- Biển số
- OF-84940
- Ngày cấp bằng
- 11/2/11
- Số km
- 5,048
- Động cơ
- 459,461 Mã lực
- Nơi ở
- Đền chùa
- Website
- bacsinoitru.vn
Cộng đồng màng đang rất sôi sục về Cô Phú Bồ Tát này. Để giúp các cụ các mợ có thêm thông tin về bản chất phương pháp chữa bệnh của Cô Phú Bồ Tát có thực sự hiệu quả không và hiệu quả tới mức nào. Em xin chia sẻ lại với các cụ các mợ một bài viết phân tích của một bác sĩ chuyên ngành tâm thần dưới đây.
-----
Lợi dụng tín ngưỡng, hủ tục mê tín dị đoan, và sự "vô vọng" của người bệnh ung thư... để bầy ra chiêu trò "chữa bệnh" không có cơ sở khoa học.
Phải công nhận cộng đồng mạng quá cả tin vào những lời “thần thánh” hóa. Mình cũng rất thông cảm với cộng đồng mạng, tuy nhiên các bạn cũng nên cẩn thận và tránh sa đà và mắc bẫy chiêu bài chữa bệnh không có cơ sở khoa học đó.
Nói thêm, mình công tác trong chuyên ngành tâm thần học, và có hai vấn đề mình cần phải nói rõ với các bạn nhằm giúp các bạn không bị nhầm lẫn về hiệu quả của chiêu bài chữa bệnh không có cơ sở khoa học này
Thứ nhất: những người tâm thần, thường là những người mắc bệnh hoang tưởng, rất hay tự coi mình là thánh, và trong trường hợp này là Cô Phú Bồ Tát. Khi nói chuyện với người đối diện, họ thực sự có tài ăn nói và thuyết phục người khác rất giỏi, nhất là với những người đang có vấn đề khúc mắc về tâm lý (lo lắng về bệnh tật), cộng thêm sự cổ vũ động viên của những người quá mê tín... đã khiến cho câu chuyện về Cô Phú Bồ Tát thêm phần huyền bí và lan truyền
Thứ hai: đối với những người bệnh mạn tính thì thường có tình trạng căng thẳng tâm lý (stress) đã khiến cho tình trạng bệnh thêm “nghiêm trọng”, họ sẵn sàng làm tất cả những gì có thể để mong sức khỏe tốt lên. Nếu chỉ cần được tư vấn tốt, được ở trong một môi trường tốt... giúp cho tâm lý không căng thẳng là họ đã cảm nhận được sức khỏe có cải thiện rồi. Trong trường hợp Cô Phú Bồ Tát chữa bệnh cũng vậy, chẳng có gì là cao siêu cả, có chăng đây cũng giống như là một liệu pháp tâm lý giúp người bệnh đỡ căng thẳng tâm lý. Nhưng cái nguy hiểm ở đây là nhiều người có bệnh sẽ lầm tưởng là được Cô Phú Bồ Tát chữa khỏi rồi nên sẽ không đi khám và điều trị khiến cho bệnh sẽ ngày một tiến triển nặng, tiến triển tới giai đoạn muộn và vô phương cứu chữa.
Bác sĩ Nguyễn Vũ
PS: Các cụ các mợ có thể giới thiệu một vài bệnh án (chụp ảnh bệnh án gốc) của những người đã được Cô Phú Bồ Tát điều trị lên đây để các y bác sĩ OF phân tích, nhận xét, và chỉ định khám và xét nghiệm thêm nếu cần nhằm giúp xác định lại tình trạng bệnh tật trước và sau khi được Cô Phú Bồ Tát chữa bệnh
Updated 15:30 16/09/2015
Updated 23:16 16/09/2015
Lách luật quá giỏi khi kiểm tra cơ sở tẩm quất của Cô Phú
Sáng nay, 16-9, UBND TP Sông Công thành lập đoàn đến kiểm tra việc kinh doanh của Cơ sở Ban Mai của bà Phạm Thị Phú, tức Phú “Bồ Tát”, người được báo Đại Đoàn Kết đề cập đến trong bài viết Treo đầu “tẩm quất”, bán con “chữa bệnh”, ra ngày 16 - 9. Tại đây, so với giấy phép đăng ký kinh doanh còn giá trị hiện hành của cơ sở, đoàn kết luận cơ sở Ban Mai không mắc sai phạm gì.
Đây là thông tin được cung cấp bởi Phó chủ tịch UBND TP Sông Công Đặng Mộng Điệp tại cuộc họp báo chiều muộn cùng ngày.
Về những hành động được cho là khá kỳ quặc và lạ lùng của bà Phú như báo chí đăng đăng vừa qua như dẫm đạp lên hàng chăm người khi hành nghề tẩm quất, mát xa theo đăng ký kinh doanh, ông Điệp cho hay, chưa có cơ sở kết luận đúng sai thế nào nên chưa có cơ sở xử lý.
Theo nguồn tin riêng, cơ sở Cô Phú thuê hẳn một luật sư riêng để trợ giúp pháp lý khi hành nghề tẩm quất này và vì vậy, chuyện chữa bệnh trá hình này không dễ bắt lỗi khi ai muốn xử lý.
Trần Ngọc Kha
Clip về Cô Phú Bồ Tát đang quảng cáo chữa bệnh
Updated 0:17 17/09/2015
“Bà Phú không được hành nghề thì sẽ chết (???)”
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Để giúp bạn đọc có thêm góc nhìn từ nhiều chiều, xin trình làng cuộc phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu, ứng dụng tiềm năng con người mà tôi vừa thực hiện hôm nay, 16-9, về vấn đề này.
