[Funland] Bài thơ "dở nhất nước " được trao giải trong cuộc thi thơ báo Văn nghệ

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,402
Động cơ
255,630 Mã lực
Nhưng với ban giám khảo thì đây vẫn là bài thơ đoạt giải cao mà?
Ban bánh khảo một tay phá tan ranh giới giữa văn xuôi và thơ, trao giải tùm lum.
Giờ ban bánh khảo khác lấy bài văn xuôi này để trao giải tiểu thuyết xuất sắc, cũng đành chịu.
 

Grandis 2005

Xe điện
Biển số
OF-80914
Ngày cấp bằng
22/12/10
Số km
3,737
Động cơ
438,814 Mã lực
Gửi các bác một góc nhìn từ ông bạn em trong Hội nhà Ther HN:

THƠ CA - ĐA QUAN NIỆM

Hoàng Đăng Khoa

1. Đa quan niệm về yếu tính của thơ

Có thể nói, khi đọc thơ, ai cũng có cho riêng mình một định nghĩa về thơ, một quan niệm về yếu tính của thơ, phản ánh trung thực năng lực cảm thụ và tạng riêng trong cảm thụ. Với người này, yếu tính của thơ là tứ, cấu tứ: "Tứ thơ, cấu tứ thơ chính là dấu vết cuối cùng để nhận biết đó là “thơ” hay “không thơ” trong các bút pháp có tính hậu hiện đại" (Nguyễn Đức Tùng); nhưng với người khác thì: "Thơ hiện đại không nhất thiết lúc nào cũng lập tứ. Hạt chữ được ‘ném’ đúng chỗ tự thân sẽ nảy mầm, sẽ phát sáng, sẽ tuần hoàn, sẽ ảo diệu đến… vô ngôn" (Phan Hoàng). Người này quan niệm yếu tính của thơ là cách "làm chữ", cách tổ chức ngôn ngữ: "Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này" (Phan Ngọc), thơ là cách "sử dụng ngôn ngữ", là "cấu trúc riêng" để "tạo hiệu ứng đặc biệt nơi người đọc", "hình thức của nó, cách tổ chức ngôn ngữ của nó là điều quyết định để cho nó trở thành thơ" (Quốc Việt), thơ là "bóp méo ngôn ngữ hàng ngày một cách nghệ thuật" (Thụy Khuê), chữ "chính là yếu tính của thơ; vì nếu viết không khéo, chữ chỉ là những câu nói giao tiếp có vần hoặc không vần mà thôi" (Triệu Từ Truyền)...; nhưng người khác lại quan niệm "chữ" chỉ là phương tiện để đi đến mục đích là được phơi trải, bộc giãi: "Bài thơ thực sự sống bằng đời sống tinh thần khác biệt, trội vượt của tác giả, chứ không sống bằng hình thức thuần túy kí hiệu của văn bản thơ. Chữ là phương tiện, chữ chưa bao giờ là mục đích của thơ. Đó là chân lí không thể thay đổi" (Dương Kiều Minh), "Xét cho cùng thì chữ dù là phương tiện hay mục đích thì cái cuối cùng vẫn là điều tôi muốn chia sẻ, muốn giãi bày với độc giả là gì" (Trương Trọng Nghĩa), "Thơ sinh ra không phải cho người đời chơi chữ, mà cốt để chuyển tải nỗi lòng" (Vương Trọng)... Người này quan niệm yếu tính của thơ là nhạc điệu: Yếu tính của thơ là "cấu trúc âm nhạc nội tại của nó" (Nguyễn Đức Tùng), "Thiếu nhạc tính cho thơ, những yếu tố khác như tư tưởng, không thể bay lên và tạo cảm xúc nơi người đọc" (Khế Iêm), "Dù thế nào, thơ vẫn phải có nhạc điệu" (Phạm Sỹ Sáu), "Thiết nghĩ thơ hay đến mấy, cao siêu đến mấy nếu thiếu vần điệu khác nào cho ăn mà không cho uống, hỏi làm sao tiêu hóa được" (Dương Danh Dũng)...; người khác lại quan niệm yếu tính của thơ là xúc cảm: "Yếu tính của thơ là xúc động, tình cảm" (Mã Giang Lân), "Yếu tính của văn chương đương đại chính là nhằm diễn tả trực tiếp các cảm xúc" (Nguyễn Viện)...; người khác nữa lại quan niệm yếu tính của thơ là tư tưởng: "Cái quan trọng nhất của một bài thơ là cái tình và cái tầm của tư tưởng mà nó mang đến cho người đọc" (Trần Mạnh Hảo)... Cứ như vậy, người ta khó tìm được tri âm rộng rãi trong quan niệm về yếu tính của thơ. Một khi đã quan niệm về yếu tính của thơ không giống nhau thì trước một đối tượng thơ bất kì đều xảy ra hiện tượng đa tiếp nhận. Chẳng hạn, đọc thơ Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Dương Tường, Hoàng Hưng, những ai quan niệm yếu tính của thơ là cách "làm chữ", cách tổ chức ngôn ngữ thì sẽ cho đây là "thơ đến tận cùng", tác giả của chúng là những "phu chữ"; những ai quan niệm yếu tính của thơ là "điều chia sẻ, giãi bày" thì sẽ vội vàng cho đây là thơ "hũ nút"; những ai gặp gỡ cái mà theo mình là yếu tính của thơ thì sẽ cho đây là "chính thơ", ngược lại, những ai tìm hoài không thấy thì sẽ cho đây là "phản thơ"...

