Dù dân nào di cư ra thì cũng vẫn có bộ phận dân bản xứ, cái này thì không ai phủ nhận được.
Văn hóa là nối tiếp, nhưng cộng đồng dân cư vẫn đầy đủ các thành phần, chứ không phải chỉ có những người buôn bán.
Đến thời Hậu Lê thì bộ phận dân bản xứ chỉ chiếm 10%.
90% dân Thăng Long là di cư từ các tỉnh, chủ yếu là Thanh Hoá ra.
Và dân nhập cư thì người ta hay gọi là dân kẻ chợ. Buôn bán nhỏ. Người có thể học hành làm quan tỷ lệ cực ít.
Như vậy thành phần dân Thăng long thời đó chủ yếu là dân kẻ chợ.
Thủ đô là nơi thu hút tinh hoa của cả đất nước. Người nhập cư vào đông là bình thường.
Còn quê quán thì nhiều cụ hà nội gốc bây giờ truy lại cho chuẩn lại là gốc Thanh hoá nhập cư.
Văn hoá là nối tiếp nhưng nó luôn vận động là phát triển, theo hướng hiện đại hơn văn minh hơn phù hợp hơn. Khi mà dân bản xứ chỉ chiếm thiểu số rất ít thì văn hoá được quyết định bởi số đông nhập cư, dựa vào điều kiện kinh tế, chính trị thời đó.
Ví dụ, Thăng long xưa đa số dân nhập cư buôn bán, là thủ đô nên điều kiện kinh tế tốt hơn, lại gần vua nên nhiều nghi lễ hơn => phú quý sinh lễ nghĩa rồi tạo ra cái văn hoá chung là văn hoá Hà nội. Văn hoá này ko phải của riêng người HN (bản xứ trước thời hậu Lê) mà là văn hoá của toàn bộ dân cư sống ở Hà nội.
Chứ làm gì có chuyện thiểu số mà lái được đa số. Chưa kể thời đó vua Lê trị vì, quý tộc, quan chức, thương lái...tầng lớp cao có tiền toàn gốc Thanh Hoá cả, họ chi phối toàn bộ chính trị, kinh tế, văn hoá...Hà nội tới mấy trăm năm.
Thế nên nói văn hoá HN là của người HN là ko đúng. Văn hoá HN là văn hoá người dân cả nước này tạo ra.