[Funland] Bái Đính cổ tự ở đâu??? Ý nghĩa tâm linh của Bái Đính "kim tự" ở đâu???

win_100

Xe điện
Biển số
OF-53903
Ngày cấp bằng
30/12/09
Số km
2,442
Động cơ
474,151 Mã lực
Năm nay đúng thực sự là kinh doanh thạt các Cụ ạh. Đi vãn cảnh chùa mà có cái cổng Tam Quan cũng đóng lại, bắt người dân đi đường vòng rất xa( khoảng 2,5km).Nếu ai ko đi đc thì bắt buộc phải đi xe điện. Vì thế mới có chuyện đầu năm ( mấy hôm Tết) người dân phải thuê thang trèo vào cho nó gần ( vì cái chỗ đỗ xe, nếu đi bộ 1 đoạn là tới cái cổng Tam Quan luôn. Ngoài ra giá vé xe điện mấy hôm đó thu quá cao từ 80-100K/ người. Thu vô tội vạ và rất lộn xộn. Sau đó bị người dân phản đối quá nên mới trở về giá 20k/ người.
Ngoài ra nếu muốn đi gần hơn thì còn có 1 cách nữa là từ bãi đỗ xe, cứ đi thẳng lên đến chỗ Bảo Tháp đang xây. Sau đó người dân trèo qua cổng hoặc chui qua để vào. Nếu đi theo cách này thì đỡ phải mất tiền đi xe điện hoặc đi bộ.
 
Biển số
OF-75015
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
14,896
Động cơ
640,211 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Có vụ hay thế này mà cháu ko biết. Nói thật với các cụ chứ cháu sợ đi đình chùa dịp đầu năm lắm. Đông người, chen chúc,mua thần bán thánh. tuy ko phải là tất cả.
 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
6,318
Động cơ
331,888 Mã lực
Phật tại tâm thôi các cụ ạ nhưng nếu đi lễ phật Em nói thật em đíu bao giờ thèm đi Bái Đính, đi cầu bình an ở chùa gần nhà mình là tốt nhất chứ đi vào đó nó mang tội thêm lên người ý! Em còn biết là mỗi tháng nó thuê các cụ trong làng đếm tiền mang đến cho nhà nó đấy! Các cụ ko tin cứ vào đó mà hỏi sẽ rõ! Đời nó có nhân quả thôi các cụ ạ! Qua đời X rồi sẽ Xuân Trường cũng lại giống thằng Vũ Xuân Trường thôi! Em dự là như thế!<:-P
Nhân quả rồi đó cụ nhỉ. Củi to củi nhỏ đời anh X đang vào lò ;))
 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
6,318
Động cơ
331,888 Mã lực
Nhưng sau nhiều lần làm đi làm lại thì không được. Em hóng thấy bảo, thứ nhất ở đây không phải là cái để mà đem ra mua bán, nên việc mà không thực hiện được chính là việc vẫn giữ tên là chùa Bái Đính. Cái đấy là phạm thượng với cụ Nguyễn Minh Không. Chả nhẽ, tứ bất tử của mình lại bị những cái đầu ngu đè nén. Cũng chính nguyên nhân đấy, rất nhiều cái khác không thực hiện được ở nhiều nghi lễ khác nhau ở chùa Bái Đính. Và cũng chính vì thế mà để cho yên tâm, mới có việc thỉnh xá lợi về. Vụ này còn ly kỳ hơn lễ hô thần nhận tượng ợ. Về vụ này và vụ không thực hiện được lễ, cho phép em không chém vì nó liên quan đến nhiều yếu tố tế nhị. Nói ra không hay. Nên các cụ cứ nên hiểu là Phật tại tâm, chính vì thế Bái Đính giả cũng chỉ là khu du lịch theo đúng cái giấy đăng ký kinh doanh của nó chứ chốn linh thiêng không có cái để ngự trị ở đấy ợ.
Cái này hay, em quote lại SVC
 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
6,318
Động cơ
331,888 Mã lực
Em kéo hộ sang cho dễ đọc ạ



GS.TS Trần Lâm Biền: Đừng xóa sổ chùa của tổ tiên
GS.TS Trần Lâm Biền là nhà nghiên cứu văn hoá truyền thống. Ông đã dành một cuộc trò chuyện đầy thú vị xung quanh câu chuyện xây mới những ngôi chùa.


Nhập vào chùa nhiều thứ không phải Phật

Theo ông, đạo Phật và những ngôi chùa có vị trí như thế nào trong đời sống người Việt?

Đối với người Việt, đạo Phật rất được tôn trọng. Trong tôn giáo tín ngưỡng người Việt, chính đạo Mẫu bắt nguồn từ thời nguyên thuỷ. Chỉ cách đây 2.000 năm đạo Phật mới tới từ phương Nam và nhanh chóng được tiếp nhận vì nó phù hợp với tinh thần của người Việt lúc đó. Sự xâm lược, quấy nhiễu của phương Bắc đã đi kèm theo việc người phương Bắc đưa đạo Nho, đạo Lão vào để dùng hệ tư tưởng ấy thống trị người Việt. Người Việt đã dùng đạo Phật như một sự đối trọng.

Đó là quá khứ. Còn hiện tại thì sao?

Gần đây, một số kẻ đã lợi dụng và biến đổi đạo Phật đi nhiều. Do vậy mà ứng xử với đạo Phật của một bộ phận người không đi vào bản chất tốt đẹp sâu xa của đạo. Bộ phận này vì không hiểu đến nơi đến chốn đạo Phật đã nhập vào chùa nhiều thứ không phải Phật. Nhiều khi những thứ đó còn gắn với mê tín dị đoan. Người ta đang sống phần nào vội vã, tuỳ tiện xây dựng lại nhiều ngôi chùa không theo truyền thống. Đạo Phật dạy con người đi tìm sự đơn sơ nhưng thuộc về bản chất tốt đẹp nhất.

Bái Đính - Sự khoe mẽ một cách thái quá

Nghe ông nói tôi mới nhớ, gần đây chùa Bái Đính nằm trong một quần thể du lịch ở Ninh Bình dù chưa hoàn thành nhưng đã giữ nhiều kỉ lục lớn nhất Đông Nam á: tượng Phật bằng đồng; chuông, 500 bức tượng La Hán...

Không nên gọi cái chùa mới xây đó là chùa Bái Đính. Chùa Bái Đính là ngôi chùa cũ. Nếu gọi cái mới xây đó là chùa Bái Đính là hoàn toàn xoá sổ chùa của tổ tiên đấy.

Ngôi chùa mới đó có một thứ lố bịch. Trong kiến trúc ba tầng mái, như chúng ta thấy kiến trúc ba tầng mái của chùa Bút Pháp có tháp Cửu phẩm liên hoa - là nơi thế giới của người chết. Nhưng chùa Bái Đính mới ấy lại có cái gọi là tam quan - ba tầng mái ở ngoài, khiến người ta đến với cái chết trước khi đến với Phật. Điều đó không chấp nhận được. Toà nhà ba tầng mái có nhiều ý nghĩa lắm, thường nó phải nằm ở phía sau như ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Sổ (Thanh Oai). Cái chùa Bái Đính mới ấy là phi văn hóa phật giáo truyền thống và mặt nào đó nó có tính khoe mẽ.



Giá trị của ngôi chùa cổ truyền thống thực sự không nằm ở vật chất mà ở chỗ khác.
Phi văn hóa phật giáo truyền thống và có tính khoe mẽ! Ông có thể mở mang kiến thức cho tôi về điều này không?

Những ngôi chùa được xây to lớn nhiều khi nó có tính áp chế khiến con người khi bước vào ngôi chùa tâm hồn của mình bị “ngợp” bởi sự hoành tráng, hình thức làm người ta nhẹ cái tâm đi. Đứng trước ngôi chùa quá to lớn như Bái Đính mới thì con người cảm thấy tâm hồn của mình bị teo đi, bé nhỏ trước áp lực tinh thần nào đó.

Người ta không thấy được bản chất hoà vào thiên nhiên, hoà vào vũ trụ, hoà với thế gian của bản thân họ nữa mà chỉ còn tính quy phục mà thôi. Tính chất ấy không đúng với tinh thần của người Việt. Xu hướng xây dựng những ngôi chùa to lớn là khó có thể chấp nhận được trên dòng chảy truyền thống.

Chùa Bái Đính mới dù chưa hoàn thành nhưng khách tham quan đã đến rất đông trong một hai năm gần đây. Phải chăng vì ngôi chùa đó phù hợp với "văn hóa hiện đại"?

Khách tham quan thì cứ tham quan. Chúng ta không thể trách họ được. Chiến tranh đi qua đã tạo ra sự hụt hẫng về mặt tinh thần. Do vậy có nơi nào đó để giải toả tâm hồn là người ta sẽ đến. Người ta đến Bái Đính mới là "để xem", "để ngợi ca" sự to lớn về cái gì đó rất đời thường chứ không phải thờ đạo. Khi nào sự hiểu biết về đạo trong du khách được nâng cao thì vai trò của chùa Bái Đính mới sẽ tàn phai.

Người Việt Nam không chấp nhận sự to lớn, sự khoe mẽ một cách thái quá đâu! Người Việt đi sâu vào cái tâm. Sự vĩ đại của nó là ở cái tâm thánh thiện chứ không phải hình thức. Có thể hiện tại cái hình thức đang làm mờ cái tâm nhưng khi cái trí của mỗi người phát triển cao hơn thì họ sẽ nhận ra đó là sai lầm.

Khi biết thì sự đã rồi

Nhưng hiện nay không phải chỉ ở Ninh Bình xây chùa mới Bái Đính mà đã có rất nhiều nơi, nhiều địa phương tổ chức xây chùa mới?


GS Trần Lâm Biền là một trong những nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam, luôn tâm sức cho công cuộc bảo tồn các di sản văn hoá của dân tộc. Ông có nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá dân gian, tín ngưỡng tôn giáo như: Phật giáo và văn hoá dân tộc; Một con đường tiếp cận lịch sử, Diễn biến kiến trúc truyền thống của người Việt; Chùa Việt; Đồ thờ trong di tích của người Việt.

Không ai cấm xây dựng những ngôi chùa mới nhưng đừng đem những ngôi chùa lớn vào đất của chùa cũ. Bởi chùa cũ là tiếng nói của tổ tiên. Đi vào tín ngưỡng chúng ta phải đi theo truyền thống, phải Việt Nam. Đừng để những ngôi chùa kiến trúc mới Tây không phải Tây, Tàu không Tàu. Một số ngôi chùa hiện đại đã được làm một cách tuỳ ý không theo kiến trúc truyền thống.

Một ngôi chùa hay đền, đình phải đạt chuẩn thông tam giới. Mái tượng trưng cho tầng trời. Đất - thân của nó là nơi thần và người tiếp cận, cần được thông nhau. Vì thế nền đất phải để mộc. Nếu có lát phải để những mạch rộng hoặc dùng gạch bát thấm nước để thông âm dương.

Những nơi đặt ban thờ thì gầm ban thờ lộ đất... để âm dương không bị cách trở. Nhưng nay thì người ta lát hết, thậm chí lát cả gạch men hoa. Họ tưởng là sang trọng nhưng họ không hiểu việc đó đã tạo nên sự ngăn cách âm dương không đi theo dòng truyền thống.

Vậy vì sao lại nhất định phải giữ lại những ngôi chùa cũ bé nhỏ và xuống cấp?

Giá trị của ngôi chùa cổ truyền thống thực sự không nằm ở vật chất mà ở chỗ khác. Đó là những di sản văn hoá cho chúng ta thấy tộc người chủ thể đi đến đâu để dấu tích lại tới đó. Điều đó quan trọng như thế nào? Chính những di sản văn hoá của tổ tiên để lại cho biết bước phát triển của cộng đồng dân tộc đi dần tới thống nhất như ngày nay một cách cực kỳ rõ ràng.

Thế mà nay cứ phá cái cũ đi để xây những cái mới lên thì còn gì để chúng ta chứng minh những điều ấy. Dù nó tàn phai thì vẫn để đấy vì nó vẫn đang nói với chúng ta những thì thầm của tổ tiên.

Nhưng thực tế xu hướng xây chùa mới to lớn, khang trang đang khá phổ biến?

Đó là một cảnh báo về hiện tượng phá hoại truyền thống văn hoá dân tộc. Đúng hơn là phá hoại bản sắc làm méo mó tâm hồn dân tộc. Một dân tộc có thiện tâm vô cùng cao nay lại chỉ quan tâm đến hình thức. Tôi xin nhắc lại là xây dựng chùa cao to mấy cũng được nhưng hãy để ra ngoài không gian kiến trúc của tổ tiên đã làm.

Phải chăng việc xây dựng những ngôi chùa mới nằm ngoài sự quản lý của ngành văn hoá?

Có thể ngành văn hoá cũng không biết đến điều ấy. Đến khi biết thì sự đã rồi.

Vâng. Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện thú vị mà ông đã dành cho độc giả của KH&ĐS.


Người dân đi lễ chùa để công đức nhà chùa. Nhưng không ít nhiều tiền dùng sự công đức để thao túng việc xây dựng. Xã hội chỉ có thể tốt đẹp khi đạt trình độ "phú quý sinh lễ nghĩa" chứ hiện nay mới chỉ đạt mức "no hơi ấm cật dậm dật chân tay"; vì kiến thức chưa đạt được đến mức hiểu biết lễ nghĩa…nên nó đã đẻ ra những kiến trúc trọc phú vô học, nhìn vào sự vô học lại tưởng là sự đẹp đẽ vì không có kiến thức.
Thật là sâu sắc. Em rất thích nhiều bài viết của GS.
 

thtvuf

Xe container
Biển số
OF-19944
Ngày cấp bằng
15/8/08
Số km
5,563
Động cơ
546,012 Mã lực
Nằm ở đâu thì đến đó sẽ thấy
 

vt_hoa

Xe tăng
Biển số
OF-84312
Ngày cấp bằng
5/2/11
Số km
1,517
Động cơ
425,110 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Em đi Bái Đính nhiều lần vì là người Ninh Bình nên hay phải đưa anh em, bạn bè đến thăm quan nhưng tuyệt nhiên em chẳng hương khói, cầu khấn gì trong đó cả. Em vẫn bảo với mọi người đây là Công ty TNHH Bái Đính chứ đếch phải chùa. Còn nếu thắp hương tâm linh thì em lên chùa cũ trên lưng núi phía sau
 

Spártakos

Xe tải
Biển số
OF-566183
Ngày cấp bằng
26/4/18
Số km
415
Động cơ
-114,062 Mã lực
Bái Đính là chùa thương mại thôi.
 

faceid4

Xe tải
Biển số
OF-597569
Ngày cấp bằng
5/11/18
Số km
390
Động cơ
131,850 Mã lực
Cụ nghe ai đồn đới?
Cái này các cụ không theo dõi ngay từ đầu rồi dự án của người ta là " KHU DU LỊCH TÂM LINH" nó rõ ràng thế mà nhiều cụ cứ mơ hồ nhỉ?
Tiếp theo cái thằng Bái Đính này là khu Tràng An, và nguyên con "Kênh đào" hay gọi là " Sông đào" cũng được dài chừng 30Km nối từ trung tâm thành phố Ninh Bình lên tới Bái Đính, cái này giang hồ đồn đại là Ninh Bình khơi long mạch , mà công nhận long mạch chưa khơi xong nhà cháu thấy đất Ninh Bình đã bắt đầu phát rồi đấy chứ, tiền cứ đổ về ầm ầm;))
Thật không, cánh Ninh Bình tróc cmn cả rễ lẫn cành rồi.
 

gis123

Xe điện
Biển số
OF-311918
Ngày cấp bằng
16/3/14
Số km
3,410
Động cơ
322,653 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy, Hà Nội
Em kéo hộ sang cho dễ đọc ạ



GS.TS Trần Lâm Biền: Đừng xóa sổ chùa của tổ tiên
GS.TS Trần Lâm Biền là nhà nghiên cứu văn hoá truyền thống. Ông đã dành một cuộc trò chuyện đầy thú vị xung quanh câu chuyện xây mới những ngôi chùa.


Nhập vào chùa nhiều thứ không phải Phật

Theo ông, đạo Phật và những ngôi chùa có vị trí như thế nào trong đời sống người Việt?

Đối với người Việt, đạo Phật rất được tôn trọng. Trong tôn giáo tín ngưỡng người Việt, chính đạo Mẫu bắt nguồn từ thời nguyên thuỷ. Chỉ cách đây 2.000 năm đạo Phật mới tới từ phương Nam và nhanh chóng được tiếp nhận vì nó phù hợp với tinh thần của người Việt lúc đó. Sự xâm lược, quấy nhiễu của phương Bắc đã đi kèm theo việc người phương Bắc đưa đạo Nho, đạo Lão vào để dùng hệ tư tưởng ấy thống trị người Việt. Người Việt đã dùng đạo Phật như một sự đối trọng.

Đó là quá khứ. Còn hiện tại thì sao?

Gần đây, một số kẻ đã lợi dụng và biến đổi đạo Phật đi nhiều. Do vậy mà ứng xử với đạo Phật của một bộ phận người không đi vào bản chất tốt đẹp sâu xa của đạo. Bộ phận này vì không hiểu đến nơi đến chốn đạo Phật đã nhập vào chùa nhiều thứ không phải Phật. Nhiều khi những thứ đó còn gắn với mê tín dị đoan. Người ta đang sống phần nào vội vã, tuỳ tiện xây dựng lại nhiều ngôi chùa không theo truyền thống. Đạo Phật dạy con người đi tìm sự đơn sơ nhưng thuộc về bản chất tốt đẹp nhất.

Bái Đính - Sự khoe mẽ một cách thái quá

Nghe ông nói tôi mới nhớ, gần đây chùa Bái Đính nằm trong một quần thể du lịch ở Ninh Bình dù chưa hoàn thành nhưng đã giữ nhiều kỉ lục lớn nhất Đông Nam á: tượng Phật bằng đồng; chuông, 500 bức tượng La Hán...

Không nên gọi cái chùa mới xây đó là chùa Bái Đính. Chùa Bái Đính là ngôi chùa cũ. Nếu gọi cái mới xây đó là chùa Bái Đính là hoàn toàn xoá sổ chùa của tổ tiên đấy.

Ngôi chùa mới đó có một thứ lố bịch. Trong kiến trúc ba tầng mái, như chúng ta thấy kiến trúc ba tầng mái của chùa Bút Pháp có tháp Cửu phẩm liên hoa - là nơi thế giới của người chết. Nhưng chùa Bái Đính mới ấy lại có cái gọi là tam quan - ba tầng mái ở ngoài, khiến người ta đến với cái chết trước khi đến với Phật. Điều đó không chấp nhận được. Toà nhà ba tầng mái có nhiều ý nghĩa lắm, thường nó phải nằm ở phía sau như ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Sổ (Thanh Oai). Cái chùa Bái Đính mới ấy là phi văn hóa phật giáo truyền thống và mặt nào đó nó có tính khoe mẽ.



Giá trị của ngôi chùa cổ truyền thống thực sự không nằm ở vật chất mà ở chỗ khác.
Phi văn hóa phật giáo truyền thống và có tính khoe mẽ! Ông có thể mở mang kiến thức cho tôi về điều này không?

Những ngôi chùa được xây to lớn nhiều khi nó có tính áp chế khiến con người khi bước vào ngôi chùa tâm hồn của mình bị “ngợp” bởi sự hoành tráng, hình thức làm người ta nhẹ cái tâm đi. Đứng trước ngôi chùa quá to lớn như Bái Đính mới thì con người cảm thấy tâm hồn của mình bị teo đi, bé nhỏ trước áp lực tinh thần nào đó.

Người ta không thấy được bản chất hoà vào thiên nhiên, hoà vào vũ trụ, hoà với thế gian của bản thân họ nữa mà chỉ còn tính quy phục mà thôi. Tính chất ấy không đúng với tinh thần của người Việt. Xu hướng xây dựng những ngôi chùa to lớn là khó có thể chấp nhận được trên dòng chảy truyền thống.

Chùa Bái Đính mới dù chưa hoàn thành nhưng khách tham quan đã đến rất đông trong một hai năm gần đây. Phải chăng vì ngôi chùa đó phù hợp với "văn hóa hiện đại"?

Khách tham quan thì cứ tham quan. Chúng ta không thể trách họ được. Chiến tranh đi qua đã tạo ra sự hụt hẫng về mặt tinh thần. Do vậy có nơi nào đó để giải toả tâm hồn là người ta sẽ đến. Người ta đến Bái Đính mới là "để xem", "để ngợi ca" sự to lớn về cái gì đó rất đời thường chứ không phải thờ đạo. Khi nào sự hiểu biết về đạo trong du khách được nâng cao thì vai trò của chùa Bái Đính mới sẽ tàn phai.

Người Việt Nam không chấp nhận sự to lớn, sự khoe mẽ một cách thái quá đâu! Người Việt đi sâu vào cái tâm. Sự vĩ đại của nó là ở cái tâm thánh thiện chứ không phải hình thức. Có thể hiện tại cái hình thức đang làm mờ cái tâm nhưng khi cái trí của mỗi người phát triển cao hơn thì họ sẽ nhận ra đó là sai lầm.

Khi biết thì sự đã rồi

Nhưng hiện nay không phải chỉ ở Ninh Bình xây chùa mới Bái Đính mà đã có rất nhiều nơi, nhiều địa phương tổ chức xây chùa mới?


