- Biển số
- OF-145284
- Ngày cấp bằng
- 10/6/12
- Số km
- 438
- Động cơ
- 367,744 Mã lực
Hay quá, tác giả theo trường phái gì nhỉ
Cụ nói rát chuẩn.Biểu hiện của nền thơ nước nhà đang khủng hoảng nhưng tiến bộ cụ à?
Mẹ tôi chửi kẻ trộm gây tranh cãi: Khủng hoảng nhưng tín hiệu tốt lành
TTO - Câu chuyện ồn ào về giải thưởng thơ của báo Văn Nghệ cho bài thơ Mẹ tôi chửi kẻ trộm mấy ngày qua một lần nữa nói lên nhiều 'vấn đề' còn gây tranh cãi về thơ ca.tuoitre.vn
Hai hội thơ này mình đều không ưa mà Thích tham gia hội giữa. Nàng Thơ của hội là nhân vât kể về mẹ trong bài thơ đang dậy sóng cộng đồng mạng?Bác cầm chắc với em là nàng thơ của hội thơ vần điệu là gái 100%, không bị chuyển giới đấy nhé
thế là em nghĩ ra cách gây quỹ rồi, bất cứ ông nhà thơ nào mà muốn đổi hoạt động từ hội nhà thơ nhân văn sang hội nhà thơ vần điệu nộp 10tr, ông nào đổi hoạt động từ hội nhà thơ vần điệu sang nhân văn nộp 100k.
Nào em bắt đầu thu danh sách, các bác theo hội nào giơ tay nhanh lên, đang miễn phí nhập hội kaka
trong lúc chờ đợi thu danh sách đề nghị bác làm một bài vịnh vẻ đẹp của nàng thơ bên hội thơ nhân văn cho vui nào
Xin mọi người cho lời bình
"Mẹ tôi chửi kẻ trộm
(Tòng Văn Hân)
Những lần gà nhà tôi bị mất
Mẹ tôi chửi:
- Cái đứa trộm gà ơi
Ta cầu mong cho ngươi
Nuôi được gà đầy đàn
Lứa này tiếp lứa khác
Có nhiều gà nhất bản
Có nhiều gà nhất mường!
Những lần lợn con nhà tôi bị mất
Mẹ tôi chửi:
- Đứa nào trộm lợn nhà tôi
Thì hãy có nhiều lợn
Đàn tiếp đàn núc ních
Lứa tiếp lứa không ngừng
Bán được nhiều tiền nhé!
Từ thuở bé đến giờ
Hễ nhà mình mất gà mất lợn
Tôi đều nghe thấy mẹ tôi chửi như thế
Cầu mong cho kẻ trộm kia khá giả
Không bao giờ đến nhà tôi ăn trộm nữa.
Tôi là đứa con gái dưới mức bình thường
Nhan sắc không bằng đám bạn
Khéo léo không bằng người ta
Thế mà có hẳn bốn nhà
Muốn được tôi làm con dâu của họ"
Bị chê trao giải cho những bài thơ ‘dở nhất nước’, ban tổ chức nói gì?
TTO - Ông Khuất Quang Thụy - trưởng ban tổ chức cuộc thi thơ báo Văn Nghệ - nói hoàn toàn tin tưởng vào hội đồng chung khảo chấm giải thơ. Còn chủ tịch hội đồng chung khảo - nhà thơ Hữu Thỉnh - nói ‘Mẹ tôi chửi kẻ trộm’ là bài thơ rất nhân văn.tuoitre.vn
Vậy theo ý cụ qua bài viết của vị tiến sĩ này nền thơ VN đang khủng hoảng ?Em xin "mượn nhời" người có đủ thẩm quyền:
Mấy ngày qua, dư luận tranh cãi về “Mẹ tôi chửi kẻ trộm” của tác giả Tòng Văn Hân, đoạt giải B cuộc thi thơ (chùm thơ gồm 3 bài). Đọc bài viết về đề tài này, cũng là người yêu thơ, tôi có mấy suy nghĩ.
'Mẹ tôi chửi kẻ trộm' - thơ Việt rồi sao?
