[Funland] Bái Đính cổ tự ở đâu??? Ý nghĩa tâm linh của Bái Đính "kim tự" ở đâu???

puredoll

Xe điện
Biển số
OF-124819
Ngày cấp bằng
19/12/11
Số km
3,824
Động cơ
402,051 Mã lực
Nơi ở
Rất gần và rất xa
Em tưởng biểu tượng Hà Nội là Khuê văn các chứ cụ ?
Vâng, chính xác biểu tượng HN là KHUÊ VĂN CÁC, nhưng nói đến HN mấy ai không nhắc đến Hồ Gươm, tháp rùa...

E thì đi BĐ từ những ngày đầu xây dựng, hầu như năm nào cũng đi 1 lần đầu năm. Tuy nhiên, ngày càng thấy tính thương mại cao, nhất là vụ xe điện năm nay, thật với Cụ, vái cả nón. 50k/người/khứ hồi, chỉ đầu lên thì được kiểm tra vé đàng hoàng, còn đầu xuống thì tranh cãi, chửi mắng nhau mới trèo lên được xe để về. Không có ai soát vé, không có chỗ xếp hàng lên xe, phát sợ, có vé không vé cứ trèo tất lên xe, trẻ con người già tha hồ đứng nhìn thanh niên thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

vauhoi

Xe container
Biển số
OF-14722
Ngày cấp bằng
12/4/08
Số km
9,498
Động cơ
611,970 Mã lực
Vâng, chính xác biểu tượng HN là KHUÊ VĂN CÁC, nhưng nói đến HN mấy ai không nhắc đến Hồ Gươm, tháp rùa...

E thì đi BĐ từ những ngày đầu xây dựng, hầu như năm nào cũng đi 1 lần đầu năm. Tuy nhiên, ngày càng thấy tính thương mại cao, nhất là vụ xe điện năm nay, thật với Cụ, vái cả nón. 50k/người/khứ hồi, chỉ đầu lên thì được kiểm tra vé đàng hoàng, còn đầu xuống thì tranh cãi, chửi mắng nhau mới trèo lên được xe để về. Không có ai soát vé, không có chỗ xếp hàng lên xe, phát sợ, có vé không vé cứ trèo tất lên xe, trẻ con người già tha hồ đứng nhìn thanh niên thôi
Em chưa đi và sẽ không bao giờ đi. Năm ngoái cơ quan em tổ chức đi nhưng em bỏ.
Bái Đính cổ với Bái Đính mới làm em lại nghĩ đến có mấy cái quán Ông Già !?
 

cutoe

Xe tải
Biển số
OF-178459
Ngày cấp bằng
24/1/13
Số km
292
Động cơ
341,205 Mã lực
Đi BĐ chỉ là du lịch thôi bác ơi, em chả thấy tâm linh gì mấy, nhìn Xà Lim Cột Trụ bằng bê tông là em chán rồi
 

win_100

Xe điện
Biển số
OF-53903
Ngày cấp bằng
30/12/09
Số km
2,442
Động cơ
474,213 Mã lực
Em kéo hộ sang cho dễ đọc ạ



GS.TS Trần Lâm Biền: Đừng xóa sổ chùa của tổ tiên
GS.TS Trần Lâm Biền là nhà nghiên cứu văn hoá truyền thống. Ông đã dành một cuộc trò chuyện đầy thú vị xung quanh câu chuyện xây mới những ngôi chùa.


Nhập vào chùa nhiều thứ không phải Phật

Theo ông, đạo Phật và những ngôi chùa có vị trí như thế nào trong đời sống người Việt?

Đối với người Việt, đạo Phật rất được tôn trọng. Trong tôn giáo tín ngưỡng người Việt, chính đạo Mẫu bắt nguồn từ thời nguyên thuỷ. Chỉ cách đây 2.000 năm đạo Phật mới tới từ phương Nam và nhanh chóng được tiếp nhận vì nó phù hợp với tinh thần của người Việt lúc đó. Sự xâm lược, quấy nhiễu của phương Bắc đã đi kèm theo việc người phương Bắc đưa đạo Nho, đạo Lão vào để dùng hệ tư tưởng ấy thống trị người Việt. Người Việt đã dùng đạo Phật như một sự đối trọng.

