[Funland] Bác Vinaxuki sập có phải vì ông con trai dại?

Gacon2012

Xe buýt
Biển số
OF-165557
Ngày cấp bằng
7/11/12
Số km
595
Động cơ
350,982 Mã lực
Bác này sai từ quan điểm rồi.

Bác ý chú trọng vào vẻ bề ngoài, nhưng cái đó khách hàng lại chỉ đưa nên bàn cân khi mà máy móc ngon lành. Bác làm ko có công nghệ nguồn thì ai dám cho bác vay tiền.
 

tuanhvt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-118080
Ngày cấp bằng
25/10/11
Số km
6,649
Động cơ
379,343 Mã lực
Bác nhiều tuổi, đi nhiều nước như này mà theo mô hình hợp tác như Thaco rồi nội địa hóa dần dần, từng bước thì đâu đến nỗi. Tiếc quá....
 

DidiLe

Xe container
Biển số
OF-4953
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
7,186
Động cơ
644,146 Mã lực
Bác Huyên sập là do bản thân bác ấy và kiểu gia đình trị của bác ấy, vk em trước làm trợ lý cho bác ấy mấy tháng xong thấy bộ máy như thế cũng chuyển luôn. Các ngân hàng chết vì bác đấy còn chưa dám kêu, bác kêu gì..
Cứ kêu chứ cụ.
 

DidiLe

Xe container
Biển số
OF-4953
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
7,186
Động cơ
644,146 Mã lực
Có vẻ cái tên nào dài dài mà dính chữ Vina đầu tiên hay bị sập hoặc khó phất lên được nhỉ ? Cứ như cụ Vượng, vẫn mấy chữ cái y chang nhưng rút gọn, đâm lại hay. :))
Vina thì chết còn Vin thì thế nào cụ ơi.
 

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,799
Động cơ
366,150 Mã lực
Thì mỗi nơi, mỗi đất nước và con người đều khác nhau về nhiều thứ - cụ thể trong ví dụ cụ nêu ra thì đó là quan điểm và cách thức làm việc. Mình thấy như vậy là không bình thường nhưng tất cả họ đều coi là bình thường, thậm chí coi đó là truyền thống và tự tôn dân tộc.

Lịch sử đã chứng minh chính sách độc tài quân phiệt sẽ mang đến rất nhiều sự phát triển vượt bậc - còn ở đâu mà cứ dân túy thì mãi vẫn chỉ phát triển lẹt đẹt - cái gì cũng có hai mặt của nó cả :D
Độc tào thì đc vài nước phát triển được thôi, HQ, Sing..., nhưng bên cạnh đó lại có rất nhiều nước độc tài thì kém phát triển, như mấy nc Châu Phi, 1 vài nc ĐNA..., ngoài ra thì G7 ko có nc độc tài nào, châu Âu cũng vậy. Cho nên nước phát triển hay ko phát triển nó ko liên quan gì đến chuyện độc tài hay ko độc tài.
 

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,799
Động cơ
366,150 Mã lực
Lại đổ lỗi. Thời ấy ông Huyên được đội đỏ ưu ái còn hơn anh Dương Trường Hải.
Lúc đầu thôi, sau đó thì do cứng đầu mà bị. Còn THA và Thành Công Auto được như bây giờ một phần cũng do biết nghe lời.
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,327
Động cơ
585,446 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Nhiều thông tin nhưng em chưa thấy bài nào phân tích chất lượng về nguyên nhân sập của Vinaxuki, cụ có thời gian cùng làm việc với cụ Huyên thì chắc rõ hơn người khác, mong cụ cho bài phân tích cho em mở mang với.
Có 3 nguyên nhân ạ:
1. Mảng kinh doanh Inox chết.
2. Đầu tư sx xe con chết.
3. Đầu tư mỏ khoáng sản chết.
Hai mảng xe và khoáng sản em không tham gia không biết sâu. Em tham gia mảng Inox nên biết rõ mảng đó hơn. Giai đoạn đó bán chậm, lãi vay cao, công nợ khó thu hồi, giá bán giảm sâu.
 