Trang Wikipedia tiếng Việt định nghĩa thơ: “Thơ là hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lựa từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức logic nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe …”.
Ban giám khảo cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ, gồm những nhà thơ tiếng tăm, theo tiêu chí cuộc thi, họ - đọc, cảm xúc Mẹ tôi chửi kẻ trộm, câu chuyện sau lũy tre làng – như muốn gửi gắm đến mọi người lối sống nhân nghĩa, vị tha. Ở khía cạnh này, tôi tâm đắc với quyết định của ban giám khảo.
Xóm tôi ngày xưa có mụ Quạ (quê tôi gọi mụ không có ý miệt thị), hễ nhà mụ bị mất trộm gà, y như rằng cả xóm ăn chửi! Mụ đi từ đầu đến cuối xóm rủa xả hết thảy, từ chập tối đến khuya. Có hôm, chuẩn bị đi ngủ, tôi vẫn nghe tiếng chửi của mụ, cứ như mình là kẻ trộm gà ấy chứ.
Mấy năm gần đây, trộm chó táo tợn, chó nhà chỉ sơ hở là bị mất. Người dân ai cũng bức xúc. Đã có trường hợp, cẩu tặc bị đốt xe, nhiều người xúm lại đánh nhừ tử, có người tử vong! Xót xa mạng người…
Bài thơ Mẹ tôi chửi kẻ trộm, ghi chép của tác giả sinh hoạt tại làng quê của dân tộc Thái, đáng để mọi người suy ngẫm mà thay đổi. Bởi, độc ác, cay nghiệt với nhau, xã hội sao bình yên?...
Nhà thơ Tòng Văn Hân, tác giả bài thơ "Mẹ tôi chửi kẻ trộm"
Bác Hồ từng viết: “Nay ở trong thơ nên có thép, nhà thơ cũng phải biết xung phong”, xây dựng xóm làng an vui, mọi người sống khoan dung, trách nhiệm không của riêng ai, nhà thơ xung phong là học và làm theo lời Bác.
Thế hệ chúng tôi quen với những bài thơ - lời thơ sâu sắc, vần thơ lúc như hành khúc, lúc là lời hiệu triệu, cũng có lúc sâu lắng tình thơ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt Trời chân lý chói qua tim”. Hay như Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm: “Đất là nơi anh đến trường/ Nước là nơi em tắm/ Đất nước là nơi ta hò hẹn". Gần gũi, da diết!
Nguyên Sa với bài thơ Tháng Sáu trời mưa: “Tháng Sáu trời mưa, trời mưa không ngớt/ Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa/ Anh lạy trời mưa phong tỏa đường về/ Và đêm ơi xin cứ dài vô tận”. Tiếng yêu qua thơ thật réo rắt, thời chúng tôi ai đang yêu đều gối đầu nằm bài thơ trên.
Tôi đọc bài thơ Kỳ diệu những cánh bướm của Nguyễn Quang Thiều, thấy mình sao hẹp hòi: “Chúng ta đổ ra quảng trường, chen lấn và xô đẩy/ Một số ai đó gào thét và nhiều lúc đập phá/ Và chúng ta quên đi, đâu đấy, trong những lùm cây bé bỏng đang rộn rã mùa sinh nở côn trùng…”.
Dẫn ra mấy khổ thơ trên, xin tản mạn cùng bạn đọc, tuyệt nhiên không có ý so sánh với bài thơ Mẹ tôi chửi kẻ trộm. Đọc xong, ngẫm nghĩ, bài thơ nào đọng lại trong ta để lúc buồn – vui lại … thẩn thơ mấy câu thơ?
Gần đây, có ca khúc trình làng, nhanh chóng đạt lượt xem lên tới hàng chục triệu, nhưng sau đó lại mau bị lãng quên.
Công chúng yêu nghệ thuật nói chung, thật đa dạng, vì thế để đạt được đồng ý, đồng tình trong cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ giữa ban giám khảo và công chúng sẽ rất khó. Tuy nhiên, không vì thế mà trách nhiệm không được đặt ra đối với ban giám khảo. Chớ trách công chúng: “Buồn cho tầm đón thơ của nhiều người đọc thơ hiện nay”.