Đó là quá khứ. Còn hiện tại thì sao?

Gần đây, một số kẻ đã lợi dụng và biến đổi đạo Phật đi nhiều. Do vậy mà ứng xử với đạo Phật của một bộ phận người không đi vào bản chất tốt đẹp sâu xa của đạo. Bộ phận này vì không hiểu đến nơi đến chốn đạo Phật đã nhập vào chùa nhiều thứ không phải Phật. Nhiều khi những thứ đó còn gắn với mê tín dị đoan. Người ta đang sống phần nào vội vã, tuỳ tiện xây dựng lại nhiều ngôi chùa không theo truyền thống. Đạo Phật dạy con người đi tìm sự đơn sơ nhưng thuộc về bản chất tốt đẹp nhất.

Bái Đính - Sự khoe mẽ một cách thái quá

Nghe ông nói tôi mới nhớ, gần đây chùa Bái Đính nằm trong một quần thể du lịch ở Ninh Bình dù chưa hoàn thành nhưng đã giữ nhiều kỉ lục lớn nhất Đông Nam á: tượng Phật bằng đồng; chuông, 500 bức tượng La Hán...

Không nên gọi cái chùa mới xây đó là chùa Bái Đính. Chùa Bái Đính là ngôi chùa cũ. Nếu gọi cái mới xây đó là chùa Bái Đính là hoàn toàn xoá sổ chùa của tổ tiên đấy.

Ngôi chùa mới đó có một thứ lố bịch. Trong kiến trúc ba tầng mái, như chúng ta thấy kiến trúc ba tầng mái của chùa Bút Pháp có tháp Cửu phẩm liên hoa - là nơi thế giới của người chết. Nhưng chùa Bái Đính mới ấy lại có cái gọi là tam quan - ba tầng mái ở ngoài, khiến người ta đến với cái chết trước khi đến với Phật. Điều đó không chấp nhận được. Toà nhà ba tầng mái có nhiều ý nghĩa lắm, thường nó phải nằm ở phía sau như ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Sổ (Thanh Oai). Cái chùa Bái Đính mới ấy là phi văn hóa phật giáo truyền thống và mặt nào đó nó có tính khoe mẽ.



Giá trị của ngôi chùa cổ truyền thống thực sự không nằm ở vật chất mà ở chỗ khác.
Phi văn hóa phật giáo truyền thống và có tính khoe mẽ! Ông có thể mở mang kiến thức cho tôi về điều này không?

Những ngôi chùa được xây to lớn nhiều khi nó có tính áp chế khiến con người khi bước vào ngôi chùa tâm hồn của mình bị “ngợp” bởi sự hoành tráng, hình thức làm người ta nhẹ cái tâm đi. Đứng trước ngôi chùa quá to lớn như Bái Đính mới thì con người cảm thấy tâm hồn của mình bị teo đi, bé nhỏ trước áp lực tinh thần nào đó.

Người ta không thấy được bản chất hoà vào thiên nhiên, hoà vào vũ trụ, hoà với thế gian của bản thân họ nữa mà chỉ còn tính quy phục mà thôi. Tính chất ấy không đúng với tinh thần của người Việt. Xu hướng xây dựng những ngôi chùa to lớn là khó có thể chấp nhận được trên dòng chảy truyền thống.

Chùa Bái Đính mới dù chưa hoàn thành nhưng khách tham quan đã đến rất đông trong một hai năm gần đây. Phải chăng vì ngôi chùa đó phù hợp với "văn hóa hiện đại"?