2. Đa quan niệm về hay - dở, mới - cũ của thơ

Về hay - dở của thơ, quả đa quan niệm. Có quan niệm thiên về nội dung: "Bài thơ hay nhiều khi không còn thấy thơ đâu mà chỉ thấy cuộc đời, tâm trạng và số phận" (Vương Trọng); có quan niệm thiên về hình thức: chỉ cần dùng chữ nghĩa cho "đúng chỗ", "hợp văn cảnh" là có thơ hay (Nguyễn Đình San); có quan niệm lại chia đều cho tổng thể: tác phẩm văn học "…phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung. Cái hay là ở cái sự phát minh và khám phá đó" (Phạm Xuân Nguyên), "Cái hay cái đẹp nghệ thuật cũng tồn tại trong tổng thể tác phẩm, trong mọi yếu tố của tác phẩm văn chương" (Bùi Công Thuấn)...

Có người lấy tiêu chí bạn đọc để định vị sự hay - dở của thơ. Nhưng nhiều người lại không đồng nhất khái niệm "thơ hay" và "thơ có giá trị". Vương Trọng nói: "Thơ hay là thơ được nhiều người yêu thích”, nhưng Mai Văn Phấn lại nói: được nhiều bạn đọc chia sẻ "không phải là cứu cánh của những thi sĩ chân chính", và Bùi Công Thuấn cũng nói: "...không nên lầm lẫn giữa cái hay với giá trị của tác phẩm".

Đỗ Lai Thúy phát biểu: "Có nhiều người, nhất là những bậc trưởng thượng, thường cho rằng văn chương chỉ cần hay xá gì mới, hiện đại! Đúng vậy, mới, hiện đại chưa chắc đã hay, càng không đồng nghĩa với hay. Nhưng thơ Đường cách ta hơn ngàn năm mà nay đọc vẫn thấy xúc động, vẫn thấy hay, vậy ta có nên cứ viết theo thi pháp của thơ Đường không?". Như vậy, thơ, ngoài điều kiện cần là Hay, còn đòi hỏi điều kiện đủ là Mới, là Hiện đại. Nhưng, thế nào là mới - cũ, hiện đại - truyền thống của thơ thì cũng đa quan niệm. Một bộ phận người tiếp nhận cho rằng thơ chỉ được coi là mới, là hiện đại khi nó hiện diện dưới một hình thức mới. Nguyễn Thái Dương nói: "Cái mới, ngoài cái tứ còn là hình thức, mà chủ yếu là hình thức. Khi có hình thức mới thì nội dung cũng mới theo". Trần Tiến Dũng cũng thiên về hình thức khi nhấn mạnh đến yếu tố "vật liệu": "Dù thơ vần hay thơ tự do, thơ của chúng ta hôm nay phải được viết bằng vật liệu của thời đại này, thứ vật liệu mà ngôn ngữ thơ thể hiện phải là thứ vật liệu đời sống đang dùng (...) Vật liệu mà ngôn ngữ thơ thể hiện có thể không đủ làm nên một bài thơ hay, nhưng đó là tiêu chuẩn để xác định bài thơ đó có thuộc về ngày hôm nay hay không". Tuy nhiên, nhiều người lại quả quyết rằng, nội dung mới quyết định hình thức. Mới hóa, hiện đại hóa hình thức chỉ là thao tác ở "phần ngọn", còn nội dung, tinh thần, tư duy, tâm hồn... mới là "phần gốc". Vương Trọng nói: "Đổi mới hình thức thì dễ, và dễ học theo, đổi mới về nội dung mới khó". Nguyễn Thị Minh Thái nói: "Phải đổi mới từ nội dung chứ không phải từ dăm ba cái bên ngoài làm thời thượng". Với Yến Nhi: "Nhiều người chỉ quan tâm đến Cái Mới của Thơ trên phương diện sự tân kì của các yếu tố hình thức nghệ thuật. Thực ra cái mới của sự xúc cảm, của chiều sâu trí tuệ, của cách nhìn cuộc sống tạo nên Cái Mới của Thơ chứ không phải là những mô-típ, những hình ảnh mô phỏng hoặc những biểu hiện có vẻ là lạ của hình thức nghệ thuật, của ngôn ngữ thi ca". Trần Đăng Thao thì dứt khoát: "Phải đổi mới từ tư duy". Lê Minh Quốc thẳng thắn: "Đi tìm cái mới trong thơ ư? Nhà thơ, anh hãy hỏi tâm hồn của chính anh". Cùng quan điểm này, Nguyễn Thái Dương phát biểu: "... cái mới ở ngay trong tâm hồn mình. Nếu tâm hồn trống rỗng thì văn chương thất bại"; Vương Trọng nói: "Cũ kĩ hay không cũng đều nằm trong hồn của tác giả chứ không phải ở trong thể loại"; Hữu Thỉnh nói: "Muốn có cái mới trong văn học trước hết là phải có cái mới trong tâm hồn, trong cảm xúc, trong tình cảm, trong tư tưởng, chứ không phải chỉ hình thức"; Lê Khánh Mai nói: "...hạt nhân của đổi mới phải ở tinh thần mới, ở hồn cốt mang tâm thế thời đại của nhà thơ"...

Cái sự hay - dở, mới - cũ của thơ quả có ba bảy đường; khái niệm dở - hay, cũ - mới của thơ là những khái niệm "mở", trừu tượng và chủ quan.