GS Trần Lâm Biền là một trong những nhà nghiên cứu văn hoá Việt Nam, luôn tâm sức cho công cuộc bảo tồn các di sản văn hoá của dân tộc. Ông có nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá dân gian, tín ngưỡng tôn giáo như: Phật giáo và văn hoá dân tộc; Một con đường tiếp cận lịch sử, Diễn biến kiến trúc truyền thống của người Việt; Chùa Việt; Đồ thờ trong di tích của người Việt.

Không ai cấm xây dựng những ngôi chùa mới nhưng đừng đem những ngôi chùa lớn vào đất của chùa cũ. Bởi chùa cũ là tiếng nói của tổ tiên. Đi vào tín ngưỡng chúng ta phải đi theo truyền thống, phải Việt Nam. Đừng để những ngôi chùa kiến trúc mới Tây không phải Tây, Tàu không Tàu. Một số ngôi chùa hiện đại đã được làm một cách tuỳ ý không theo kiến trúc truyền thống.

Một ngôi chùa hay đền, đình phải đạt chuẩn thông tam giới. Mái tượng trưng cho tầng trời. Đất - thân của nó là nơi thần và người tiếp cận, cần được thông nhau. Vì thế nền đất phải để mộc. Nếu có lát phải để những mạch rộng hoặc dùng gạch bát thấm nước để thông âm dương.

Những nơi đặt ban thờ thì gầm ban thờ lộ đất... để âm dương không bị cách trở. Nhưng nay thì người ta lát hết, thậm chí lát cả gạch men hoa. Họ tưởng là sang trọng nhưng họ không hiểu việc đó đã tạo nên sự ngăn cách âm dương không đi theo dòng truyền thống.

Vậy vì sao lại nhất định phải giữ lại những ngôi chùa cũ bé nhỏ và xuống cấp?

Giá trị của ngôi chùa cổ truyền thống thực sự không nằm ở vật chất mà ở chỗ khác. Đó là những di sản văn hoá cho chúng ta thấy tộc người chủ thể đi đến đâu để dấu tích lại tới đó. Điều đó quan trọng như thế nào? Chính những di sản văn hoá của tổ tiên để lại cho biết bước phát triển của cộng đồng dân tộc đi dần tới thống nhất như ngày nay một cách cực kỳ rõ ràng.

Thế mà nay cứ phá cái cũ đi để xây những cái mới lên thì còn gì để chúng ta chứng minh những điều ấy. Dù nó tàn phai thì vẫn để đấy vì nó vẫn đang nói với chúng ta những thì thầm của tổ tiên.

Nhưng thực tế xu hướng xây chùa mới to lớn, khang trang đang khá phổ biến?

Đó là một cảnh báo về hiện tượng phá hoại truyền thống văn hoá dân tộc. Đúng hơn là phá hoại bản sắc làm méo mó tâm hồn dân tộc. Một dân tộc có thiện tâm vô cùng cao nay lại chỉ quan tâm đến hình thức. Tôi xin nhắc lại là xây dựng chùa cao to mấy cũng được nhưng hãy để ra ngoài không gian kiến trúc của tổ tiên đã làm.

Phải chăng việc xây dựng những ngôi chùa mới nằm ngoài sự quản lý của ngành văn hoá?

Có thể ngành văn hoá cũng không biết đến điều ấy. Đến khi biết thì sự đã rồi.

Vâng. Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện thú vị mà ông đã dành cho độc giả của KH&ĐS.


Người dân đi lễ chùa để công đức nhà chùa. Nhưng không ít nhiều tiền dùng sự công đức để thao túng việc xây dựng. Xã hội chỉ có thể tốt đẹp khi đạt trình độ "phú quý sinh lễ nghĩa" chứ hiện nay mới chỉ đạt mức "no hơi ấm cật dậm dật chân tay"; vì kiến thức chưa đạt được đến mức hiểu biết lễ nghĩa…nên nó đã đẻ ra những kiến trúc trọc phú vô học, nhìn vào sự vô học lại tưởng là sự đẹp đẽ vì không có kiến thức.
Lắm lúc ko hiểu bên VH đang làm gì, có tồn tại ko. Hay những người làm trong đó có thực sự có cái gọi là "văn hóa" không? Và cái tổ chức hội PG VN nữa. Đúng là thời mạt pháp!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top