Highvoltage2207

Xe buýt
Biển số
OF-629645
Ngày cấp bằng
6/4/19
Số km
662
Động cơ
502,490 Mã lực
Độc tào thì đc vài nước phát triển được thôi, HQ, Sing..., nhưng bên cạnh đó lại có rất nhiều nước độc tài thì kém phát triển, như mấy nc Châu Phi, 1 vài nc ĐNA..., ngoài ra thì G7 ko có nc độc tài nào, châu Âu cũng vậy. Cho nên nước phát triển hay ko phát triển nó ko liên quan gì đến chuyện độc tài hay ko độc tài.
Cụ câu trước đá câu sau chan chát thế nhỉ :D

Cụ xem lại câu còm của em mà cụ QUOTE nhé, có mấy ý e nêu trong đó đề cập chính sách độc tài chứ không phải chủ nghĩa độc tài. Còn các nước ở Châu Âu hay trong G7 mà không nhờ có chính sách độc tài ở một số giai đoạn nhất định trong lịch sử thì làm sao tạo nên sự phát triển vượt bậc làm nền tảng cho bây giờ.
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,327
Động cơ
585,446 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Lúc đầu thôi, sau đó thì do cứng đầu mà bị. Còn THA và Thành Công Auto được như bây giờ một phần cũng do biết nghe lời.
Đầu gì, sau quá hạn ngân hàng toé loe ra. Ngân hàng xuống siết nợ còn bị đội nâng đỡ có thế lực ngăn cản. Không được nâng thì ông Huyên còn đi trước ông Bắc Hà.
 

xedaprach

Xe điện
Biển số
OF-76843
Ngày cấp bằng
2/11/10
Số km
2,807
Động cơ
113,836 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có 3 nguyên nhân ạ:
1. Mảng kinh doanh Inox chết.
2. Đầu tư sx xe con chết.
3. Đầu tư mỏ khoáng sản chết.
Hai mảng xe và khoáng sản em không tham gia không biết sâu. Em tham gia mảng Inox nên biết rõ mảng đó hơn. Giai đoạn đó bán chậm, lãi vay cao, công nợ khó thu hồi, giá bán giảm sâu.
Từ mảng 3 là em hơi hình dung ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề rồi, một dạng thiếu kinh nghiệm, quản lý kém mà muốn đầu tư lớn, dàn trải nên khi thị trường hắt hơi 1 cái thì doanh nghiệp ốm thập tử nhất sinh luôn.
 

Euro2CityStar

Xì hơi lốp
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
14,050
Động cơ
397,584 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Vâng, mà nói cho cùng thì nếu bác cứ bán xe tải, có khi mạnh hơn cả VinFast bây giờ, xe con làm thì...thôi, chả buồn nói. Chết, là nhẽ đương nhiên!
không thằng nào dám mua nữa ấy

xe không sửa được thì khách xách d ái chạy hết
đừng nói tới mạnh lên
 

BNN

Xe tăng
Biển số
OF-35195
Ngày cấp bằng
13/5/09
Số km
1,015
Động cơ
479,726 Mã lực
Nơi ở
Bắc Ninh
cụ này chỉ có lòng đam mê, có chút kỹ thuật nhưng ko đủ khả năng quản trị doanh nghiệp lớn cũng như khả năng thích ứng thị trường nên thất bại chỉ là thời gian. E đã từng xem con xe du lịch của vinaxuki tại Triển lãm giảng võ do đích thân ô này giới thiệu nhưng nói thật bán 200tr e cũng ko dám mua
Cụ ấy có tư duy làm xe tải còn xe con là phạm trù hoàn toàn khác. Cái xe nó là niềm hãnh diện SX xe xấu thế ai mua?
 