3. Chưa bao giờ như bây giờ, không chỉ phía chủ thể sáng tạo mà cả phía chủ thể tiếp nhận thơ lại có sự phân hóa sâu sắc và mãnh liệt. Trong thời đại ngày nay, mọi tham vọng độc chiếm chân lí đều trở nên lố bịch. Lí thuyết hiện tượng luận quan niệm, sự vật, hiện tượng không có “bản gốc”, chỉ hiện tồn vô vàn “dị bản” qua từng cái nhìn, cách nhìn cá nhân, chủ quan. Vậy nên, không ai có quyền lấy quan niệm, thị hiếu thẩm mĩ của mình để can gián, áp đặt người khác. Phải hướng đến thiết tạo một môi trường văn hóa đọc lành mạnh, ở đó, mọi tiếng nói, mọi cách thưởng thức thơ tự do, dân chủ của con người hiện đại đều được tôn trọng. Tuy nhiên, không thể vin vào tính “mở”, trừu tượng của thơ, vin vào quyền chủ quan và tự do của chủ thể tiếp nhận thơ để cố tình “lập lờ đánh lận con đen”, gây nhiễu sóng nơi cộng đồng đọc. Chỉ có tâm thế cởi mở, tinh thần trách nhiệm, thái độ đối thoại, cách tiếp cận nhân văn thì mới có thể tránh khỏi "cọc cạch" (chữ dùng của GS.TS.NGND Trần Đình Sử) trong đọc thơ hôm nay.
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,325
Động cơ
514,364 Mã lực
giống văn xuôi hơn là thơ...
Đây là một bài đánh giá về cuộc thi thơ này. Thế mới biết chọn thơ hay phù hợp với mọi người quá là khó khăn?
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,325
Động cơ
514,364 Mã lực
Gửi các bác một góc nhìn từ ông bạn em trong Hội nhà Ther HN:

THƠ CA - ĐA QUAN NIỆM

Hoàng Đăng Khoa

1. Đa quan niệm về yếu tính của thơ

Có thể nói, khi đọc thơ, ai cũng có cho riêng mình một định nghĩa về thơ, một quan niệm về yếu tính của thơ, phản ánh trung thực năng lực cảm thụ và tạng riêng trong cảm thụ. Với người này, yếu tính của thơ là tứ, cấu tứ: "Tứ thơ, cấu tứ thơ chính là dấu vết cuối cùng để nhận biết đó là “thơ” hay “không thơ” trong các bút pháp có tính hậu hiện đại" (Nguyễn Đức Tùng); nhưng với người khác thì: "Thơ hiện đại không nhất thiết lúc nào cũng lập tứ. Hạt chữ được ‘ném’ đúng chỗ tự thân sẽ nảy mầm, sẽ phát sáng, sẽ tuần hoàn, sẽ ảo diệu đến… vô ngôn" (Phan Hoàng). Người này quan niệm yếu tính của thơ là cách "làm chữ", cách tổ chức ngôn ngữ: "Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này" (Phan Ngọc), thơ là cách "sử dụng ngôn ngữ", là "cấu trúc riêng" để "tạo hiệu ứng đặc biệt nơi người đọc", "hình thức của nó, cách tổ chức ngôn ngữ của nó là điều quyết định để cho nó trở thành thơ" (Quốc Việt), thơ là "bóp méo ngôn ngữ hàng ngày một cách nghệ thuật" (Thụy Khuê), chữ "chính là yếu tính của thơ; vì nếu viết không khéo, chữ chỉ là những câu nói giao tiếp có vần hoặc không vần mà thôi" (Triệu Từ Truyền)...; nhưng người khác lại quan niệm "chữ" chỉ là phương tiện để đi đến mục đích là được phơi trải, bộc giãi: "Bài thơ thực sự sống bằng đời sống tinh thần khác biệt, trội vượt của tác giả, chứ không sống bằng hình thức thuần túy kí hiệu của văn bản thơ. Chữ là phương tiện, chữ chưa bao giờ là mục đích của thơ. Đó là chân lí không thể thay đổi" (Dương Kiều Minh), "Xét cho cùng thì chữ dù là phương tiện hay mục đích thì cái cuối cùng vẫn là điều tôi muốn chia sẻ, muốn giãi bày với độc giả là gì" (Trương Trọng Nghĩa), "Thơ sinh ra không phải cho người đời chơi chữ, mà cốt để chuyển tải nỗi lòng" (Vương Trọng)... Người này quan niệm yếu tính của thơ là nhạc điệu: Yếu tính của thơ là "cấu trúc âm nhạc nội tại của nó" (Nguyễn Đức Tùng), "Thiếu nhạc tính cho thơ, những yếu tố khác như tư tưởng, không thể bay lên và tạo cảm xúc nơi người đọc" (Khế Iêm), "Dù thế nào, thơ vẫn phải có nhạc điệu" (Phạm Sỹ Sáu), "Thiết nghĩ thơ hay đến mấy, cao siêu đến mấy nếu thiếu vần điệu khác nào cho ăn mà không cho uống, hỏi làm sao tiêu hóa được" (Dương Danh Dũng)...; người khác lại quan niệm yếu tính của thơ là xúc cảm: "Yếu tính của thơ là xúc động, tình cảm" (Mã Giang Lân), "Yếu tính của văn chương đương đại chính là nhằm diễn tả trực tiếp các cảm xúc" (Nguyễn Viện)...; người khác nữa lại quan niệm yếu tính của thơ là tư tưởng: "Cái quan trọng nhất của một bài thơ là cái tình và cái tầm của tư tưởng mà nó mang đến cho người đọc" (Trần Mạnh Hảo)... Cứ như vậy, người ta khó tìm được tri âm rộng rãi trong quan niệm về yếu tính của thơ. Một khi đã quan niệm về yếu tính của thơ không giống nhau thì trước một đối tượng thơ bất kì đều xảy ra hiện tượng đa tiếp nhận. Chẳng hạn, đọc thơ Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Dương Tường, Hoàng Hưng, những ai quan niệm yếu tính của thơ là cách "làm chữ", cách tổ chức ngôn ngữ thì sẽ cho đây là "thơ đến tận cùng", tác giả của chúng là những "phu chữ"; những ai quan niệm yếu tính của thơ là "điều chia sẻ, giãi bày" thì sẽ vội vàng cho đây là thơ "hũ nút"; những ai gặp gỡ cái mà theo mình là yếu tính của thơ thì sẽ cho đây là "chính thơ", ngược lại, những ai tìm hoài không thấy thì sẽ cho đây là "phản thơ"...