Tôi lại nghĩ, trong cuộc thi thơ, ngoài giải toàn diện (A, B, …), nên có thêm giải khen từng mặt để tùy cơ ứng biến. Ban giám khảo cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ có tính đến không?
Nhà thơ trẻ Amanda Gorman đọc bài thơ The hill we climb do cô tự viết tại lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Joe Biden. Sau khi tham gia sự kiện đó, tuyển tập thơ của Amanda Gorman được tìm mua nên bán rất chạy. Sự tưởng thưởng cả về tinh thần và vật chất.
“Chúng ta tin vào chân lý ấy, vào phận số ấy/ Như xưa kia chúng ta vẫn nhìn tới tương lai/ Lịch sử đang trông chờ ở chúng ta…” (Trích The hill we climb)
Từ “Mẹ tôi chửi kẻ trộm”, thơ Việt rồi sao?
TS Nguyễn Hoàng Chương
Link: https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/sach/me-toi-chui-ke-trom-tho-viet-roi-sao-727278.html
Vậy theo ý cụ qua bài viết của vị tiến sĩ này nền thơ VN đang khủng hoảng ?
Trích
"Tôi là đứa con gái dưới mức bình thường
.......................................
Thế mà có hẳn bốn nhà
Muốn được tôi làm con dâu của họ"
Thế là thế nào nhỉ?!?!
Chính vì vấn đề vần điệu trong bài đặt giải thơ này mà có người nói là "dở nhất nước " và phê phán luôn ban giám khảo đó cụKhi xưa mình không hiểu vì sao trước mỗi kỳ tập trung đội tuyển VN, báo chí hay có những bài viết kiểu như: Văn Quyến thương mẹ, ABC hiếu thảo, XYZ chăm ngoan học giỏi...
Giờ mình mới hiểu, làm 1 tuyển thủ quốc gia, đạo đức gia đình mới là yếu tố quan trọng nhất, chứ không phải là kỹ năng đá banh.
Nhưng bagi thơ này cũng có 1 chút vần điệu đó chứ, chỉ là hơi ít.
Mọi người chỉ biết đây là một trong hai bài chất lượng nhất trong số mấy ngàn bài mà ban giám khảo chọn ra, vậy thôiKo hiểu bài này giải B, vậy những bài giải C hoặc không đạt giải thì thế nào nhỉ
Xin mọi người cho lời bình
"Mẹ tôi chửi kẻ trộm
(Tòng Văn Hân)
Những lần gà nhà tôi bị mất
Mẹ tôi chửi:
- Cái đứa trộm gà ơi
Ta cầu mong cho ngươi
Nuôi được gà đầy đàn
Lứa này tiếp lứa khác
Có nhiều gà nhất bản
Có nhiều gà nhất mường!
Những lần lợn con nhà tôi bị mất
Mẹ tôi chửi:
- Đứa nào trộm lợn nhà tôi
Thì hãy có nhiều lợn
Đàn tiếp đàn núc ních
Lứa tiếp lứa không ngừng
Bán được nhiều tiền nhé!
Từ thuở bé đến giờ
Hễ nhà mình mất gà mất lợn
Tôi đều nghe thấy mẹ tôi chửi như thế
Cầu mong cho kẻ trộm kia khá giả
Không bao giờ đến nhà tôi ăn trộm nữa.
Tôi là đứa con gái dưới mức bình thường
Nhan sắc không bằng đám bạn
Khéo léo không bằng người ta
Thế mà có hẳn bốn nhà
Muốn được tôi làm con dâu của họ"
Bị chê trao giải cho những bài thơ ‘dở nhất nước’, ban tổ chức nói gì?
