[Funland] Bài thơ "dở nhất nước " được trao giải trong cuộc thi thơ báo Văn nghệ

xecatco

Xe tải
Biển số
OF-145284
Ngày cấp bằng
10/6/12
Số km
426
Động cơ
367,644 Mã lực
Hay quá, tác giả theo trường phái gì nhỉ
 

D nâu

Xe điện
Biển số
OF-89405
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
4,056
Động cơ
496,748 Mã lực
Biểu hiện của nền thơ nước nhà đang khủng hoảng nhưng tiến bộ cụ à?
Cụ nói rát chuẩn.

Thơ là cảm xúc của con người trước thiên nhiên hay sự kiện, nhân vật trong đời sống xã hội, nên thời điểm này có thể không có bài nào như " Tứ Ấy ..
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,
Mặt trời chân lý chói qua tim,
tâm hồn tôi là một vườn hoa lá.
Rất đậm hương và rộn tiếng chim ca.".
Tố Hữu.

Hoặc
" Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng,
Bờ cát dài phẳng lặng..
Hôn mãi cát vàng em..v..."v..
Xuân Diệu.

Mà chỉ có Người mẹ chửi kẻ trộm" cũng rất đáng trân trọng, đáng đọc và suy ngẫm.

Bằng cách trao giải B cho tác phẩm "người mẹ chửi kẻ trộm " và một số bài thơ đã được trích trong thớt này cũng thể hiện thái độ của các nhà văn nhà thơ Việt Nam là chân thành với hiện thực xã hội. Không xu nịnh. "Nghệ thuật không phải là ánh trăng trăng lừa dối."
 
Chỉnh sửa cuối:

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,263
Động cơ
514,182 Mã lực
Bác cầm chắc với em là nàng thơ của hội thơ vần điệu là gái 100%, không bị chuyển giới đấy nhé
thế là em nghĩ ra cách gây quỹ rồi, bất cứ ông nhà thơ nào mà muốn đổi hoạt động từ hội nhà thơ nhân văn sang hội nhà thơ vần điệu nộp 10tr, ông nào đổi hoạt động từ hội nhà thơ vần điệu sang nhân văn nộp 100k.

Nào em bắt đầu thu danh sách, các bác theo hội nào giơ tay nhanh lên, đang miễn phí nhập hội kaka
trong lúc chờ đợi thu danh sách đề nghị bác làm một bài vịnh vẻ đẹp của nàng thơ bên hội thơ nhân văn cho vui nào
Hai hội thơ này mình đều không ưa mà Thích tham gia hội giữa. Nàng Thơ của hội là nhân vât kể về mẹ trong bài thơ đang dậy sóng cộng đồng mạng?
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,162
Động cơ
316,195 Mã lực
Xin mọi người cho lời bình
"Mẹ tôi chửi kẻ trộm

(Tòng Văn Hân)

Những lần gà nhà tôi bị mất

Mẹ tôi chửi:

- Cái đứa trộm gà ơi

Ta cầu mong cho ngươi

Nuôi được gà đầy đàn

Lứa này tiếp lứa khác

Có nhiều gà nhất bản

Có nhiều gà nhất mường!

Những lần lợn con nhà tôi bị mất

Mẹ tôi chửi:

- Đứa nào trộm lợn nhà tôi

Thì hãy có nhiều lợn

Đàn tiếp đàn núc ních

Lứa tiếp lứa không ngừng

Bán được nhiều tiền nhé!

Từ thuở bé đến giờ

Hễ nhà mình mất gà mất lợn

Tôi đều nghe thấy mẹ tôi chửi như thế

Cầu mong cho kẻ trộm kia khá giả

Không bao giờ đến nhà tôi ăn trộm nữa.

Tôi là đứa con gái dưới mức bình thường

Nhan sắc không bằng đám bạn

Khéo léo không bằng người ta

Thế mà có hẳn bốn nhà
Muốn được tôi làm con dâu của họ"

Em xin "mượn nhời" người có đủ thẩm quyền:



'Mẹ tôi chửi kẻ trộm' - thơ Việt rồi sao?

Mấy ngày qua, dư luận tranh cãi về “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” của tác giả Tòng Văn Hân, đoạt giải B cuộc thi thơ (chùm thơ gồm 3 bài). Đọc bài viết về đề tài này, cũng là người yêu thơ, tôi có mấy suy nghĩ.


Trang Wikipedia tiếng Việt định nghĩa thơ: “Thơ là hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lựa từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức logic nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe …”.

Ban giám khảo cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ, gồm những nhà thơ tiếng tăm, theo tiêu chí cuộc thi, họ - đọc, cảm xúc Mẹ tôi chửi kẻ trộm, câu chuyện sau lũy tre làng – như muốn gửi gắm đến mọi người lối sống nhân nghĩa, vị tha. Ở khía cạnh này, tôi tâm đắc với quyết định của ban giám khảo.