2. Đa quan niệm về hay - dở, mới - cũ của thơ

Về hay - dở của thơ, quả đa quan niệm. Có quan niệm thiên về nội dung: "Bài thơ hay nhiều khi không còn thấy thơ đâu mà chỉ thấy cuộc đời, tâm trạng và số phận" (Vương Trọng); có quan niệm thiên về hình thức: chỉ cần dùng chữ nghĩa cho "đúng chỗ", "hợp văn cảnh" là có thơ hay (Nguyễn Đình San); có quan niệm lại chia đều cho tổng thể: tác phẩm văn học "…phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung. Cái hay là ở cái sự phát minh và khám phá đó" (Phạm Xuân Nguyên), "Cái hay cái đẹp nghệ thuật cũng tồn tại trong tổng thể tác phẩm, trong mọi yếu tố của tác phẩm văn chương" (Bùi Công Thuấn)...

Có người lấy tiêu chí bạn đọc để định vị sự hay - dở của thơ. Nhưng nhiều người lại không đồng nhất khái niệm "thơ hay" và "thơ có giá trị". Vương Trọng nói: "Thơ hay là thơ được nhiều người yêu thích”, nhưng Mai Văn Phấn lại nói: được nhiều bạn đọc chia sẻ "không phải là cứu cánh của những thi sĩ chân chính", và Bùi Công Thuấn cũng nói: "...không nên lầm lẫn giữa cái hay với giá trị của tác phẩm".

Đỗ Lai Thúy phát biểu: "Có nhiều người, nhất là những bậc trưởng thượng, thường cho rằng văn chương chỉ cần hay xá gì mới, hiện đại! Đúng vậy, mới, hiện đại chưa chắc đã hay, càng không đồng nghĩa với hay. Nhưng thơ Đường cách ta hơn ngàn năm mà nay đọc vẫn thấy xúc động, vẫn thấy hay, vậy ta có nên cứ viết theo thi pháp của thơ Đường không?". Như vậy, thơ, ngoài điều kiện cần là Hay, còn đòi hỏi điều kiện đủ là Mới, là Hiện đại. Nhưng, thế nào là mới - cũ, hiện đại - truyền thống của thơ thì cũng đa quan niệm. Một bộ phận người tiếp nhận cho rằng thơ chỉ được coi là mới, là hiện đại khi nó hiện diện dưới một hình thức mới. Nguyễn Thái Dương nói: "Cái mới, ngoài cái tứ còn là hình thức, mà chủ yếu là hình thức. Khi có hình thức mới thì nội dung cũng mới theo". Trần Tiến Dũng cũng thiên về hình thức khi nhấn mạnh đến yếu tố "vật liệu": "Dù thơ vần hay thơ tự do, thơ của chúng ta hôm nay phải được viết bằng vật liệu của thời đại này, thứ vật liệu mà ngôn ngữ thơ thể hiện phải là thứ vật liệu đời sống đang dùng (...) Vật liệu mà ngôn ngữ thơ thể hiện có thể không đủ làm nên một bài thơ hay, nhưng đó là tiêu chuẩn để xác định bài thơ đó có thuộc về ngày hôm nay hay không". Tuy nhiên, nhiều người lại quả quyết rằng, nội dung mới quyết định hình thức. Mới hóa, hiện đại hóa hình thức chỉ là thao tác ở "phần ngọn", còn nội dung, tinh thần, tư duy, tâm hồn... mới là "phần gốc". Vương Trọng nói: "Đổi mới hình thức thì dễ, và dễ học theo, đổi mới về nội dung mới khó". Nguyễn Thị Minh Thái nói: "Phải đổi mới từ nội dung chứ không phải từ dăm ba cái bên ngoài làm thời thượng". Với Yến Nhi: "Nhiều người chỉ quan tâm đến Cái Mới của Thơ trên phương diện sự tân kì của các yếu tố hình thức nghệ thuật. Thực ra cái mới của sự xúc cảm, của chiều sâu trí tuệ, của cách nhìn cuộc sống tạo nên Cái Mới của Thơ chứ không phải là những mô-típ, những hình ảnh mô phỏng hoặc những biểu hiện có vẻ là lạ của hình thức nghệ thuật, của ngôn ngữ thi ca". Trần Đăng Thao thì dứt khoát: "Phải đổi mới từ tư duy". Lê Minh Quốc thẳng thắn: "Đi tìm cái mới trong thơ ư? Nhà thơ, anh hãy hỏi tâm hồn của chính anh". Cùng quan điểm này, Nguyễn Thái Dương phát biểu: "... cái mới ở ngay trong tâm hồn mình. Nếu tâm hồn trống rỗng thì văn chương thất bại"; Vương Trọng nói: "Cũ kĩ hay không cũng đều nằm trong hồn của tác giả chứ không phải ở trong thể loại"; Hữu Thỉnh nói: "Muốn có cái mới trong văn học trước hết là phải có cái mới trong tâm hồn, trong cảm xúc, trong tình cảm, trong tư tưởng, chứ không phải chỉ hình thức"; Lê Khánh Mai nói: "...hạt nhân của đổi mới phải ở tinh thần mới, ở hồn cốt mang tâm thế thời đại của nhà thơ"...

