao-ve-quan-diem-726882.html
Chọn nhầm rồi sẽ lại lovậy là em đứng giữa 2 hội là do dòng đời xô đẩy chứ không phải vì không chọn lựa, bác chọn hội nào?
em cũng không muốn trở thành nhà bình luận hay phê bình thơ
Chọn nhầm rồi sẽ lại lo
Đang yên đang ấm nhận rủi ro làm gì?
Hội "vần" thì mãi so bì
Ngang ngang như thế khác gì là văn
Hội "ngang" thì lại lăn tăn
Ép vần như vậy làng nhàng nội dung
Dối lòng, ta đã đủ dùng
Quyết không nhập hội, cứ vẫy vùng mình ên
2 bác cứ yên tâm một điều là:Tiêu chí chấm điểm của giải thưởng thơ này có gồm cộng điểm cho người dân tộc không, ngoài tiêu chí nội dung tư tưởng thì có tiêu chí về nghệ thuật không?Ví dụ tiêu chí của 1 giải "- Thể loại: Thơ
- Nội dung tư tưởng: Tác phẩm dự thi tập trung ca ngợi chiến thắng hào hùng, sự hy sinh to lớn để đi đến thắng lợi hoàn toàn của dân tộc, thể hiện tình yêu đất nước, cảm xúc, tinh thần tự hào trước chiến thắng lịch sử của dân tộc, ý chí kiên cường vượt qua khó khăn gian khổ vì độc lập tự do, ca ngợi truyền thống lịch sử và những thành tựu trong công cuộc đổi mới của Điện Biên và đường Trường Sơn ngày nay.
- Yêu cầu đối với tác phẩm:
+ Về nghệ thuật: Các bài dự thi phải có tính nghệ thuật trong việc sử dụng ngôn ngữ, tu từ, hình ảnh, giàu cảm xúc; ý tưởng sáng tạo, độc đáo; hình thức, cấu trúc chặt chẽ."
http://cucnghethuatbieudien.gov.vn/Documentdetail.aspx?sitepageid=423&documentid=156
Nếu không có tiêu chí ưu tiên người dân tộc thì những nhận xét và lý do BGK trả lời để trao giải cho tác phẩm của nhà thơ dân tộc, tôi thấy là mang nặng tính kỳ thị chủng tộc về cả hai phía là kỳ thị khả năng của người dân tộc và kỳ thị người không phải là người dân tộc.
Nhà thơ Hữu Thỉnh trả lời báo chí cho rằng bài "Mẹ tôi chửi kẻ trộm" là bài hay nhất trong cuộc thi thơ này, một bài thơ rất độc đáo. Theo ông, bài thơ rất thú vị ở sự nhân văn, độ lượng. Và sự "nôm na" mà mọi người nói là giọng thơ của một người dân tộc sống ở miền núi.'Mẹ tôi chửi kẻ trộm' được trao giải: Cuộc thi thơ gây nhiều tranh cãi
Bài thơ 'Mẹ tôi chửi kẻ trộm' của tác giả Tòng Văn Hân tham gia cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ đã bị một số tài khoản trên mạng xã hội Facebook nghi ngờ đạo ý tưởng bài thơ 'Mẹ tôi chửi kẻ cướp biển đảo', được tác giả Lò Văn Tứng viết năm 2018.soha.vn
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 11-4, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng bài thơ "Mẹ tôi chửi kẻ trộm" có cái chân mộc, thật thà, hướng đến đạo đức. "Lần đầu tiên đọc, tôi thấy bài này có tư duy lạ. Tôi ủng hộ cái đó và nhiều người cũng ủng hộ. Bình tĩnh thì thấy tứ đó là tứ đáng nghi nhận.
Nhưng trong bài thơ này, bà mẹ chửi trộm hiện lên rất đẹp, rất nhân văn. Cách viết mộc, thật thà, đúng như cách nghĩ cách nói của đồng bào dân tộc" - nhà thơ Trần Đăng Khoa nêu ý kiến.
Tác giả thấy chê quá sửa lại cho nhiều vần này cụ. Nếu vẫn chưa đủ vần thành thơ thì tác giả sẽ sửa tiếp2 bác cứ yên tâm một điều là:
- Năm nay, các nhà thơ của hội mới chỉ bức xúc, phê phán, làm thơ nhại bài đạt giải cao nhất
- Nhưng giải thơ năm tới, người yêu thơ vần điệu sẽ khóc hết nước măt, nếu năm nay có 1 con cóc thì năm tới sẽ là một rổ cóc
- Điều đấy chỉ có thể thay đổi nếu các bác yêu thơ vần điệu cố gắng thay ban giám khảo kaka
- năm nay mới là tạt gáo nước lạnh, năm tới sẽ là sối cả vòi nước.
-giữa 2 hội nhà thơ là hội nhà văn do bác T lãnh đạo. Thế là các bố nhà thơ vần điệu xong rồi
Bài thơ hay. Tính nhân văn caoXin mọi người cho lời bình
"Mẹ tôi chửi kẻ trộm
(Tòng Văn Hân)
Những lần gà nhà tôi bị mất
Mẹ tôi chửi:
- Cái đứa trộm gà ơi
Ta cầu mong cho ngươi
Nuôi được gà đầy đàn
Lứa này tiếp lứa khác
Có nhiều gà nhất bản
Có nhiều gà nhất mường!
Những lần lợn con nhà tôi bị mất
Mẹ tôi chửi:
- Đứa nào trộm lợn nhà tôi
Thì hãy có nhiều lợn
Đàn tiếp đàn núc ních
Lứa tiếp lứa không ngừng
Bán được nhiều tiền nhé!
Từ thuở bé đến giờ
Hễ nhà mình mất gà mất lợn
Tôi đều nghe thấy mẹ tôi chửi như thế
Cầu mong cho kẻ trộm kia khá giả
Không bao giờ đến nhà tôi ăn trộm nữa.
Tôi là đứa con gái dưới mức bình thường
Nhan sắc không bằng đám bạn
Khéo léo không bằng người ta
Thế mà có hẳn bốn nhà
Muốn được tôi làm con dâu của họ"
Bị chê trao giải cho những bài thơ ‘dở nhất nước’, ban tổ chức nói gì?
TTO - Ông Khuất Quang Thụy - trưởng ban tổ chức cuộc thi thơ báo Văn Nghệ - nói hoàn toàn tin tưởng vào hội đồng chung khảo chấm giải thơ. Còn chủ tịch hội đồng chung khảo - nhà thơ Hữu Thỉnh - nói ‘Mẹ tôi chửi kẻ trộm’ là bài thơ rất nhân văn.tuoitre.vn
Nhưng về mặt nghệ thuật thì có lẽ bgk đánh giá bài thơ hơi cao?Bài thơ hay. Tính nhân văn cao