Khách tham quan thì cứ tham quan. Chúng ta không thể trách họ được. Chiến tranh đi qua đã tạo ra sự hụt hẫng về mặt tinh thần. Do vậy có nơi nào đó để giải toả tâm hồn là người ta sẽ đến. Người ta đến Bái Đính mới là "để xem", "để ngợi ca" sự to lớn về cái gì đó rất đời thường chứ không phải thờ đạo. Khi nào sự hiểu biết về đạo trong du khách được nâng cao thì vai trò của chùa Bái Đính mới sẽ tàn phai.

Người Việt Nam không chấp nhận sự to lớn, sự khoe mẽ một cách thái quá đâu! Người Việt đi sâu vào cái tâm. Sự vĩ đại của nó là ở cái tâm thánh thiện chứ không phải hình thức. Có thể hiện tại cái hình thức đang làm mờ cái tâm nhưng khi cái trí của mỗi người phát triển cao hơn thì họ sẽ nhận ra đó là sai lầm.

Khi biết thì sự đã rồi

Nhưng hiện nay không phải chỉ ở Ninh Bình xây chùa mới Bái Đính mà đã có rất nhiều nơi, nhiều địa phương tổ chức xây chùa mới?


GS Trần Lâm Biền là một trong những nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam, luôn tâm sức cho công cuộc bảo tồn các di sản văn hoá của dân tộc. Ông có nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá dân gian, tín ngưỡng tôn giáo như: Phật giáo và văn hoá dân tộc; Một con đường tiếp cận lịch sử, Diễn biến kiến trúc truyền thống của người Việt; Chùa Việt; Đồ thờ trong di tích của người Việt.

Không ai cấm xây dựng những ngôi chùa mới nhưng đừng đem những ngôi chùa lớn vào đất của chùa cũ. Bởi chùa cũ là tiếng nói của tổ tiên. Đi vào tín ngưỡng chúng ta phải đi theo truyền thống, phải Việt Nam. Đừng để những ngôi chùa kiến trúc mới Tây không phải Tây, Tàu không Tàu. Một số ngôi chùa hiện đại đã được làm một cách tuỳ ý không theo kiến trúc truyền thống.

Một ngôi chùa hay đền, đình phải đạt chuẩn thông tam giới. Mái tượng trưng cho tầng trời. Đất - thân của nó là nơi thần và người tiếp cận, cần được thông nhau. Vì thế nền đất phải để mộc. Nếu có lát phải để những mạch rộng hoặc dùng gạch bát thấm nước để thông âm dương.

Những nơi đặt ban thờ thì gầm ban thờ lộ đất... để âm dương không bị cách trở. Nhưng nay thì người ta lát hết, thậm chí lát cả gạch men hoa. Họ tưởng là sang trọng nhưng họ không hiểu việc đó đã tạo nên sự ngăn cách âm dương không đi theo dòng truyền thống.

Vậy vì sao lại nhất định phải giữ lại những ngôi chùa cũ bé nhỏ và xuống cấp?

Giá trị của ngôi chùa cổ truyền thống thực sự không nằm ở vật chất mà ở chỗ khác. Đó là những di sản văn hoá cho chúng ta thấy tộc người chủ thể đi đến đâu để dấu tích lại tới đó. Điều đó quan trọng như thế nào? Chính những di sản văn hoá của tổ tiên để lại cho biết bước phát triển của cộng đồng dân tộc đi dần tới thống nhất như ngày nay một cách cực kỳ rõ ràng.

Thế mà nay cứ phá cái cũ đi để xây những cái mới lên thì còn gì để chúng ta chứng minh những điều ấy. Dù nó tàn phai thì vẫn để đấy vì nó vẫn đang nói với chúng ta những thì thầm của tổ tiên.

Nhưng thực tế xu hướng xây chùa mới to lớn, khang trang đang khá phổ biến?