Cái sự hay - dở, mới - cũ của thơ quả có ba bảy đường; khái niệm dở - hay, cũ - mới của thơ là những khái niệm "mở", trừu tượng và chủ quan.


3. Chưa bao giờ như bây giờ, không chỉ phía chủ thể sáng tạo mà cả phía chủ thể tiếp nhận thơ lại có sự phân hóa sâu sắc và mãnh liệt. Trong thời đại ngày nay, mọi tham vọng độc chiếm chân lí đều trở nên lố bịch. Lí thuyết hiện tượng luận quan niệm, sự vật, hiện tượng không có “bản gốc”, chỉ hiện tồn vô vàn “dị bản” qua từng cái nhìn, cách nhìn cá nhân, chủ quan. Vậy nên, không ai có quyền lấy quan niệm, thị hiếu thẩm mĩ của mình để can gián, áp đặt người khác. Phải hướng đến thiết tạo một môi trường văn hóa đọc lành mạnh, ở đó, mọi tiếng nói, mọi cách thưởng thức thơ tự do, dân chủ của con người hiện đại đều được tôn trọng. Tuy nhiên, không thể vin vào tính “mở”, trừu tượng của thơ, vin vào quyền chủ quan và tự do của chủ thể tiếp nhận thơ để cố tình “lập lờ đánh lận con đen”, gây nhiễu sóng nơi cộng đồng đọc. Chỉ có tâm thế cởi mở, tinh thần trách nhiệm, thái độ đối thoại, cách tiếp cận nhân văn thì mới có thể tránh khỏi "cọc cạch" (chữ dùng của GS.TS.NGND Trần Đình Sử) trong đọc thơ hôm nay.
Cám ơn cụ. Như vậy việc đánh giá bài thơ này, hay hay dở, thơ hay là văn xuôi cũng là chuyện bình thường vì quan niệm của từng người trong hiểu biết và cảm nhận thơ có khác nhau.
 

MAYBACH18

Xe hơi
Biển số
OF-464520
Ngày cấp bằng
23/10/16
Số km
174
Động cơ
48 Mã lực
Tuổi
46
Mẹ em cũng chởi cái tủ lạnh thế đấy.;))

Này đám tủ lạnh ơi.
Cầu cho bụng mày đầy.
Ngàn héc ta cho cháu.
Cầu cho con mày máu.
Bay qua Mỹ mà mua.
Cầu công ty mày cua.
Cho sạch trơn thuề tiến.
Cầu cho vợ mày biến.
Sánh chích phục mày thôi.
.....

Thấy có vẻ cũng ổn vì mọi thứ đều dư mẹ em cầu, chắc tủ lạnh cũng sắp đầy bụng và tầm đôi ký thể nữa sẽ dừng gom. :))
Bài thơ này nếu em là giám khảo em cho giải A+.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,093
Động cơ
548,432 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Em thì cứ thấy thơ là mót đi đồng, nhưng đọc bài này chỉ xì hơi thôi. Trao giải B không có giải A cũng được. Không đến nỗi nào.
 

tamock

Xe tăng
Biển số
OF-196528
Ngày cấp bằng
30/5/13
Số km
1,003
Động cơ
329,644 Mã lực
Phải là "thơ" đã? Bài này không vần nên không thơ?

Nhưng thơ không chỉ là vần điệu. Mình hay nói cái này hay cái kia thi vị, tức là có chất thơ, đâu phải chỉ do vần điệu. Nên em nghĩ là người chấm giải thấy nó thơ thì trao giải, họ cũng cẩn thận trao giải B rồi đấy thôi :D

Em thì em thấy bài thơ cũng được.
 

Grandis 2005

Xe điện
Biển số
OF-80914
Ngày cấp bằng
22/12/10
Số km
3,737
Động cơ
438,814 Mã lực
Cám ơn cụ. Như vậy việc đánh giá bài thơ này, hay hay dở, thơ hay là văn xuôi cũng là chuyện bình thường vì quan niệm của từng người trong hiểu biết và cảm nhận thơ có khác nhau.
Vầng. Em sợ kiểu nhận định hoặc phán xét sau khi bình ther người khác kiểu như:
“Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
(Ther của cụ Nguyễn Du)
 

thichduthu2011

Máy Bay
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
49,707
Động cơ
803,127 Mã lực
Bài thơ đồng hạng ở dưới đây, như bài trên có thể em rặn không ra chứ đơn giản như dưới thì sòn sòn ngày vài chục bài cũng được :))

Từ ngày lên phố

Đất nhà mẹ có mấy sào
Đàn con ra phố mẹ rào trồng rau
Vườn trăng thơm nức hương cau
Bốn mùa hoa trái tươi màu nhà quê

Bỗng nhiên thành thị tràn về
Xóm làng lên phố bộn bề đua chen
Đàn con hối hả về liền
Giục đo chia đất, chia quyền phân minh

Đất vàng đọ với thâm tình
Ruột rà máu mủ giật mình lìa xa
Năm con chia sáu phần ra
Một phần nuôi mẹ thế là công tâm