TTO - Ông Khuất Quang Thụy - trưởng ban tổ chức cuộc thi thơ báo Văn Nghệ - nói hoàn toàn tin tưởng vào hội đồng chung khảo chấm giải thơ. Còn chủ tịch hội đồng chung khảo - nhà thơ Hữu Thỉnh - nói ‘Mẹ tôi chửi kẻ trộm’ là bài thơ rất nhân văn.tuoitre.vn
Trích
"Tôi là đứa con gái dưới mức bình thường
Nhan sắc không bằng đám bạn
Khéo léo không bằng người ta
Thế mà có hẳn bốn nhà
Muốn được tôi làm con dâu của họ"
Thế là thế nào nhỉ?!?!
Là "Phúc đức tại mẫu", bác ạ!
Hay nói kiểu dân gian: "Mua trâu chọn nái, lấy gái lựa dòng" (hay Mua heo chọn nái, mua gái chọn dòng: Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi)
Em ko hiểu về thơ phú lắm nhưng em đoán muốn gọi là thơ hay phải có giá trị. Nếu không có giá trị nghệ thuật (văn vần etc.) thì cũng phải có giá trị về nội dung tư tưởng chứ ạ. Như thơ của Puskin ko phải là văn vần nhưng để phân tích ra thì có rất nhiều thứ. Cụ nào giỏi thơ phân tích hộ bài này có giá trị gì đặc biệt được không ạ?
tâm ý của bác thì muốn bên trong nhân văn bên ngoài vần điệu,nhưng đời không như mơ, nó lại hay xảy ra trường hợp bên dưới nhân văn bên trên vần điệu hoặc bên dưới vần điệu bên trên nhân văn bác có muốn xem ảnh minh họa không kakaHai hội thơ này mình đều không ưa mà Thích tham gia hội giữa. Nàng Thơ của hội là nhân vât kể về mẹ trong bài thơ đang dậy sóng cộng đồng mạng?
bác xem ảnh chưa 2 nàng thơ của 2 hội chưa, gia nhập hội nào đấy hay lại đứng giữaThơ mí thẩn, chả được gì! Em thật đấy
Dẹp té thơ đi
Phúc đức tại mẫu, hay nhân chi sơ tính bản thiện, phải vào thớt tâm linh bác mấy thấy được tảng băng chìm khổng lồ thông tin về nó.Trước hết xin nói rõ là em không giỏi thơ nhưng cũng xin phép phân tích cái giá trị đặc biệt của bài thơ này!
Điều đầu tiên khi phân tích bài thơ và có thể cảm nhận được nó là phải đặt mình vào tâm trạng cũng như tư tưởng và kiến thức của một người, mà phải nói chính xác là những người Việt Nam trong nhóm dân tộc ít người thì mới hiểu được!
Họ (những người Việt Nam trong nhóm dân tộc ít người) là những con người bình dị mộc mạc, giản đơn, những suy nghĩ của họ hoàn thành chân chất và rất thuần khiết!
Trước mọi vấn đề, những người Việt Nam trong nhóm dân tộc ít người. luôn nhìn ở góc độ rất đơn giản, đôi khi bị người khác đánh giá là ngô nghê!
Nhưng theo em, đó là cái quý nhất của con người mà xưa kia các cụ thường nói "Nhân chi sơ tính bản thiện"
Cái tính bản thiện đó là sự thông cảm và bao dung, bao dung ngay cả với người làm cho mình, cũng như khi bị thiệt thòi hay mất mát!
Người mẹ này khi bị trộm lấy mất đi con gà, hay con lợn, thay vì như những người đàn bà khác chửi đổng lên với những lời nguyền rủa, thì bà lại thông cảm với người ăn cắp mà đồng cảm cũng như mong cho họ giầu có hơn, tốt hơn để không phải đi ăn cắp nữa!
Cái tính nhân văn đó, chính là cái trị cao nhất của bài thơ!
Nếu các bác có học hay đọc qua tập "Nhật ký trong tù" của Hồ chủ tịch (cũng xin nói trước) những giá trị của tập thơ này em không phân tích sâu và hết vì không bút mực nào có thể phân tích hết được cho đầy đủ, Ở đây em chỉ nêu cái nổi bật nhất nhất của tập thơ này là tính nhân văn!