Boy điện

Xe hơi
Biển số
OF-577083
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
156
Động cơ
141,827 Mã lực
Tuổi
36
bác này có tâm,nhưng không gặp dc thời lãnh đạo tốt,nên die là lẽ tự nhiên.bọn ngoài nước cũng vì cơ chế thay đổi liên tục nên nó đâu giám đầu tư mạnh vào việt nam,nó cứ ăn xổi đã,dân tao méo đâu mà tao lo
 

vandatAT

Xe lăn
Biển số
OF-315113
Ngày cấp bằng
8/4/14
Số km
11,064
Động cơ
372,593 Mã lực
Tâm con khỉ, trước cái xe tải toan linh kiện tàu, lại là tàu loại lởm nhất. Trông lởm vãi, chạy vài bữa hỏng lên hỏng xuống.
Nó là cái công nông hình dáng ô tô thì đúng hơn.
 

ruounephanoi

Xe buýt
Biển số
OF-597095
Ngày cấp bằng
1/11/18
Số km
910
Động cơ
136,340 Mã lực
Ông chủ hãng sản xuất xe hơi đầu tiên tại Việt Nam Vinaxuki hiện nay đã 80 tuổi, ông đang sống trong ngôi nhà thiếu bàn tay chăm sóc của con người ngay tại đại công xưởng của nhà máy đặt tại huyện Mê Linh. Thu nhập chính của ông hiện nay là khoản lương 8 triệu đồng, cộng với nguồn thu “không thường xuyên” từ đàn gà ông nuôi trong nhà xưởng.


Ông chủ Vinaxuki: Sống qua ngày với 6 triệu đồng tiền lương, gánh trên mình khối nợ 2.800 tỷ - Ảnh 1.

Chủ tịch Vinaxuki Bùi Ngọc Huyên

Thời vàng son, cứ mỗi chiếc xe bán ra là ông Bùi Ngọc Huyên lãi 100 triệu đồng, bằng cả gia tài của một gia đình khá giả ở Hà Nội . Nhưng ông nói, “thương trường như chiến trường”, sự nghiệp của ông lao dốc không phanh khi đối thủ quây lại “đánh” Vinaxuki và bị ngân hàng “chơi bẩn”, để đến cuối đời người, ông đang gánh trên đôi vai gầy của mình khối nợ 2.800 tỷ đồng.

Viết thư gửi Thủ tướng xin làm ô tô
Bố ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch HĐQT Công ty Vinaxuki là thầy dạy tiếng Pháp. Ông Huyên không đi theo nghiệp của cha mình, từ nhỏ vì mê xe hơi, nên ông nhập ngũ vào chiến trường, lái xe dọc đường Trường Sơn đi cứu nước, thỏa chí tang bồng.

Ý tưởng sản xuất ô tô đến với ông cũng rất tình cờ. Trong một lần được xem phim, ông thấy trên thế giới người ta vận tải lương thực, khí tài bằng ô tô ra tiền tuyến, còn mình thì dùng xe thồ, xe thô sơ vận binh tải đạn, huy động dân công, có nơi cả làng đi dân công làm cho xóm làng vắng ngắt.
Rời quân ngũ, ông xin vào nhà nước làm công chức. Nhưng khi mới 50 tuổi, đang giữ hàm Vụ trưởng tại Bộ Giao thông vận tải, ông Huyên viết đơn xin nghỉ hưu sớm để ra ngoài lập doanh nghiệp tư nhân, quyết tâm sản xuất ô tô.
Đam mê là vậy, nhưng khi đó các chính sách chưa thật thông thoáng, muốn làm ô tô lắm nhưng lúc đó chưa ai cho làm. Cho đến năm 2004, khi Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp tại TP.HCM, ông Huyên mạnh dạn viết và đưa bức thư đề nghị được sản xuất ô tô cho Thủ tướng Phan Văn Khải ngay tại cuộc gặp mặt này. “Trong cuộc họp, Thủ tướng xem đi xem lại thư của tôi, có thể lúc đấy Thủ tướng thấy lạ là có một xí nghiệp tư nhân xin làm ô tô nên mới quan tâm như vậy!” – ông Huyên tâm sự.

Sau hội nghị khoảng 3 tháng, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành thẩm tra nhà máy của Vinaxuki, bởi trước khi đề xuất làm ô tô thì Vinaxuki đã sản xuất khuôn mẫu cho hãng Ford, Toyota. Và sau sáu tháng thẩm định, Thủ tướng cho phép Vinaxuki sản xuất ô tô và các loại phụ tùng ô tô.

Với quyết tâm sản xuất bằng được chiếc xe của người Việt Nam, ông Huyên không nhập phụ tùng về lắp ráp mà tự mình “đi rất nhiều nước trên thế giới” có nền công nghiệp ô tô hiện đại như Đức, Nhật, Hàn Quốc, Nga (sản xuất xe quân sự) để nghiên cứu, học hỏi các làm xe hơi.

Hồi đó, cũng có các doanh nghiệp làm ô tô, nhưng Vinaxuki là công ty đầu tiên và duy nhất sản xuất thành công thân, vỏ xe. Thân vỏ xe nhìn vậy nhưng có đến 250 chi tiết nên nhà máy phải có 700 bộ khung dập. Để làm ô tô mang thương hiệu Việt, trước hết phải làm thân vỏ xe (xe con) và cabin (xe tải), chẳng ai làm ô tô mà đi mua những bộ phận như vậy. Trong tổng thể một chiếc xe, thân vỏ được coi là bộ phận quan trọng nhất chứ không phải động cơ hay các chi tiết khác. Bởi thân vỏ chính là bộ mặt của chiếc xe. Để làm được điều này, ông Huyên đã rót vốn đầu tư công nghệ, các nhà máy trên thế giới ứng dụng công nghệ cao như thế nào thì ở xưởng sản xuất của Vinaxuki tại huyện Mê Linh đều có cái đó.

Ông chủ Vinaxuki: Sống qua ngày với 6 triệu đồng tiền lương, gánh trên mình khối nợ 2.800 tỷ - Ảnh 2.

"Thân vỏ là bộ mặt của chiếc xe, nhìn vào chiếc xe chạy ngoài đường người ta nhìn vào vỏ xe để nhận diện hãng xe, chứ không ai nhìn vào động cơ để nhận diện hãng xe" - Chủ tịch Vinaxuki Bùi Ngọc Huyên chia sẻ.
Để không lệ thuộc vào chuyên gia nước ngoài, trong quá trình sản xuất, ông cử cán bộ, kỹ sư ra nước ngoài học tập rồi quay lại nhà máy làm việc. Các chuyên gia Châu Âu khi đến thăm nhà máy thì giơ ngón tay cái lên trời “like”, biểu đạt sự khâm phục con người và quy trình sản xuất xe hơi của Vinaxuki.
Cũng trong thời gian này, ông Huyên thực hiện xong hai đề tài KHCN cấp nhà nước về “sử dụng công nghệ cao làm thân vỏ xe con” và “sử dụng công nghệ cao làm cabin xe tải”.

Trong khi các lãnh đạo của doanh nghiệp làm ô tô khác đi nước ngoài thì có cả đoàn từ 10 – 20 người tháp tùng, còn ông Huyên đi thì chỉ có một mình để tiết kiệm. Một ngày tôi đi hết 4 công ty của Volkswagen, vừa ăn vừa làm việc.
Đến các nhà máy sản xuất ô tô, thấy các mẫu xe mô hình bằng đất sét, ông hỏi họ giá, họ nói 1 triệu USD một mẫu. Ông nói mình nghèo lắm, họ giảm xuống 500.000 USD. Các mẫu xe mô hình này là phác thảo ban đầu và buộc phải có để sản xuất các loại xe trên thực tế.

Mỗi xe lời trăm triệu
Quyết tâm đầu tư, sản xuất, nhà máy sản xuất ô tô Vinaxuki bắt đầu có chỗ đứng. Quy mô sản xuất không chỉ dừng lại ở khu sản xuất hơn 100 ha ở Mê Linh (Hà Nội), ông Huyên còn về tỉnh Thanh Hóa xin đất, mở nhà máy sản xuất xe tải nặng, xe tải bọc thép cho quân đội, quy mô khoảng 71 ha đất.