Hàng cau cao vút đổ rầm
Vườn cây xanh mướt băm vằm tả tơi
Nhà cao tầng mọc ngút trời
Mẹ ngồi bốn phía tường vôi thẫn thờ

Năm phần đổi chủ lặng tờ
Khoảng sân mẹ đứng phạc phờ bão giông
Trông con cả một đời ròng
Mẹ chờ rời khỏi đất không phần mình.
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,374
Động cơ
519,647 Mã lực
Gửi các bác một góc nhìn từ ông bạn em trong Hội nhà Ther HN:

THƠ CA - ĐA QUAN NIỆM

Hoàng Đăng Khoa

1. Đa quan niệm về yếu tính của thơ

Có thể nói, khi đọc thơ, ai cũng có cho riêng mình một định nghĩa về thơ, một quan niệm về yếu tính của thơ, phản ánh trung thực năng lực cảm thụ và tạng riêng trong cảm thụ. Với người này, yếu tính của thơ là tứ, cấu tứ: "Tứ thơ, cấu tứ thơ chính là dấu vết cuối cùng để nhận biết đó là “thơ” hay “không thơ” trong các bút pháp có tính hậu hiện đại" (Nguyễn Đức Tùng); nhưng với người khác thì: "Thơ hiện đại không nhất thiết lúc nào cũng lập tứ. Hạt chữ được ‘ném’ đúng chỗ tự thân sẽ nảy mầm, sẽ phát sáng, sẽ tuần hoàn, sẽ ảo diệu đến… vô ngôn" (Phan Hoàng). Người này quan niệm yếu tính của thơ là cách "làm chữ", cách tổ chức ngôn ngữ: "Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này" (Phan Ngọc), thơ là cách "sử dụng ngôn ngữ", là "cấu trúc riêng" để "tạo hiệu ứng đặc biệt nơi người đọc", "hình thức của nó, cách tổ chức ngôn ngữ của nó là điều quyết định để cho nó trở thành thơ" (Quốc Việt), thơ là "bóp méo ngôn ngữ hàng ngày một cách nghệ thuật" (Thụy Khuê), chữ "chính là yếu tính của thơ; vì nếu viết không khéo, chữ chỉ là những câu nói giao tiếp có vần hoặc không vần mà thôi" (Triệu Từ Truyền)...; nhưng người khác lại quan niệm "chữ" chỉ là phương tiện để đi đến mục đích là được phơi trải, bộc giãi: "Bài thơ thực sự sống bằng đời sống tinh thần khác biệt, trội vượt của tác giả, chứ không sống bằng hình thức thuần túy kí hiệu của văn bản thơ. Chữ là phương tiện, chữ chưa bao giờ là mục đích của thơ. Đó là chân lí không thể thay đổi" (Dương Kiều Minh), "Xét cho cùng thì chữ dù là phương tiện hay mục đích thì cái cuối cùng vẫn là điều tôi muốn chia sẻ, muốn giãi bày với độc giả là gì" (Trương Trọng Nghĩa), "Thơ sinh ra không phải cho người đời chơi chữ, mà cốt để chuyển tải nỗi lòng" (Vương Trọng)... Người này quan niệm yếu tính của thơ là nhạc điệu: Yếu tính của thơ là "cấu trúc âm nhạc nội tại của nó" (Nguyễn Đức Tùng), "Thiếu nhạc tính cho thơ, những yếu tố khác như tư tưởng, không thể bay lên và tạo cảm xúc nơi người đọc" (Khế Iêm), "Dù thế nào, thơ vẫn phải có nhạc điệu" (Phạm Sỹ Sáu), "Thiết nghĩ thơ hay đến mấy, cao siêu đến mấy nếu thiếu vần điệu khác nào cho ăn mà không cho uống, hỏi làm sao tiêu hóa được" (Dương Danh Dũng)...; người khác lại quan niệm yếu tính của thơ là xúc cảm: "Yếu tính của thơ là xúc động, tình cảm" (Mã Giang Lân), "Yếu tính của văn chương đương đại chính là nhằm diễn tả trực tiếp các cảm xúc" (Nguyễn Viện)...; người khác nữa lại quan niệm yếu tính của thơ là tư tưởng: "Cái quan trọng nhất của một bài thơ là cái tình và cái tầm của tư tưởng mà nó mang đến cho người đọc" (Trần Mạnh Hảo)... Cứ như vậy, người ta khó tìm được tri âm rộng rãi trong quan niệm về yếu tính của thơ. Một khi đã quan niệm về yếu tính của thơ không giống nhau thì trước một đối tượng thơ bất kì đều xảy ra hiện tượng đa tiếp nhận. Chẳng hạn, đọc thơ Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Dương Tường, Hoàng Hưng, những ai quan niệm yếu tính của thơ là cách "làm chữ", cách tổ chức ngôn ngữ thì sẽ cho đây là "thơ đến tận cùng", tác giả của chúng là những "phu chữ"; những ai quan niệm yếu tính của thơ là "điều chia sẻ, giãi bày" thì sẽ vội vàng cho đây là thơ "hũ nút"; những ai gặp gỡ cái mà theo mình là yếu tính của thơ thì sẽ cho đây là "chính thơ", ngược lại, những ai tìm hoài không thấy thì sẽ cho đây là "phản thơ"...