Xóm tôi ngày xưa có mụ Quạ (quê tôi gọi mụ không có ý miệt thị), hễ nhà mụ bị mất trộm gà, y như rằng cả xóm ăn chửi! Mụ đi từ đầu đến cuối xóm rủa xả hết thảy, từ chập tối đến khuya. Có hôm, chuẩn bị đi ngủ, tôi vẫn nghe tiếng chửi của mụ, cứ như mình là kẻ trộm gà ấy chứ.

Mấy năm gần đây, trộm chó táo tợn, chó nhà chỉ sơ hở là bị mất. Người dân ai cũng bức xúc. Đã có trường hợp, cẩu tặc bị đốt xe, nhiều người xúm lại đánh nhừ tử, có người tử vong! Xót xa mạng người…

Bài thơ Mẹ tôi chửi kẻ trộm, ghi chép của tác giả sinh hoạt tại làng quê của dân tộc Thái, đáng để mọi người suy ngẫm mà thay đổi. Bởi, độc ác, cay nghiệt với nhau, xã hội sao bình yên?...

1618314965752.png
\
Nhà thơ Tòng Văn Hân, tác giả bài thơ "Mẹ tôi chửi kẻ trộm"


Bác Hồ từng viết: “Nay ở trong thơ nên có thép, nhà thơ cũng phải biết xung phong”, xây dựng xóm làng an vui, mọi người sống khoan dung, trách nhiệm không của riêng ai, nhà thơ xung phong là học và làm theo lời Bác.


Thế hệ chúng tôi quen với những bài thơ - lời thơ sâu sắc, vần thơ lúc như hành khúc, lúc là lời hiệu triệu, cũng có lúc sâu lắng tình thơ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt Trời chân lý chói qua tim”. Hay như Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm: “Đất là nơi anh đến trường/ Nước là nơi em tắm/ Đất nước là nơi ta hò hẹn". Gần gũi, da diết!

Nguyên Sa với bài thơ Tháng Sáu trời mưa: “Tháng Sáu trời mưa, trời mưa không ngớt/ Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa/ Anh lạy trời mưa phong tỏa đường về/ Và đêm ơi xin cứ dài vô tận”. Tiếng yêu qua thơ thật réo rắt, thời chúng tôi ai đang yêu đều gối đầu nằm bài thơ trên.

Tôi đọc bài thơ Kỳ diệu những cánh bướm của Nguyễn Quang Thiều, thấy mình sao hẹp hòi: “Chúng ta đổ ra quảng trường, chen lấn và xô đẩy/ Một số ai đó gào thét và nhiều lúc đập phá/ Và chúng ta quên đi, đâu đấy, trong những lùm cây bé bỏng đang rộn rã mùa sinh nở côn trùng…”.

Dẫn ra mấy khổ thơ trên, xin tản mạn cùng bạn đọc, tuyệt nhiên không có ý so sánh với bài thơ Mẹ tôi chửi kẻ trộm. Đọc xong, ngẫm nghĩ, bài thơ nào đọng lại trong ta để lúc buồn – vui lại … thẩn thơ mấy câu thơ?

Gần đây, có ca khúc trình làng, nhanh chóng đạt lượt xem lên tới hàng chục triệu, nhưng sau đó lại mau bị lãng quên.

Công chúng yêu nghệ thuật nói chung, thật đa dạng, vì thế để đạt được đồng ý, đồng tình trong cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ giữa ban giám khảo và công chúng sẽ rất khó. Tuy nhiên, không vì thế mà trách nhiệm không được đặt ra đối với ban giám khảo. Chớ trách công chúng: “Buồn cho tầm đón thơ của nhiều người đọc thơ hiện nay”.

Tôi lại nghĩ, trong cuộc thi thơ, ngoài giải toàn diện (A, B, …), nên có thêm giải khen từng mặt để tùy cơ ứng biến. Ban giám khảo cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ có tính đến không?

Nhà thơ trẻ Amanda Gorman đọc bài thơ The hill we climb do cô tự viết tại lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Joe Biden. Sau khi tham gia sự kiện đó, tuyển tập thơ của Amanda Gorman được tìm mua nên bán rất chạy. Sự tưởng thưởng cả về tinh thần và vật chất.

“Chúng ta tin vào chân lý ấy, vào phận số ấy/ Như xưa kia chúng ta vẫn nhìn tới tương lai/ Lịch sử đang trông chờ ở chúng ta…” (Trích The hill we climb)

Từ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”, thơ Việt rồi sao?