Đó là một cảnh báo về hiện tượng phá hoại truyền thống văn hoá dân tộc. Đúng hơn là phá hoại bản sắc làm méo mó tâm hồn dân tộc. Một dân tộc có thiện tâm vô cùng cao nay lại chỉ quan tâm đến hình thức. Tôi xin nhắc lại là xây dựng chùa cao to mấy cũng được nhưng hãy để ra ngoài không gian kiến trúc của tổ tiên đã làm.

Phải chăng việc xây dựng những ngôi chùa mới nằm ngoài sự quản lý của ngành văn hoá?

Có thể ngành văn hoá cũng không biết đến điều ấy. Đến khi biết thì sự đã rồi.

Vâng. Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện thú vị mà ông đã dành cho độc giả của KH&ĐS.


Người dân đi lễ chùa để công đức nhà chùa. Nhưng không ít nhiều tiền dùng sự công đức để thao túng việc xây dựng. Xã hội chỉ có thể tốt đẹp khi đạt trình độ "phú quý sinh lễ nghĩa" chứ hiện nay mới chỉ đạt mức "no hơi ấm cật dậm dật chân tay"; vì kiến thức chưa đạt được đến mức hiểu biết lễ nghĩa…nên nó đã đẻ ra những kiến trúc trọc phú vô học, nhìn vào sự vô học lại tưởng là sự đẹp đẽ vì không có kiến thức.
 

win_100

Xe điện
Biển số
OF-53903
Ngày cấp bằng
30/12/09
Số km
2,442
Động cơ
474,213 Mã lực
Em pót vài ảnh về chùa Bút Tháp nhé ( đây là 1 ngôi chùa khá nổi tiếng, gọi là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc Chùa cổ, chắc cũng không ngoa đâu ạ )



 
Chỉnh sửa cuối:

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
8,481
Động cơ
1,307,108 Mã lực
Nói đi nói lại, vẫn cứ là xác định sẽ không quay lại Bái Đính, du lịch chẳng ra du lịch, tâm linh cũng chẳng ra tâm linh, có lẽ nặng về hành xác thì đúng hơn :).
 

subachmai

Xe hơi
Biển số
OF-162164
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
108
Động cơ
349,060 Mã lực
Em thì thấy đi Bái đính có lợi cho sức khỏe ạ
 

Nguyen Son Tung

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-62136
Ngày cấp bằng
18/4/10
Số km
3,175
Động cơ
460,100 Mã lực
Nơi ở
1011 - đường giải phóng - hà nội
Lâu mới thấy món này cụ NST tham gia nhỉ. hihi. Cổ vũ gì ở đây cụ? Hay cổ vũ cho anh em nhà họ Xuân? :D. Nhưng cái này cụ chém cũng có tý em quan tâm ợ. Mà cũng đúng một phần. Do quê em ở NB nên cũng có biết mấy món ở đấy.
- Nếu nói về Long Mạch ở Ninh Bình thì phải nói đến núi Dũng Đương, thị trấn Thiên Tôn, Hoa Lư, Ninh Bình. Ở đây có nghĩa là núi chắn dòng nước mạnh chảy từ trên dội xuống, phía tây có núi chạy dài bao quanh, phía đông bắc là dòng sông Hoàng Long, phía đông nam là đồng bằng thoáng đãng. Gần núi Dũng Đương có núi Lương Sơn và Côn Lĩnh, 3 dãy núi này hợp lại tạo thành lũy đá khổng lồ để che bọc kinh thành Hoa Lư cũ ngày trước của vua Đinh. Vì thế nên hai vua Đinh Tiên Hoàng đế và Lê Đại Hành đã chọn núi này làm Tiền đồn, vọng các tiền tiêu cho kinh thành Hoa Lư cổ
- Còn theo dã sử dân gian thì động Thiên Tôn được phát hiện vào khoảng thời Hùng Vương thứ 12. Đến thời nhà Đường tay Cao Biền đi dò tìm các hình thế long mạch ở khu vực này để yểm triệt mà hắn cho rằng long mạch đế vương của người Giao Chỉ chắc chắn nằm ở khu vực Ninh Bình. Đồng thời cho lập đền thờ Thánh Trấn Vũ Thiên Tôn ở động núi Dũng Đương.
- Ngày trước mỗi lần cất quân đi chinh phục các sứ quân là vua Đinh tới động Thiên Tôn để cầu thần phù hộ và luôn thành công. Nên khi lên ngôi hoàng đế thì vua Đinh nhớ lại công trạng của Thần và đã phong cho Thần là “An Quốc Tôn Thần” và cho sửa sang lại động và xây đền thờ ở phía đông của động gọi là “An Quốc Tôn Thần từ”, tức đền Hàng Tổng ngày nay.
- Về sau đến đời vua Lý Côntg Uẩn tuy chuyển về Thăng Long nhưng vua vẫn cho xây dựng nơi đây nhiều công trình kiến trúc với quy mô lớn và nhiều lần sắc phong cho thần Trấn Vũ Thiên Tôn.
- Đến triều Trần và các triều đại phong kiến tiếp theo, khu vực cố đô Hoa Lư đều được các vua Trần sắc phong nhiều. Đến bg vẫn còn các sắc phong đó.
- Chính vì thế tại sao mà ở đây có nhiều di tích từ thời Lý là vì thế. Chứ mấy chú nhà họ Xuân cũng chả ngô ngọng đâu mà không biết. Nên không tự dưng đầu tư ầm ầm vào mấy món đấy. Riêng về abc như thế nào thì chắc chắn toàn cao thủ nghiên cứu thôi. Nên nhiều cụ cứ nói hòn đất mà không biết nói năng là hơi quá về một lĩnh vực mà mình rất muốn khám phá đấy.
- Những thông tin đấy có rất nhiều. Nhưng để nghía sâu về NB còn nhiều cái nữa. Em đang bận chém sau vậy. Nhưng đúng là chưa bg NB phất như bg cũng vì nhiều nguyên nhân mà từ những cái liên quan đến tâm linh chiếm tới 80% ợ. Em hóng thế cho vui. Có gì các cụ chỉ giáo em thêm:D

P/S: Theo em được biết thì các lờ đờ nào đến NB mà không vào đây thì ăn không ngon, ngủ không yên. Nên nhiều khi TTg có gọi lờ đờ NB về gấp TW họp thì các lờ đờ cũng phải qua đây vái lạy rồi mới đi cho an tâm:D
Năm mới chào cụ. Cụ chém thì nhà cháu chém luôn đây=)) ( mà nhiều cụ khó chịu với cái Bái Đính Ninh Bình cụ nhỉ:-o):






































 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Góp cùng cụ NST

 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Một số hình ảnh về lễ hô thần nhập tượng chùa Bái Đinh năm 2009:
Buổi lễ có sự tham gia của Hòa thượng Pháp chủ Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thích Phổ Tuệ, Hòa thượng Thích Thanh Tứ - Phó chủ tịch thường trực HĐTS GHPGVN, cùng đông đảo chư tôn đức giáo phẩm HĐCM, HĐTS GHPGVN, BTS THPG TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước. Tới tham dự có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các vị đại diện Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan ban ngành trung ương, các cấp chính quyền địa phương.
Nếu em không nhầm thì 3 lần Hô thần nhập tượng do 3 đại cao thủ chủ trì đều...không ứng:-??
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Nhầm rồi đồn bậy đồn bạ [-(
Cụ khai nhãn cho em đi:-??Vì em thấy cái này đúng:

...Phi văn hóa phật giáo truyền thống và có tính khoe mẽ! Ông có thể mở mang kiến thức cho tôi về điều này không?