2. Đa quan niệm về hay - dở, mới - cũ của thơ

Về hay - dở của thơ, quả đa quan niệm. Có quan niệm thiên về nội dung: "Bài thơ hay nhiều khi không còn thấy thơ đâu mà chỉ thấy cuộc đời, tâm trạng và số phận" (Vương Trọng); có quan niệm thiên về hình thức: chỉ cần dùng chữ nghĩa cho "đúng chỗ", "hợp văn cảnh" là có thơ hay (Nguyễn Đình San); có quan niệm lại chia đều cho tổng thể: tác phẩm văn học "…phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung. Cái hay là ở cái sự phát minh và khám phá đó" (Phạm Xuân Nguyên), "Cái hay cái đẹp nghệ thuật cũng tồn tại trong tổng thể tác phẩm, trong mọi yếu tố của tác phẩm văn chương" (Bùi Công Thuấn)...

Có người lấy tiêu chí bạn đọc để định vị sự hay - dở của thơ. Nhưng nhiều người lại không đồng nhất khái niệm "thơ hay" và "thơ có giá trị". Vương Trọng nói: "Thơ hay là thơ được nhiều người yêu thích”, nhưng Mai Văn Phấn lại nói: được nhiều bạn đọc chia sẻ "không phải là cứu cánh của những thi sĩ chân chính", và Bùi Công Thuấn cũng nói: "...không nên lầm lẫn giữa cái hay với giá trị của tác phẩm".

Đỗ Lai Thúy phát biểu: "Có nhiều người, nhất là những bậc trưởng thượng, thường cho rằng văn chương chỉ cần hay xá gì mới, hiện đại! Đúng vậy, mới, hiện đại chưa chắc đã hay, càng không đồng nghĩa với hay. Nhưng thơ Đường cách ta hơn ngàn năm mà nay đọc vẫn thấy xúc động, vẫn thấy hay, vậy ta có nên cứ viết theo thi pháp của thơ Đường không?". Như vậy, thơ, ngoài điều kiện cần là Hay, còn đòi hỏi điều kiện đủ là Mới, là Hiện đại. Nhưng, thế nào là mới - cũ, hiện đại - truyền thống của thơ thì cũng đa quan niệm. Một bộ phận người tiếp nhận cho rằng thơ chỉ được coi là mới, là hiện đại khi nó hiện diện dưới một hình thức mới. Nguyễn Thái Dương nói: "Cái mới, ngoài cái tứ còn là hình thức, mà chủ yếu là hình thức. Khi có hình thức mới thì nội dung cũng mới theo". Trần Tiến Dũng cũng thiên về hình thức khi nhấn mạnh đến yếu tố "vật liệu": "Dù thơ vần hay thơ tự do, thơ của chúng ta hôm nay phải được viết bằng vật liệu của thời đại này, thứ vật liệu mà ngôn ngữ thơ thể hiện phải là thứ vật liệu đời sống đang dùng (...) Vật liệu mà ngôn ngữ thơ thể hiện có thể không đủ làm nên một bài thơ hay, nhưng đó là tiêu chuẩn để xác định bài thơ đó có thuộc về ngày hôm nay hay không". Tuy nhiên, nhiều người lại quả quyết rằng, nội dung mới quyết định hình thức. Mới hóa, hiện đại hóa hình thức chỉ là thao tác ở "phần ngọn", còn nội dung, tinh thần, tư duy, tâm hồn... mới là "phần gốc". Vương Trọng nói: "Đổi mới hình thức thì dễ, và dễ học theo, đổi mới về nội dung mới khó". Nguyễn Thị Minh Thái nói: "Phải đổi mới từ nội dung chứ không phải từ dăm ba cái bên ngoài làm thời thượng". Với Yến Nhi: "Nhiều người chỉ quan tâm đến Cái Mới của Thơ trên phương diện sự tân kì của các yếu tố hình thức nghệ thuật. Thực ra cái mới của sự xúc cảm, của chiều sâu trí tuệ, của cách nhìn cuộc sống tạo nên Cái Mới của Thơ chứ không phải là những mô-típ, những hình ảnh mô phỏng hoặc những biểu hiện có vẻ là lạ của hình thức nghệ thuật, của ngôn ngữ thi ca". Trần Đăng Thao thì dứt khoát: "Phải đổi mới từ tư duy". Lê Minh Quốc thẳng thắn: "Đi tìm cái mới trong thơ ư? Nhà thơ, anh hãy hỏi tâm hồn của chính anh". Cùng quan điểm này, Nguyễn Thái Dương phát biểu: "... cái mới ở ngay trong tâm hồn mình. Nếu tâm hồn trống rỗng thì văn chương thất bại"; Vương Trọng nói: "Cũ kĩ hay không cũng đều nằm trong hồn của tác giả chứ không phải ở trong thể loại"; Hữu Thỉnh nói: "Muốn có cái mới trong văn học trước hết là phải có cái mới trong tâm hồn, trong cảm xúc, trong tình cảm, trong tư tưởng, chứ không phải chỉ hình thức"; Lê Khánh Mai nói: "...hạt nhân của đổi mới phải ở tinh thần mới, ở hồn cốt mang tâm thế thời đại của nhà thơ"...

Cái sự hay - dở, mới - cũ của thơ quả có ba bảy đường; khái niệm dở - hay, cũ - mới của thơ là những khái niệm "mở", trừu tượng và chủ quan.