TS Nguyễn Hoàng Chương


Link: https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/sach/me-toi-chui-ke-trom-tho-viet-roi-sao-727278.html
 
Chỉnh sửa cuối:

ruby_eagle

Xe điện
Biển số
OF-66243
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
3,968
Động cơ
965,124 Mã lực
Nơi ở
Ở nơi đó..
Trích
"Tôi là đứa con gái dưới mức bình thường

Nhan sắc không bằng đám bạn

Khéo léo không bằng người ta

Thế mà có hẳn bốn nhà
Muốn được tôi làm con dâu của họ"
Thế là thế nào nhỉ?!?!
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,263
Động cơ
514,182 Mã lực
Em xin "mượn nhời" người có đủ thẩm quyền:



'Mẹ tôi chửi kẻ trộm' - thơ Việt rồi sao?

Mấy ngày qua, dư luận tranh cãi về “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” của tác giả Tòng Văn Hân, đoạt giải B cuộc thi thơ (chùm thơ gồm 3 bài). Đọc bài viết về đề tài này, cũng là người yêu thơ, tôi có mấy suy nghĩ.


Trang Wikipedia tiếng Việt định nghĩa thơ: “Thơ là hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lựa từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức logic nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe …”.

Ban giám khảo cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ, gồm những nhà thơ tiếng tăm, theo tiêu chí cuộc thi, họ - đọc, cảm xúc Mẹ tôi chửi kẻ trộm, câu chuyện sau lũy tre làng – như muốn gửi gắm đến mọi người lối sống nhân nghĩa, vị tha. Ở khía cạnh này, tôi tâm đắc với quyết định của ban giám khảo.

Xóm tôi ngày xưa có mụ Quạ (quê tôi gọi mụ không có ý miệt thị), hễ nhà mụ bị mất trộm gà, y như rằng cả xóm ăn chửi! Mụ đi từ đầu đến cuối xóm rủa xả hết thảy, từ chập tối đến khuya. Có hôm, chuẩn bị đi ngủ, tôi vẫn nghe tiếng chửi của mụ, cứ như mình là kẻ trộm gà ấy chứ.

Mấy năm gần đây, trộm chó táo tợn, chó nhà chỉ sơ hở là bị mất. Người dân ai cũng bức xúc. Đã có trường hợp, cẩu tặc bị đốt xe, nhiều người xúm lại đánh nhừ tử, có người tử vong! Xót xa mạng người…

Bài thơ Mẹ tôi chửi kẻ trộm, ghi chép của tác giả sinh hoạt tại làng quê của dân tộc Thái, đáng để mọi người suy ngẫm mà thay đổi. Bởi, độc ác, cay nghiệt với nhau, xã hội sao bình yên?...


Nhà thơ Tòng Văn Hân, tác giả bài thơ "Mẹ tôi chửi kẻ trộm"

Bác Hồ từng viết: “Nay ở trong thơ nên có thép, nhà thơ cũng phải biết xung phong”, xây dựng xóm làng an vui, mọi người sống khoan dung, trách nhiệm không của riêng ai, nhà thơ xung phong là học và làm theo lời Bác.

Thế hệ chúng tôi quen với những bài thơ - lời thơ sâu sắc, vần thơ lúc như hành khúc, lúc là lời hiệu triệu, cũng có lúc sâu lắng tình thơ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt Trời chân lý chói qua tim”. Hay như Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm: “Đất là nơi anh đến trường/ Nước là nơi em tắm/ Đất nước là nơi ta hò hẹn". Gần gũi, da diết!

Nguyên Sa với bài thơ Tháng Sáu trời mưa: “Tháng Sáu trời mưa, trời mưa không ngớt/ Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa/ Anh lạy trời mưa phong tỏa đường về/ Và đêm ơi xin cứ dài vô tận”. Tiếng yêu qua thơ thật réo rắt, thời chúng tôi ai đang yêu đều gối đầu nằm bài thơ trên.

Tôi đọc bài thơ Kỳ diệu những cánh bướm của Nguyễn Quang Thiều, thấy mình sao hẹp hòi: “Chúng ta đổ ra quảng trường, chen lấn và xô đẩy/ Một số ai đó gào thét và nhiều lúc đập phá/ Và chúng ta quên đi, đâu đấy, trong những lùm cây bé bỏng đang rộn rã mùa sinh nở côn trùng…”.

Dẫn ra mấy khổ thơ trên, xin tản mạn cùng bạn đọc, tuyệt nhiên không có ý so sánh với bài thơ Mẹ tôi chửi kẻ trộm. Đọc xong, ngẫm nghĩ, bài thơ nào đọng lại trong ta để lúc buồn – vui lại … thẩn thơ mấy câu thơ?

Gần đây, có ca khúc trình làng, nhanh chóng đạt lượt xem lên tới hàng chục triệu, nhưng sau đó lại mau bị lãng quên.

Công chúng yêu nghệ thuật nói chung, thật đa dạng, vì thế để đạt được đồng ý, đồng tình trong cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ giữa ban giám khảo và công chúng sẽ rất khó. Tuy nhiên, không vì thế mà trách nhiệm không được đặt ra đối với ban giám khảo. Chớ trách công chúng: “Buồn cho tầm đón thơ của nhiều người đọc thơ hiện nay”.

Tôi lại nghĩ, trong cuộc thi thơ, ngoài giải toàn diện (A, B, …), nên có thêm giải khen từng mặt để tùy cơ ứng biến. Ban giám khảo cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ có tính đến không?

Nhà thơ trẻ Amanda Gorman đọc bài thơ The hill we climb do cô tự viết tại lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Joe Biden. Sau khi tham gia sự kiện đó, tuyển tập thơ của Amanda Gorman được tìm mua nên bán rất chạy. Sự tưởng thưởng cả về tinh thần và vật chất.

“Chúng ta tin vào chân lý ấy, vào phận số ấy/ Như xưa kia chúng ta vẫn nhìn tới tương lai/ Lịch sử đang trông chờ ở chúng ta…” (Trích The hill we climb)

Từ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”, thơ Việt rồi sao?


TS Nguyễn Hoàng Chương


Link: https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/sach/me-toi-chui-ke-trom-tho-viet-roi-sao-727278.html
Vậy theo ý cụ qua bài viết của vị tiến sĩ này nền thơ VN đang khủng hoảng ?
 

tridaulau

Xe tăng
Biển số
OF-320828
Ngày cấp bằng
23/5/14
Số km
1,094
Động cơ
237,579 Mã lực
Đây có phải là ther không các cụ
Ở vương quốc nọ xa xa
Có hoàng tử đẹp như là Chí Thâm
Nghe thiên hạ kháo rầm rầm
Về nàng công chúa nghìn năm ngủ lười

Chàng này bản tính ham chơi
Thích phim kinh dị, coi zời bằng ao
Kiếm gươm giáo mác mặc vào
Tay không dắt ngựa rồi lao lên rừng

Đường đi dốc đá lưng chừng
Bao phen hút chết thế nhưng vẫn liều
Khổ nào bằng khổ vì yêu
Sướng sao bằng lúc làm điều linh tinh

Mấy hôm ròng rã một mình
Đúng khi nắng sớm bình minh thập thò
Trên cành chim hót líu lo
Dưới đất muông thú hẹn hò rủ rê

Giữa muôn trùng nẻo sơn khê
Có cô gái nhỏ...ngửa mề lim dim
Thoạt nhìn, hoàng tử đứng tim
Tưởng ma trên núi...ú tìm dọa trêu

Đưa tay chàng mới khều khều
Đụng pà hai quả chanh leo sần sần
Moạ ôi cảm giác phê đần
Tự nhiên có thứ trong quần to ra

Rồi chàng rón rén, lân la
Thò tay tiếp tục chà chà mạnh hơn
Rồi thình lình ghé miệng hôn
Đầu thì nghĩ chuyện vào đồn nướng khoai

Tuyết xinh sau giấc ngủ dài
Hôm nay được ngửi mùi zai rất nồng
Như cảm virus được xông
Con tim bỗng lại phập phồng lăn tăn

Thấy chàng tuấn kiệt trẻ măng
Nhìn dây đoán củ to bằng bắp ngô
Nàng đưa đôi mắt giả ngơ:
-Ngươi làm gì thế hả đồ quái thai

Sao tôi lại ở nơi này
Bảy anh tốt bụng đẹp trai đâu rồi
-Ơ kìa hỏi đ' gì tôi
Mặt xinh thế lị dở hơi, rõ kỳ

Thấy cô nằm đó li bì
Thương tình tôi mới...ấn tea bóp đùi
Gọi là hô hấp cô ưi
Không cảm ơn lị buông lời khó nghe

Tuyết bưng mặt khóc lè nhè
Anh là thằng khốn máu dê lốn hào (hỗn hào)🤗
Một tay đã cướp bòng đào
Một tay đã trộm bắt ngao của bà

Chán xong định phủi đít à
Tưởng ngon lại hoá ra là Sở Khanh
Bớ A Giàng, bớ các anh
-Thôi! Cô im moẹ mồm nhanh tôi nhờ

Người cô tôi mới chỉ sờ
Giống như mít mới gặm xơ nếm cùi
Thôi thì cái số tôi xui
Tưởng vui mà lị đếch vui mới sầu

Nếu cô ưng hãy gật đầu
Về ngửa bồ đựng...giống bầu cho ta
Tuyết không thèm nghĩ lâu la
Gật đầu cái rụp thế là hết phim.

Ps : công chúa nhà cụ còn là thánh ăn vạ nữa đây😂
Nguồn: face cậu ông trời
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,162
Động cơ
316,195 Mã lực
Trích
"Tôi là đứa con gái dưới mức bình thường
.......................................
Thế mà có hẳn bốn nhà
Muốn được tôi làm con dâu của họ"

Thế là thế nào nhỉ?!?!