Hồ chủ tịch đã làm tập thơ trong ngữ cảnh người cũng bị tù đầy vất vả lao khổ, nhưng trong hoàn cảnh đó, Người vẫn yêu thương thông cảm với những cảnh đời đói khổ vất vả lầm than là bạn tù với mình đó là cái tính nhân văn cao nhất của tập thơ này. Như đã nói, dĩ nhiên, tập thơ còn nhiều giá trị khác, nhưng em chỉ nói một phần giá trị của tập thơ là tính nhân văn bởi vì ta thường nói "Lá lành đùm lá rách" nhưng trong bối cảnh tù tội khốn cùng đó, thì đúng là "Lá rách đùm lá nát"!
Quay lại bài thơ này chính vì sự bao dung và đơn sơ của người mẹ khiến cho những người xung quanh nhìn vào và muốn cưới của con gái tuy "nhan sắc không bằng ai, cũng chẳng khéo léo gì, thậm chí có thể là dưới mức bình thường" về làm dâu nhà mình, vì họ tin rằng với một người mẹ như vậy, đứa con gái (những ai là con) của bà chắc chắn cũng sẽ là một người đơn sơ và và bao dung cũng như biết nhường nhịn người khác!
Tóm lại vì sao họ lựa cô ư?
Tính nhân văn! Đó là cái giá trị nhân bản nhất của người Việt Nam và nó luôn luôn được kế thừa và phát huy qua suốt mấy ngàn năm qua: Chúng ta đã từng đánh thắng Nguyên, Mông, Minh, đánh cho chúng tan tác "xích giáp bất hoàn" nhưng khi thắng trận, cha ông chùng ta vẫn cho chúng con đường sống, trở về với cha mẹ vợ con, và thậm chí còn nhún nhuờng sang cầu thân, tiến cống để mong hầu cho sự hòa bình của đất nước, yên vui cho con dân lâu dài !!!
Chính cái tình nhân văn đơn sơ "chứa" trong của bài thơ là một trong những giá trị của dân tộc Việt Nam nói chung, của con người những con người Việt Nam nói riêng, cần được lưu giữ, kế thừa và phát huy cũng như đề cao!
Đó là một trong những giá trị (thành công) mà bài thơ có được vậy!
Dĩ nhiên nếu bàn về tính vần điệu nhịp nhàng của lời thơ, thì như đã nói, các sự việc trong bài thơ được "mô tả" (viết) bằng lời thơ trong tâm thế của một người là đồng bào dân tộc thiểu số mà lại dùng câu chữ vần điệu bác học thì rõ ràng khác nào "Khaki và gấm"! Và nó sẽ phần nào làm giảm đi tính hấp đẫn lôi cuốn, và giá trị của bài thơ vốn có!
Dẫu cho khi nhìn bài thơ hay đọc bài thơ với câu chữ mộc mạc giản dị này ta mới cảm được hết cái hay cái đẹp của nó! Tuy chưa phải là hay nhất!!!
Cũng xin nói rõ là bản thân em không thích bài thơ này về mặt hình thức (bố cục, câu chữ,.............)!
Em cũng xin đưa ra một bài thơ khác, người làm thơ đứng trong vai trò của một người phụ nữ dân tộc thiểu số ca ngợi công lao của người mẹ và trong tâm thế của một người thiểu số, nhưng bài thơ được viết hết sức khéo léo và vần điệu nhịp nhàng, dễ đọc dễ nhớ, lại vô cùng logic!!!!
Xin thú thật, không khi nào đọc bài thơ này mà em không ứa nước mắt!!!
Mười tayBồng bồng con nín con ơiDưới sông cá lội, ở trên trời chim bayƯớc gì mẹ có mười tayTay kia bắt cá, còn tay này bắn chimMột tay chuốt chỉ luồn kimMột tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rauMột tay ôm ấp con đauMột tay vay gạo, một tay cầu cúng maMột tay khung cửi guồng xaMột tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưaMột tay đi củi muối dưaCòn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đònTay nào để giữ lấy conTay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tayBồng bồng con ngủ cho sayDưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời