Hồi em được cụ Chủ tịch MTTQ xã là music đại nhân của thằng bạn dẫn đi thăm Bái Đính cổ tự, được cụ nói Bái Đính cổ tự được biết đến với 2 sự kiện gắn với thuốc: 1 là thiền sư Nguyễn Minh Không chữa cho vua hóa hổ như cụ 3cu đã nói; 2 là thời kỳ Tây Sơn, phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn của quân Tây Sơn lấy chùa Bái Đính làm nơi dưỡng thương cho quân sỹ (kiểu quân y viện bây giờ) và khi Nguyễn Huệ ra Bắc cũng dừng lại nơi đây cho quân sỹ nghỉ ngơi lấy sức trước khi tổng tấn công Tết Kỷ Dậu - 1789. Tương truyền khi đó là mùa đông, mọi nguồn nước trong khu vực đều cạn kiệt hoặc không thể sử dụng nhưng riêng Bái Đính cổ tự với 2 giếng: 1 là giếng ngọc trước cửa chùa, 2 là giếng tiên trong hang núi cung cấp đủ nước cho hàng ngàn, hàng vạn người sinh hoạt, trị thương. Đặc biệt nguồn nước ở giếng tiên trong hang núi rất tốt để sắc thuốc (dược pháp chủ yếu thời đó) nên sau này, nhân dân trong vùng tiếp tục thờ phụng, giữ gìn hương lửa cho ngôi cổ tự này!
Tiếc là Dự án xây chùa Bái Đính mới có phần cam kết trùng tu Bái Đính cổ tự đã xây lại giếng ngọc cũng như các phần của chùa khiến cho bao nhiêu vẻ đẹp của ngôi cổ tự biến mất hết! Đó là chưa kể đồ tế khí cũng mới luôn khiến em vào đó có cảm giác vào 1 cửa hàng buôn đồ thờ tự hơn là vào 1 ngôi chùa với lịch sử hàng ngàn năm, gắn với lịch sử dân tộc!
Phần đo đỏ là Cụ Rắn Lớn nói đúng. Nếu đúng theo ý nghĩa và văn hóa thờ tự ở mình thì mọi người đến thắp hương, khấn vái, cầu xin ở chùa Bái Đính mới là đang đi ngược lại các giá trị tâm linh của người Việt. Em gọi là ngu đần và ngu dốt trong cách nhận thức về thờ tự. Nhưng đấy là từ mình suy nghĩ. Còn cũng một phần do chính những lờ đờ nhà mềnh khuếch trương làm cho oai. Chứ nói thật, em toàn vào chùa cổ Bái Đính là chính. Chùa này một lần em vào hồi đang xây, nhưng sau đó là em không bao giờ đặt chân vào. Nhưng cái mà để phân tích chi tiết thì em có một số ngu ý. Các cụ of nhà mềnh mà đi lễ chùa Bái Đính mới cũng nên để ý vì ở đấy đồ giả nhiều lắm. Chính những vị cao tăng, những cây đa, cây đề của mềnh về Phật Pháp, văn hóa còn phải lắc đầu. Gọi chùa Bái Đính là chùa ông Trường ợ.