Là "Phúc đức tại mẫu", bác ạ! :x

Hay nói kiểu dân gian: "Mua trâu chọn nái, lấy gái lựa dòng" (hay Mua heo chọn nái, mua gái chọn dòng: Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi) :P
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,263
Động cơ
514,182 Mã lực
Khi xưa mình không hiểu vì sao trước mỗi kỳ tập trung đội tuyển VN, báo chí hay có những bài viết kiểu như: Văn Quyến thương mẹ, ABC hiếu thảo, XYZ chăm ngoan học giỏi...
Giờ mình mới hiểu, làm 1 tuyển thủ quốc gia, đạo đức gia đình mới là yếu tố quan trọng nhất, chứ không phải là kỹ năng đá banh.
Nhưng bagi thơ này cũng có 1 chút vần điệu đó chứ, chỉ là hơi ít.
Chính vì vấn đề vần điệu trong bài đặt giải thơ này mà có người nói là "dở nhất nước " và phê phán luôn ban giám khảo đó cụ
 

Matizcoi

Xe cút kít
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
19,497
Động cơ
-164,486 Mã lực
Thợ thơ bẹn em nó cũng kêu trên fất búc ;))
Screenshot_2021-04-13-20-06-02.png
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,162
Động cơ
316,195 Mã lực
Xin mọi người cho lời bình
"Mẹ tôi chửi kẻ trộm
(Tòng Văn Hân)

Những lần gà nhà tôi bị mất
Mẹ tôi chửi:
- Cái đứa trộm gà ơi
Ta cầu mong cho ngươi
Nuôi được gà đầy đàn
Lứa này tiếp lứa khác
Có nhiều gà nhất bản
Có nhiều gà nhất mường!

Những lần lợn con nhà tôi bị mất
Mẹ tôi chửi:
- Đứa nào trộm lợn nhà tôi
Thì hãy có nhiều lợn
Đàn tiếp đàn núc ních
Lứa tiếp lứa không ngừng
Bán được nhiều tiền nhé!

Từ thuở bé đến giờ
Hễ nhà mình mất gà mất lợn
Tôi đều nghe thấy mẹ tôi chửi như thế
Cầu mong cho kẻ trộm kia khá giả
Không bao giờ đến nhà tôi ăn trộm nữa.

Tôi là đứa con gái dưới mức bình thường
Nhan sắc không bằng đám bạn
Khéo léo không bằng người ta
Thế mà có hẳn bốn nhà
Muốn được tôi làm con dâu của họ"
Trích
"Tôi là đứa con gái dưới mức bình thường
Nhan sắc không bằng đám bạn
Khéo léo không bằng người ta
Thế mà có hẳn bốn nhà
Muốn được tôi làm con dâu của họ"
Thế là thế nào nhỉ?!?!
Là "Phúc đức tại mẫu", bác ạ! :x

Hay nói kiểu dân gian: "Mua trâu chọn nái, lấy gái lựa dòng" (hay Mua heo chọn nái, mua gái chọn dòng: Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi) :P

Mất gà, mẹ chẳng chửi la,​
lại còn chúc phúc cho ra đầy bầy.​
Mất lợn, cùng một kiểu nầy,​
mẹ cầu, nuôi khéo, đủ đầy toàn gia.​
Nếu giầu nó chẳng đến ta,​
Mong nó no đủ, tránh xa trộm người​
Thân tôi chẳng đẹp không tươi,​
Tay chân chẳng khéo, không lười, thường thôi​
Thế mà bốn đám thích tôi,​
Xin cưới làm vợ, nên đôi vợ chồng​
Phúc mẹ, đúng thật chữ hồng,
chẳng xinh nhưng buổi chợ đông đắt hàng!
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,671
Động cơ
562,699 Mã lực
Bài thơ ko đạo nhưng tư duy có vẻ giống bài dân dã của các cụ
BÀI CHỬI MẤT GÀ PHONG CÁCH DÂN GIÃ

Bớ làng trên xóm dưới, bớ láng giềng láng tỏi …. bên sau bên trước,bên ngược bên xuôi! Bà có con bà mái xám mới ghẹ ở, nó mới lạc ban sáng mà thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, nó bắt mất của bà, thì buông tha thả nó ra, có đứa nào trót nhỡ tay đánh cắp con gà mái ghẹ của bà thì hãy banh lỗ tai vạch lỗ nhĩ lên mà nghe bà chửi đây nài i i i i i …

Chém cha đứa bắt gà nhà bà, chiều hôm qua bà cho nó ăn nó vẵn còn. Sáng hôm nay con bà gọi nó nó vẫn còn, mà bây giờ nó đã bị bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, thì buông tha thả nó ra cho nó về nhà bà, nhược bằng mày chấp chiếm, thì bà đào mã thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai quật bật săng thằng ngũ đại lục đại nhà mày lên. Ới cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia. mày mà giết gà nhà bà thì một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba. Mày xuống âm phủ thì quỷ sứ thần linh rút ruột mày ra a a a a …
 

lacettiGG

Xe điện
Biển số
OF-368871
Ngày cấp bằng
1/6/15
Số km
2,395
Động cơ
302,227 Mã lực
Em ko hiểu về thơ phú lắm nhưng em đoán muốn gọi là thơ hay phải có giá trị. Nếu không có giá trị nghệ thuật (văn vần etc.) thì cũng phải có giá trị về nội dung tư tưởng chứ ạ. Như thơ của Puskin ko phải là văn vần nhưng để phân tích ra thì có rất nhiều thứ. Cụ nào giỏi thơ phân tích hộ bài này có giá trị gì đặc biệt được không ạ? :D
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,162
Động cơ
316,195 Mã lực
Em ko hiểu về thơ phú lắm nhưng em đoán muốn gọi là thơ hay phải có giá trị. Nếu không có giá trị nghệ thuật (văn vần etc.) thì cũng phải có giá trị về nội dung tư tưởng chứ ạ. Như thơ của Puskin ko phải là văn vần nhưng để phân tích ra thì có rất nhiều thứ. Cụ nào giỏi thơ phân tích hộ bài này có giá trị gì đặc biệt được không ạ? :D

Trước hết xin nói rõ là em không giỏi thơ nhưng cũng xin phép phân tích cái giá trị đặc biệt của bài thơ này!

Điều đầu tiên khi phân tích bài thơ và có thể cảm nhận được nó là phải đặt mình vào tâm trạng cũng như tư tưởng và kiến thức của một người, mà phải nói chính xác là những người Việt Nam trong nhóm dân tộc ít người thì mới hiểu được!
Họ (những người Việt Nam trong nhóm dân tộc ít người) là những con người bình dị mộc mạc, giản đơn, những suy nghĩ của họ hoàn thành chân chất và rất thuần khiết!

Trước mọi vấn đề, những người Việt Nam trong nhóm dân tộc ít người. luôn nhìn ở góc độ rất đơn giản, đôi khi bị người khác đánh giá là ngô nghê!

Nhưng theo em, đó là cái quý nhất của con người mà xưa kia các cụ thường nói "Nhân chi sơ tính bản thiện"
Cái tính bản thiện đó là sự thông cảm và bao dung, bao dung ngay cả với người làm cho mình, cũng như khi bị thiệt thòi hay mất mát!


Người mẹ này khi bị trộm lấy mất đi con gà, hay con lợn, thay vì như những người đàn bà khác chửi đổng lên với những lời nguyền rủa, thì bà lại thông cảm với người ăn cắp mà đồng cảm cũng như mong cho họ giầu có hơn, tốt hơn để không phải đi ăn cắp nữa!


Cái tính nhân văn đó, chính là cái trị cao nhất của bài thơ!

Nếu các bác có học hay đọc qua tập "Nhật ký trong tù" của Hồ chủ tịch (cũng xin nói trước) những giá trị của tập thơ này em không phân tích sâu và hết vì không bút mực nào có thể phân tích hết được cho đầy đủ, Ở đây em chỉ nêu cái nổi bật nhất nhất của tập thơ này là tính nhân văn!

Hồ chủ tịch đã làm tập thơ trong ngữ cảnh người cũng bị tù đầy vất vả lao khổ, nhưng trong hoàn cảnh đó, Người vẫn yêu thương thông cảm với những cảnh đời đói khổ vất vả lầm than là bạn tù với mình đó là cái tính nhân văn cao nhất của tập thơ này. Như đã nói, dĩ nhiên, tập thơ còn nhiều giá trị khác, nhưng em chỉ nói một phần giá trị của tập thơ là tính nhân văn bởi vì ta thường nói "Lá lành đùm lá rách" nhưng trong bối cảnh tù tội khốn cùng đó, thì đúng là "Lá rách đùm lá nát"!

Quay lại bài thơ này chính vì sự bao dung và đơn sơ của người mẹ khiến cho những người xung quanh nhìn vào và muốn cưới của con gái tuy "nhan sắc không bằng ai, cũng chẳng khéo léo gì, thậm chí có thể là dưới mức bình thường" về làm dâu nhà mình, vì họ tin rằng với một người mẹ như vậy, đứa con gái (những ai là con) của bà chắc chắn cũng sẽ là một người đơn sơ và và bao dung cũng như biết nhường nhịn người khác!

Tóm lại vì sao họ lựa cô ư?

Tính nhân văn! Đó là cái giá trị nhân bản nhất của người Việt Nam và nó luôn luôn được kế thừa và phát huy qua suốt mấy ngàn năm qua: Chúng ta đã từng đánh thắng Nguyên, Mông, Minh, đánh cho chúng tan tác "xích giáp bất hoàn" nhưng khi thắng trận, cha ông chùng ta vẫn cho chúng con đường sống, trở về với cha mẹ vợ con, và thậm chí còn nhún nhuờng sang cầu thân, tiến cống để mong hầu cho sự hòa bình của đất nước, yên vui cho con dân lâu dài !!!

Chính cái tình nhân văn đơn sơ "chứa" trong của bài thơ là một trong những giá trị của dân tộc Việt Nam nói chung, của con người những con người Việt Nam nói riêng, cần được lưu giữ, kế thừa và phát huy cũng như đề cao!
Đó là một trong những giá trị (thành công) mà bài thơ có được vậy!

Dĩ nhiên nếu bàn về tính vần điệu nhịp nhàng của lời thơ, thì như đã nói, các sự việc trong bài thơ được "mô tả" (viết) bằng lời thơ trong tâm thế của một người là đồng bào dân tộc thiểu số mà lại dùng câu chữ vần điệu bác học thì rõ ràng khác nào "Khaki và gấm"! Và nó sẽ phần nào làm giảm đi tính hấp đẫn lôi cuốn, và giá trị của bài thơ vốn có!

Dẫu cho khi nhìn bài thơ hay đọc bài thơ với câu chữ mộc mạc giản dị này ta mới cảm được hết cái hay cái đẹp của nó! Tuy chưa phải là hay nhất!!!
Cũng xin nói rõ là bản thân em không thích bài thơ này về mặt hình thức (bố cục, câu chữ,.............)!

Em cũng xin đưa ra một bài thơ khác, người làm thơ đứng trong vai trò của một người phụ nữ dân tộc thiểu số ca ngợi công lao của người mẹ và trong tâm thế của một người thiểu số, nhưng bài thơ được viết hết sức khéo léo và vần điệu nhịp nhàng, dễ đọc dễ nhớ, lại vô cùng logic!!!!

Xin thú thật, không khi nào đọc bài thơ này mà em không ứa nước mắt!!!


Mười tay
Bồng bồng con nín con ơi
Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay
Ước gì mẹ có mười tay
Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim
Một tay chuốt chỉ luồn kim
Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau
Một tay ôm ấp con đau
Một tay vay gạo, một tay cầu cúng ma
Một tay khung cửi guồng xa
Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa
Một tay đi củi muối dưa
Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn
Tay nào để giữ lấy con
Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay
Bồng bồng con ngủ cho say
Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời
 
Chỉnh sửa cuối:

billyjone

Xe tăng
Biển số
OF-326069
Ngày cấp bằng
5/7/14
Số km
1,438
Động cơ
300,894 Mã lực
Hai hội thơ này mình đều không ưa mà Thích tham gia hội giữa. Nàng Thơ của hội là nhân vât kể về mẹ trong bài thơ đang dậy sóng cộng đồng mạng?
tâm ý của bác thì muốn bên trong nhân văn bên ngoài vần điệu,nhưng đời không như mơ, nó lại hay xảy ra trường hợp bên dưới nhân văn bên trên vần điệu hoặc bên dưới vần điệu bên trên nhân văn bác có muốn xem ảnh minh họa không kaka

Thơ mí thẩn, chả được gì! Em thật đấy :))
Dẹp té thơ đi :))
bác xem ảnh chưa 2 nàng thơ của 2 hội chưa, gia nhập hội nào đấy hay lại đứng giữa
 

billyjone

Xe tăng
Biển số
OF-326069
Ngày cấp bằng
5/7/14
Số km
1,438
Động cơ
300,894 Mã lực
Trước hết xin nói rõ là em không giỏi thơ nhưng cũng xin phép phân tích cái giá trị đặc biệt của bài thơ này!

Điều đầu tiên khi phân tích bài thơ và có thể cảm nhận được nó là phải đặt mình vào tâm trạng cũng như tư tưởng và kiến thức của một người, mà phải nói chính xác là những người Việt Nam trong nhóm dân tộc ít người thì mới hiểu được!
Họ (những người Việt Nam trong nhóm dân tộc ít người) là những con người bình dị mộc mạc, giản đơn, những suy nghĩ của họ hoàn thành chân chất và rất thuần khiết!

Trước mọi vấn đề, những người Việt Nam trong nhóm dân tộc ít người. luôn nhìn ở góc độ rất đơn giản, đôi khi bị người khác đánh giá là ngô nghê!

Nhưng theo em, đó là cái quý nhất của con người mà xưa kia các cụ thường nói "Nhân chi sơ tính bản thiện"
Cái tính bản thiện đó là sự thông cảm và bao dung, bao dung ngay cả với người làm cho mình, cũng như khi bị thiệt thòi hay mất mát!


Người mẹ này khi bị trộm lấy mất đi con gà, hay con lợn, thay vì như những người đàn bà khác chửi đổng lên với những lời nguyền rủa, thì bà lại thông cảm với người ăn cắp mà đồng cảm cũng như mong cho họ giầu có hơn, tốt hơn để không phải đi ăn cắp nữa!