Những ngôi chùa được xây to lớn nhiều khi nó có tính áp chế khiến con người khi bước vào ngôi chùa tâm hồn của mình bị “ngợp” bởi sự hoành tráng, hình thức làm người ta nhẹ cái tâm đi. Đứng trước ngôi chùa quá to lớn như Bái Đính mới thì con người cảm thấy tâm hồn của mình bị teo đi, bé nhỏ trước áp lực tinh thần nào đó.
Người ta không thấy được bản chất hoà vào thiên nhiên, hoà vào vũ trụ, hoà với thế gian của bản thân họ nữa mà chỉ còn tính quy phục mà thôi. Tính chất ấy không đúng với tinh thần của người Việt. Xu hướng xây dựng những ngôi chùa to lớn là khó có thể chấp nhận được trên dòng chảy truyền thống.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nguyen Son Tung

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-62136
Ngày cấp bằng
18/4/10
Số km
3,175
Động cơ
460,100 Mã lực
Nơi ở
1011 - đường giải phóng - hà nội
Cụ khai nhãn cho em đi:-??Vì em thấy cái này đúng:

...Phi văn hóa phật giáo truyền thống và có tính khoe mẽ! Ông có thể mở mang kiến thức cho tôi về điều này không?

Những ngôi chùa được xây to lớn nhiều khi nó có tính áp chế khiến con người khi bước vào ngôi chùa tâm hồn của mình bị “ngợp” bởi sự hoành tráng, hình thức làm người ta nhẹ cái tâm đi. Đứng trước ngôi chùa quá to lớn như Bái Đính mới thì con người cảm thấy tâm hồn của mình bị teo đi, bé nhỏ trước áp lực tinh thần nào đó.
Người ta không thấy được bản chất hoà vào thiên nhiên, hoà vào vũ trụ, hoà với thế gian của bản thân họ nữa mà chỉ còn tính quy phục mà thôi. Tính chất ấy không đúng với tinh thần của người Việt. Xu hướng xây dựng những ngôi chùa to lớn là khó có thể chấp nhận được trên dòng chảy truyền thống.
Cụ đã leo lên chùa Bái Đính lần nào chưa?
 

7usd

Xe container
Biển số
OF-75041
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
6,390
Động cơ
480,705 Mã lực

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cụ đã leo lên chùa Bái Đính lần nào chưa?

Rồi hay chưa có ảnh hưởng kết quả cụ khai nhãn không ạ? Vì em thấy rằng, điều cốt tủy của Phật giáo ấy là sự khai tâm và dụng tâm tựa như bức họa " Mục đồng và con trâu". Còn cái Bái Đính mới thì ngược lại, nó mang vóc dáng áp chế bởi sự hoành tráng, lộng lẫy. Em thì em thấy nó mang tinh thần Catholic nhiều hơn vì sao cụ biết không? Vì Catholic mang tinh thần phục tùng trước đấng bề trên và triết lý nhà thờ được xây dựng nhằm thể hiện điều đó, bất cứ ai bước vào nhà thờ đều cảm thấy mình nhỏ bé và từ đó mang tâm lý thuần phục.
 

Nguyen Son Tung

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-62136
Ngày cấp bằng
18/4/10
Số km
3,175
Động cơ
460,100 Mã lực
Nơi ở
1011 - đường giải phóng - hà nội
Rồi hay chưa có ảnh hưởng kết quả cụ khai nhãn không ạ? Vì em thấy rằng, điều cốt tủy của Phật giáo ấy là sự khai tâm và dụng tâm tựa như bức họa " Mục đồng và con trâu". Còn cái Bái Đính mới thì ngược lại, nó mang vóc dáng áp chế bởi sự hoành tráng, lộng lẫy. Em thì em thấy nó mang tinh thần Catholic nhiều hơn vì sao cụ biết không? Vì Catholic mang tinh thần phục tùng trước đấng bề trên và triết lý nhà thờ được xây dựng nhằm thể hiện điều đó, bất cứ ai bước vào nhà thờ đều cảm thấy mình nhỏ bé và từ đó mang tâm lý thuần phục.
Nhà Phật rồi thì nói rồi chưa thì bảo chưa không lý sự lảng đi như thế cụ ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top