3. Chưa bao giờ như bây giờ, không chỉ phía chủ thể sáng tạo mà cả phía chủ thể tiếp nhận thơ lại có sự phân hóa sâu sắc và mãnh liệt. Trong thời đại ngày nay, mọi tham vọng độc chiếm chân lí đều trở nên lố bịch. Lí thuyết hiện tượng luận quan niệm, sự vật, hiện tượng không có “bản gốc”, chỉ hiện tồn vô vàn “dị bản” qua từng cái nhìn, cách nhìn cá nhân, chủ quan. Vậy nên, không ai có quyền lấy quan niệm, thị hiếu thẩm mĩ của mình để can gián, áp đặt người khác. Phải hướng đến thiết tạo một môi trường văn hóa đọc lành mạnh, ở đó, mọi tiếng nói, mọi cách thưởng thức thơ tự do, dân chủ của con người hiện đại đều được tôn trọng. Tuy nhiên, không thể vin vào tính “mở”, trừu tượng của thơ, vin vào quyền chủ quan và tự do của chủ thể tiếp nhận thơ để cố tình “lập lờ đánh lận con đen”, gây nhiễu sóng nơi cộng đồng đọc. Chỉ có tâm thế cởi mở, tinh thần trách nhiệm, thái độ đối thoại, cách tiếp cận nhân văn thì mới có thể tránh khỏi "cọc cạch" (chữ dùng của GS.TS.NGND Trần Đình Sử) trong đọc thơ hôm nay.
Tiếc là cuộc thi đã kết thúc, chứ Chã mà mang cây nhà lá vườn dư lài đi thi chắc ko giải A- thì cũng B+.

GIEO MẠ CA

Đôi khi em bỗng thấy
Rằng mình thật là hèn!
Vì ngoài đời đánh giá
Vẹo như con mèo hen
Đến công ty sếp mắng
Mặt cứ ngắn tũn ra
Về nhà vợ quát la
Dạ vâng em đây chị

Ấy thế mà lên mạng
Log dàn nick ảo xong
Núp sau bàn phím ấy
Em chém thành bão giông
Gặp gì em cũng chê
Gặp ai em cũng chửi.
Chửi xuyên mọi lục địa
Chửi vượt mốc thời gian
Chửi từ bọn cái bang
Lão làng em cân tất

Chửi cả tàu vũ trụ
Thừa tiền đúng bọn ngu
Trên răng dưới con cu
Nghĩ sao lên sao Hỏa?
Chửi món ăn ức chế
Quay sang em chửi bò
Mẹ cái thằng ho ho
Từng khiến em xì lốp
Thớt nào mà đứng top
Y rằng có hotgirl
Khoe bưởi hay khoe cam
Ngắm xong em chửi tuốt
Chửi Iphone mau chán
Em chửi ăn đờ roi
Toàn cái bọn loi choi
Xông pha em chửi hết
Ngoại hạng Anh chán chết
Em vẫn chửi Mờ U
Dốt thì đã đi tu
Đi tù toàn thằng giỏi

Phần thời sự quốc tế
Em chửi Mỹ chửi Nga
Chửi qua Canada
Rồi sang cả Trung Quốc
Thằng Cù Là đầu đất
Em chửi thủng đầu ra
Toàn tủ lạnh quốc gia
Mà ngu hơn thú nhún

Râu em mọc lún phún
Cơ mà cắm vào cằm
Còn bọn không biết chửi
Râu nó để xỉa răng!
Em biết thì em chửi
Chả biết cũng phải chửi
Chửi chán thằng lấp ló
Thớt chủ em lôi vào
Quay sang chửi lẫn nhau
Mục đích em là vậy
Các bác thẩm có thấy
Em có hèn thật ko?
Thật thì phải bơm vang
Không vodka vui vẻ
Tác giả: Đại thi hào đang trồng su hào https://www.otofun.net/members/dat-tao-nao-bi-dao.470650/
Nguồn
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,818
Động cơ
9,617 Mã lực
Em cũng làm mấy vần.

KHÔNG CHỬI KẺ TRỘM

Mỗi sớm mai thức dậy
Mẹ tôi đếm đàn gà
Một hai ố là la
Sao thiếu đâu 1 chú?

Bình tĩnh, ko cay cú
Bà ra đếm đàn heo
Nhà mang tiếng hộ nghèo
Vài con sao ko đủ?

À thì ra khi ngủ
Hổ vào bắt heo gà
Lòng chén hết để da
Còn vương ngoài gốc gạo.

Nhà tôi trên núi cao
Địa hình hơi hiểm trở
Hàng xóm xa nơi ở
Ai dám đến bắt gà?

Ý nghĩa câu chuyện là
Khoe xóm tôi ko trộm
Cuộc sống ko lộn xộn
Bởi mấy chuyện heo gà.
 

vneseman

Xe lăn
Biển số
OF-142852
Ngày cấp bằng
22/5/12
Số km
14,257
Động cơ
1,036,194 Mã lực
Em thấy nội dung được nhưng thơ thì chắc là kiểu mới không hợp với thế hệ cũ cũ như em.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
34,202
Động cơ
3,846,160 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Xóm em văn hoá rất là cao
Nhà cửa mênh mông chẳng tường rào
Xe máy xe hơi để đầy ngõ
Cả đêm không có chú trộm nào!😀
 

Matizcoi

Xe ba gác
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
22,656
Động cơ
-163,908 Mã lực
Thơ là đời mà đời thì như lờ, do đó chỉ đạt giải B chứ ko là ăn độc đắc zồi.
Những ông chê là những ông chẳng biết gì về văn thơ cầm kì thi tửu, à thi họa ;))
 

Mountain Men

Xe buýt
Biển số
OF-761632
Ngày cấp bằng
2/3/21
Số km
846
Động cơ
536,442 Mã lực
Chởi thẳng là tiên sư đứa trộm gà nhà bà cho nhanh! Thơ với thẩn!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top