Cái tính nhân văn đó, chính là cái trị cao nhất của bài thơ!

Nếu các bác có học hay đọc qua tập "Nhật ký trong tù" của Hồ chủ tịch (cũng xin nói trước) những giá trị của tập thơ này em không phân tích sâu và hết vì không bút mực nào có thể phân tích hết được cho đầy đủ, Ở đây em chỉ nêu cái nổi bật nhất nhất của tập thơ này là tính nhân văn!

Hồ chủ tịch đã làm tập thơ trong ngữ cảnh người cũng bị tù đầy vất vả lao khổ, nhưng trong hoàn cảnh đó, Người vẫn yêu thương thông cảm với những cảnh đời đói khổ vất vả lầm than là bạn tù với mình đó là cái tính nhân văn cao nhất của tập thơ này. Như đã nói, dĩ nhiên, tập thơ còn nhiều giá trị khác, nhưng em chỉ nói một phần giá trị của tập thơ là tính nhân văn bởi vì ta thường nói "Lá lành đùm lá rách" nhưng trong bối cảnh tù tội khốn cùng đó, thì đúng là "Lá rách đùm lá nát"!

Quay lại bài thơ này chính vì sự bao dung và đơn sơ của người mẹ khiến cho những người xung quanh nhìn vào và muốn cưới của con gái tuy "nhan sắc không bằng ai, cũng chẳng khéo léo gì, thậm chí có thể là dưới mức bình thường" về làm dâu nhà mình, vì họ tin rằng với một người mẹ như vậy, đứa con gái (những ai là con) của bà chắc chắn cũng sẽ là một người đơn sơ và và bao dung cũng như biết nhường nhịn người khác!

Tóm lại vì sao họ lựa cô ư?

Tính nhân văn! Đó là cái giá trị nhân bản nhất của người Việt Nam và nó luôn luôn được kế thừa và phát huy qua suốt mấy ngàn năm qua: Chúng ta đã từng đánh thắng Nguyên, Mông, Minh, đánh cho chúng tan tác "xích giáp bất hoàn" nhưng khi thắng trận, cha ông chùng ta vẫn cho chúng con đường sống, trở về với cha mẹ vợ con, và thậm chí còn nhún nhuờng sang cầu thân, tiến cống để mong hầu cho sự hòa bình của đất nước, yên vui cho con dân lâu dài !!!

Chính cái tình nhân văn đơn sơ "chứa" trong của bài thơ là một trong những giá trị của dân tộc Việt Nam nói chung, của con người những con người Việt Nam nói riêng, cần được lưu giữ, kế thừa và phát huy cũng như đề cao!
Đó là một trong những giá trị (thành công) mà bài thơ có được vậy!

Dĩ nhiên nếu bàn về tính vần điệu nhịp nhàng của lời thơ, thì như đã nói, các sự việc trong bài thơ được "mô tả" (viết) bằng lời thơ trong tâm thế của một người là đồng bào dân tộc thiểu số mà lại dùng câu chữ vần điệu bác học thì rõ ràng khác nào "Khaki và gấm"! Và nó sẽ phần nào làm giảm đi tính hấp đẫn lôi cuốn, và giá trị của bài thơ vốn có!

Dẫu cho khi nhìn bài thơ hay đọc bài thơ với câu chữ mộc mạc giản dị này ta mới cảm được hết cái hay cái đẹp của nó! Tuy chưa phải là hay nhất!!!
Cũng xin nói rõ là bản thân em không thích bài thơ này về mặt hình thức (bố cục, câu chữ,.............)!

Em cũng xin đưa ra một bài thơ khác, người làm thơ đứng trong vai trò của một người phụ nữ dân tộc thiểu số ca ngợi công lao của người mẹ và trong tâm thế của một người thiểu số, nhưng bài thơ được viết hết sức khéo léo và vần điệu nhịp nhàng, dễ đọc dễ nhớ, lại vô cùng logic!!!!

Xin thú thật, không khi nào đọc bài thơ này mà em không ứa nước mắt!!!


Mười tay
Bồng bồng con nín con ơi
Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay
Ước gì mẹ có mười tay
Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim
Một tay chuốt chỉ luồn kim
Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau
Một tay ôm ấp con đau
Một tay vay gạo, một tay cầu cúng ma
Một tay khung cửi guồng xa
Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa
Một tay đi củi muối dưa
Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn
Tay nào để giữ lấy con
Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay
Bồng bồng con ngủ cho say
Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời
Phúc đức tại mẫu, hay nhân chi sơ tính bản thiện, phải vào thớt tâm linh bác mấy thấy được tảng băng chìm khổng lồ thông tin về nó.
Mà đa cảm như bác có khi phải chuẩn bị cái xô mất
Và quan trọng nhất, bác gia nhập hội thơ nào cho khán giả biết được không?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top