Trong khi thị trường đang lưu thông xe ba cầu thì ông Huyên là người sản xuất ra dòng xe 4 cầu, sau một thời gian ra mắt thì bán “đắt như tôm tươi”. Năm 2006 – 2008 bán xe tải rất mạnh. Ở Sài Gòn, Vinaxuki bán được 100 chiếc thì doanh nghiệp ô tô khác chỉ bán được 6 chiếc. Vinaxuki bán xe tải nặng 4 cầu giá 900 triệu, xe này có động cơ Đông Phong liên doanh với Mỹ, tỷ lệ nội địa hóa 27%, cứ mỗi xe xuất xưởng là lời 100 triệu. Trong khi đó, các loại xe tương tự như nhập khẩu và phân phối có giá bán 1,3 – 1,4 tỷ đồng. Cũng từ đó, vì thấy làm ăn có lãi, nên doanh nghiệp trong ngành và ngân hàng tìm cách “tiêu diệt” Vinaxuki. Ông Huyên cho biết, vụ án nổi tiếng của ông với ngân hàng cũng xảy ra ở nhà máy sản xuất xe tải nặng ở Hậu Lộc (Thanh Hóa).

Năm 2009, các tập đoàn sản xuất ô tô lớn của thế giới tìm đến Mê Linh xin hợp tác với Vinaxuki, trong đó, tập đoàn Hyundai của Hàn Quốc sẵn sàng bỏ ra 1.400 tỷ đồng để mua đứt 49% cổ phần của Vinaxuki. Tuy nhiên, thương vụ này chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ, vì lúc đó Luật Doanh nghiệp mới chưa ra đời, sản xuất ô tô là ngành nghề có điều kiện nên ông ông Huyên không thể bán vốn cho đối tác ngoại. Ông nói, lúc đó nhà máy nợ ngân hàng 600 tỷ, nếu bán 49% cho Hyundai thì trả hết nợ và thừa tiền làm ô tô.

“Tại Thanh Hóa, nhà máy sản xuất xe tải nặng có công suất 15.000 xe/năm, với giá xe 900 triệu/chiếc, chỉ cần chạy 1/3 công suất thì mỗi năm có lãi 500 tỷ đồng. Xe tải nặng lúc đó không có mà bán, sau đó các doanh nghiệp đánh tôi, ngân hàng “chơi bẩn” tôi”, ông Huyên nói.
Năm 2011 khủng hoảng kinh tế quá nặng, ngân hàng cắt vốn vay nhưng Vinaxuki vẫn có lãi. Năm 2013, khách từ miền Nam ra đặt cọc mua xe tải 4 cầu rất nhiều, nhưng do ngân hàng cắt vốn, “ngân hàng chơi tôi” nên Vinaxuki không còn vốn để sản xuất.

Ông chủ Vinaxuki: Sống qua ngày với 6 triệu đồng tiền lương, gánh trên mình khối nợ 2.800 tỷ - Ảnh 3.

Bị ngân hàng siết nợ, hiện Chủ tịch Vinaxuki vẫn đang sống trong ngôi nhà nằm tại nhà máy của Vinaxuki ở Mê Linh cùng đồng lương hưu và khoản thu nhập từ việc nuôi gà.

Năm 2013, ông Huyên cho con trai lên làm Tổng giám giám đốc Vinaxuki. Nhưng “thằng này thật thà, không biết mánh lới gì”. Trong phương án tái cơ cấu nợ gửi ngân hàng, con trai ông Huyên trình với ngân hàng là xe có động cơ 1.2 có giá bán chưa đến 200 triệu đồng, xe 1.5 giá bán 300 triệu đồng, mức giá này chỉ bằng một nửa so với thị trường lúc đó. “Con tôi đã làm lộ hết bí mật. Các doanh nghiệp sản xuất ô tô thấy vậy nên quây lại đánh. Họ cho nhà báo tìm về nhà máy để viết bài, nhưng tôi không cho vào, nên phóng viên chỉ chụp được ảnh xe của Vinaxuki đang lưu thông và kết luận “xe Vinaxuki chạy trên đường kêu sòng sọc?!”, ông Huyên chua chát kể lại.

Giấc mơ ô tô của ông Huyên cũng dừng lại ở đó, khi các phương án tái cơ cấu nợ không được chấp thuận, các tài sản thế chấp bị ngân hàng bán nợ xấu, bán đấu giá để thu hồi vốn. Cũng từ đây, các vụ kiện diễn ra, ngân hàng kiện ông Huyên ra tòa và ông Huyên cũng đòi kiện lại, thậm chí ông đã làm đơn tố cáo những người có trách nhiệm tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) đã đẩy ông vào đường cùng.