-
Thứ nhất: là về 100 cây Cây Bồ Đề ở đây. Nếu theo quảng cáo về sách kỷ lục chính do mềnh cấp và nhà đầu tư cung cấp thì:
Ngôi chùa trồng nhiều cây bồ đề nhất. Ngày Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc tại Việt Nam (17.5.2008) trồng 100 cây bồ đề, chiết từ gốc bồ đề Ấn Độ, hiện hàng ngàn cây bồ đề mọc xung quanh chùa. Cái này em cho là đang nói vớ vỉn ợ, đánh lận con đen. Vì nếu nói về cây Bồ Đề Ấn Độ, theo em được biết qua các tài liệu khoa học thì cây Bồ Đề Ấn Độ, tên tiếng Anh là bodhi tree, pipal tree, tên khoa học Ficus religiosa, thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Người công bố tên khoa học đã dùng tính ngữ La Tinh “religiosa” (thuộc về tôn giáo) để nhấn mạnh sự liên quan của cây với truyền thuyết Đức Phật chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác dưới cội cây này. Cây phân bố tự nhiên ở Ấn Độ, Nepal, Thái Lan. Ở mềnh hiện tại có một cây Bồ Đề Ấn Độ đầu tiên ở chùa Từ Đàm, Huế. Ở đấy còn lưu trữ tấm bia đá gắn ở gốc cây bồ đề có ghi:
“Cây bồ đề này có nguồn gốc từ cây bồ đề chính tại Ấn Độ, nơi Đức Phật Thích Ca chứng thành đạo quả vô thượng giác. Thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, thời vua Asoka, thái tử Mahinda (con vua Asoka) đem giống sang trồng ở Sri Lanka (Tích Lan) khi qua truyền đạo tại đây. Đại đức Narada, người Tích Lan, đã cùng với bà Karpeles trong phái đoàn Phật giáo Campuchia lấy giống từ cây bồ đề ở Tích Lan tặng hội Phật học Trung phần và trồng tại đây trong dịp sang thăm Thuận Hoá năm 1939.” Cái này mới là chuẩn ợ. Các vị cao tăng giới Phật Pháp mình biết rõ điều này nhất. Còn ở Bái Đính mới thì nhiều nhà khoa học mình đã khẳng định đấy là cây Lâm Vồ, có tên tiếng Anh là mock bodhi tree (giả bồ đề), tên khoa học là Ficus rumphii. Vì do cùng chi thực vật nên hai cây có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng dễ phân biệt bằng cách dựa vào hình thái lá. Lá bồ đề có mũi kéo dài thành chuôi hình kim cong, dài 2 – 4cm, hệ gân nổi rất rõ, gồm nhiều cặp gân bên gần song song, mọc gần đối, phiến lá dày với mặt trên bóng láng, mép gợn sóng, đáy thường cắt ngang, cuống lá dài tương đương chiều dài phiến lá. Lá lâm vồ có mũi nhọn 1 – 2cm, hệ gân ít nổi rõ, các cặp gân bên thưa, mặt trên phiến lá thường không bóng láng, mép phiến lá không gợn sóng, đáy phiến lá thường hình tim, cuống lá thường ngắn hơn phiến. Nên cây ở chùa Bái đính giả này là cây đểu.
-
Thứ hai: Điều ngu xuẩn nhất là hành lang La Hán ợ: Theo sách kỷ lục mà ghi là :
Ngôi chùa có hành lang La hán dài nhất. La hán đường với 500 vị La hán được tạc bằng đá xanh nguyên khối. Nhưng em đến và nhìn thấy hơi lố bịch. Nó lố bịch ở chỗ mà cái này những ông thợ tạc đá biết rõ nhất. Em cũng đã tiếp xúc nhiều với thợ tạc đá Ninh Bình. Khi làm cái chùa giả này có cả thợ Đà Nẵng xuống làm, thiếu người còn huy động cả mấy ông học sinh, sinh viên thực tập ở mấy trường Mỹ thuật đến làm tượng La hán. Giá tạc tượng tính teo đầu tượng hồi đấy là 8 đến 10 củ/một ông La Hán. Nhưng dở hơi là thằng chủ đầu tư nói bê nguyên mẫu các tượng La Hán từ tập s
ách Ngũ Bách La Hán - bằng tiếng khựa do nhà xuất bản Yên sơn, Bắc kinh phát hành năm 1991 để làm mẫu tạc tượng. Vì làm theo tiến độ + thợ đểu cũng nhiều nên tượng La Hán ở đây như hàng chợ bán rẻ, không có hồn, nhìn nhiều ông còn giống nhau, chả khác nhau là mấy. Em nhìn mà thấy phí cho các ông La Hán được đem ra mà mẫu tạc ở đây. Trong khi lịch sử mình có rất nhiều vị cao tăng giỏi mà không thờ lại đem mấy cái của khựa về thờ và tạc. Nên em cho là cái đầu ngu xuẩn về nhận thức ở chỗ đấy.