Thời xe giá rẻ đã hết, giờ các hãng đua nhau làm xe đắt, chưa bao giờ xe tiền tỷ lại nhiều như bây giờ

Theo Đời sống và Pháp luật https://autopro.com.vn/ong-chu-vinaxuki-song-qua-ngay-voi-6-trieu-dong-tien-luong-ganh-tren-minh-khoi-no-2800-ty-20201112153504225.chn
Mịa cái bọn lều báo, tầm con nhà nòi mà lại ngu đến mức tiết lộ giá để các hãng xe khác và ngân hàng quây lại đánh.
 

ruounephanoi

Xe buýt
Biển số
OF-597095
Ngày cấp bằng
1/11/18
Số km
910
Động cơ
136,340 Mã lực
Thế cuối cùng ông ý thất bại là gì ạ, đầu tư vào mảng khác (bất động sản, khoáng sản,...) hay sai lầm do chuyển hướng kinh doanh sang mảng xe con ạ. Kể như có Báo cáo tài chính của ông này đọc thì ra được hết nguyên nhân.
Đầu tư mỏ antimon trong Đắk Nông thất bại toàn tập cụ ạ
 

Boy điện

Xe hơi
Biển số
OF-577083
Ngày cấp bằng
3/7/18
Số km
156
Động cơ
141,827 Mã lực
Tuổi
36
Tâm con khỉ, trước cái xe tải toan linh kiện tàu, lại là tàu loại lởm nhất. Trông lởm vãi, chạy vài bữa hỏng lên hỏng xuống.
Nó là cái công nông hình dáng ô tô thì đúng hơn.
[/QUOTE
ngon hơn thaco forland đó bác.máy khoẻ dùng tubo,mấy con thaco hơn 1 tấn ăn thế nào đc vinaxuki
 

datto70

Xe container
Biển số
OF-204900
Ngày cấp bằng
5/8/13
Số km
5,730
Động cơ
377,389 Mã lực
Em thấy chiến lược của Vinaxuki sai lầm từ đầu rồi. Sai như nào em nghĩ các cụ trên OF này đã rõ hết nên em không nói nữa, mời các cụ khác phán. :))
Ông Huyên chết vì chiến lược, xe tải của ông bán khắp nơi mặc dù chất lượng kém ( cty tôi mua 1 cái nên nó kém thật, mà khi xe hỏng phải tự vào tận nhà máy ở Mê Linh mua phụ tùng). Nếu ông tập trung vào 1 mảng xe tải thì chắc ông giàu to rồi. Ông lại nhảy sang làm xe con, chết sấp mặt vì vốn ngắn. Nhìn ông VF tiền đổ cỡ 3-4 tỷ $ nhưng vẫn đang lỗ sấp mặt.
 

Thích Đu Đủ

Xe điện
Biển số
OF-717283
Ngày cấp bằng
22/2/20
Số km
2,158
Động cơ
107,195 Mã lực
Tuổi
46
Dân Hàn nó như vậy thì ngành công nghiệp oto của nó mới được như ngày nay.
Đó là khi người dân biết đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích cá nhân: lựa chọn một chiếc xe non trẻ sản xuất trong nước thay vì cầu toàn chọn một mẫu xe nước ngoài với chất lượng và thương hiệu đã được khẳng định.
Thật ra dân mìn cái thói sí diện nó ngấm vào máu rồi cụ. Chưa chắc dân Hàn nó đã vì yêu nc, đòi hỏi ng dân có suy nghĩ thế là hơi quá lố :))
Trong kỷ mở cửa chỗ nào sướng tau sống, quê hương chỉ là nơi tưởng nhớ ;))

Dân Hàn vs Nhật nó thực dụng, xe phục vụ nhu cầu chứ ko phải đi khoe, làm ăn giao dich trừ nguyên thủ xe hịn, chứ mấy ô tổng với giám đốc con con chả ai qtam họ đi xe gì. Ông sếp tổng cty 6000nv cấp cao còn thi thoảng đi tàu điện ngầm :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top