-
Thứ ba: mà em ngứa mắt và khó chịu là phần lễ hội. Nên sau khi để ý rõ mới thấy chùa không ra chùa, đình không ra đình, như cái chợ bán hàng tạp hóa và nơi hát quan họ, chèo. Phỉ báng thánh thần ợ. Nếu theo như thể hiện của nhà tổ chức thì
lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần. Phần lễ gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội chùa Bái Đính bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội. Các nhà nghiên cứu văn hóa nhà mình đã có nói, mà chính các cụ of nhà mình cũng biết nếu đi nhiều thì việc đem cả 3 vị : Thánh Nguyễn Minh Không (thánh bất tử) và hai vị thần Cao Sơn, Mẫu Thượng ngàn hành lễ ở trên. Sau đó đến các vua Đinh, Quang Trung, Lê hành lễ ở dưới. Kịch đấy khác nào là một vở tuồng hay chèo. Cái này chỉ có ở đình làng. Ở đình làng là càng đông càng vui. Nên em gọi là chùa không ra chùa, đình không ra đình là vì thế.
-
Thứ tư: là việc gọi là chùa Bái Đính đã làm mất cái ý nghĩa của ngôi chùa Bái Đính cũ. Thà gọi cái tên khác nghe còn hợp lý hơn. Tự dưng coi mình là chùa trong khi ngôi chùa cổ có hàng ngàn năm lịch sử thì nằm chết dí phía sau. Nhất là ở ba nơi mà em biết là điện Quan Âm, điện Tam thế Phật, điện Phật không có nhà sư nào. Nên cái đấy là vô lý với một quang cảnh chùa thực sự ở VN. (đấy là chưa nói việc các tượng La Hán, tượng phật được đúc trước khi có chùa, bày la liệt làm hàng, sau đó mới xây hành lang, la hán và chỗ để tượng phật. Trong những thời gian chờ đợi xây dựng, mưa gió báng bổ thánh thần một cách vô tội vạ. Nhưng cụ sư trụ trì các chùa nổi tiếng còn phải nói là ngu dốt mới làm tượng xong rồi mới đi làm chùa. ngược đời. nên điều đó thể hiện cái ngu dốt của 1 thằng có xiền mà học đòi làm sang.
-
Thứ năm: Là cặp sư tử đá to lớn đặt trước tam quan như ở chùa Bái Đính mới. Ở mềnh các cụ để ý mà xem, chả có ngôi chùa nào đặt cặp sư tử đấy cả. Khác nào muốn vào chùa là bị hù dọa là mày đi đứng cẩn thận không là tao cắn đấy à. Mà khổ nỗi cái cặp sư tử đá đấy lại bê nguyên mẫu của khựa. Thế mới nhục. Trong khi đất Ninh Bình từng là đất Phật của các triều đại vua Đinh, Tiền Lê, Lý. Em ở NB thì cũng vào đền thờ vua Đinh, Lê thấy cặp chó canh cổng đền rất tinh tế, hợp với văn hóa VN. Chứ nhìn đồ khựa này mới thấy thằng chủ đầu tư đầu như dog ở chỗ đấy.
-
Thứ sáu: là việc làm tam quan ba tầng. Theo văn hóa việt nam thì từ trước tới giờ, các cụ nhà mình kiêng không làm tam quan ba tầng, chỉ làm tam quan chùa cao một hai tầng mái. Như ở đây lại là 3 tầng giống mấy cái lăng tẩm- cung điện khựa. Nên em gọi là một sự ngu dốt trong cách thể hiện đình chùa và cung điện. Chả có tý kiến thức nào. Chả hiểu ông Hoàng Đạo Kính có biết không chứ vì tiền mà thiết kế kiểu này dễ bị giới KST đánh đồng thành thích tiền hơn cái chất nghề. Ngu xuẩn nhất về nhận thức văn hóa trong kiến trúc đình chùa việt nam.
Còn nhiều cái buồn cười, vô lý và phỉ báng thánh thần nữa. nói ra thì nhiều. Em cũng thấy bức xúc và vô lý ở chỗ đấy, thế mà cụ Nguyen Son Tung vẫn nói thế này, thế nọ, cái lọ, cái chai cho thằng chủ đầu tư, tâng bốc như đúng rồi. Nên cụ nên xem lại về kiến thức văn hóa, lịch sử Việt Nam một tý rồi hãy phát biểu. Chứ nói xong người ta cười cho đấy. Sáng nay em cũng bận nên chém tạm thế. Em sẽ giúp các cụ hiểu thêm cái chùa giả này nó đểu như thế nào sau.