PV: Thưa bà! Bà nghĩ sao về việc hành nghề chữa bệnh của bà Phạm Thị Phú tại TP Sông Công, Thái Nguyên hiện nay?
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên: Đây là hiện tượng rất lạ - hiện tượng nhận năng lượng từ vũ trụ và truyền nó cho mọi người để từ đó tác động đến hoạt động sống của cơ thể theo hướng tích cực mà ta gọi là chữa bệnh. Cô Phú như một người trung gian trong việc này và là con người rất quý của quốc gia.
PV:Tuy nhiên các bác sĩ cũng như rất nhiều người có trách nhiệm cho rằng việc chữa bệnh này là không có cơ sở khoa học...?
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên: Thực ra đây là sự khác biệt về quan điểm chữa bệnh cũng như về khoa học. Ranh giới giữa cái đúng và cái sai trong khoa học nhiều khi rất mong manh, từ trước đến nay. Tôi nói ví dụ như Học thuyết tương đối của Anbe Anhxtanh nay đang được xem xét lại có nhiều điều không phải là đúng cho lắm. Ở trường hợp của bà Phú mà dân tôn trọng gọi là Cô Phú này, phải quan tâm đến dưới góc độ tâm linh nữa. Theo như cô thường nói, “Là do Cò và Cậu chữa đấy, chứ đâu phải Cô?”. Cò là cách mà cô Phú gọi đứa con trai đã mất từ nhỏ của cô, còn Cậu là chỉ một ông bác ruột của cô. Còn với chúng tôi, nước ta hiện đang có một số người có những khả năng đặc biệt mà cô Phú là một trong số đó. Bình thường chúng ta mới chỉ dùng đến khoảng 10% khả năng của mình. Rất ít người sử dụng được 90% còn lại như cô Phú. Và nếu như cô này không được hành nghề giúp dân để giải phóng năng lượng thì cô ấy sẽ chết(???).
PV:Vâng, thưa bà! Vậy theo bà, nên giải quyết như thế nào mâu thuẫn quan điểm về hiện tượng này giữa những nhà khoa học, nhà quản lý xã hội và ý kiến riêng của những người am hiểu về ngoại cảm như bà?
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên: Cómột sự thật không ai có thể lảng tránh là hiện nay người dân đang có nhu cầu khám chữa bệnh rất lớn. Trong khi người bệnh phải xếp hàng dài mới có thể đến lượt được gặp bác sĩ, rồi phải chi phí khá tốn kém để có thể được chữa chạy thì rõ ràng ở chỗ cô Phú, người bệnh đến đó rất được thoải mái. Vấn đề là ở chỗ hiệu quả chữa bệnh ở đó ra sao mà thôi. Không ai có thể phủ nhận một sự thật rằng, nhờ bà Phú mà có không ít những bệnh nhân mắc bệnh nan y sau đó vẫn sống tốt. Có những người bệnh tóc kết cao thành búi, nếu ai động vào cắt thì đau vô cùng nhưng sau khi lên đấy, khỏi hẳn. Có người có thói cứ tự xâu kim vào người, ai động vào thì hét toáng lên nhưng sau khi lên đây gặp cô Phú khỏi hẳn, xin được ở lại làm con nuôi trong nhà…Tôi từng chứng kiến có một đoàn người từ Nghệ An ra Bắc, lên đây, được cô đặt chân lên người bắt bệnh, nói vanh vách. Sau hỏi lại họ thừa nhận: Cô Phú nói hoàn toàn đúng… Trong việc này nếu ai không theo tâm linh thì cho rằng đó là mê tín dị đoan. Nhưng, phải khẳng định lại với các bạn một điều rằng: Còn rất nhiều hiện tượng hiển hiện trong cuộc sống mà ta vẫn chưa giải thích được. Cô Phú không bao giờ đòi hỏi tiền bạc của ai nhưng có những người tự nguyện biếu cô rất nhiều tiền để cô có thể giúp dân.
PV: Nhưng…,, không ngoại trừ ở đây có hiện tượng lừa đảo người dân để trục lợi, trong khi mặt bằng dân trí ở ta chưa phải đã cao…?
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên: Đồng ý là trong xã hội có không ít những người đangkiếm tiền không có tâm và khiến người dân mê muội tin vào những gì không có thật để rồi họ phải gánh chịu hậu quả. Cô Phú này là người chất phác, thật thà. Sau khi bị những trận ốm thập tử nhất sinh tự nhiên cô có khả năng chữa bệnh đặc biệt này. Tôi nghĩ Nhà nước nên từng bước nghiên cứu, thẩm định, xem xét khả năng này của cô để quản lý cũng như tạo điều kiện cho cô hành nghề giúp mọi người.
PV: Cảm ơn bà!
Theo: Trần Ngọc Kha (Báo Đại đoàn kết)
PS: Đọc bài phỏng vấn PGS. TS. này mà em cứ "giật giật..."
Updated 17:11 18/09/2015
Những vi phạm nghiêm trọng trong nghiên cứu phương pháp chữa bệnh của Cô Phú Bồ Tát
Nhìn thấy gì qua đề tài nghiên cứu “Đánh giá khả năng chữa bệnh của chị Phạm Thị Phú tác động lên một số trường hợp ung thư xương khớp” và các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người (VNUTC).
PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Phó Viện trưởng – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người. Ảnh: Trần Ngọc Kha (Đại Đoàn Kết)
Về đaọ đức nghiên cứu
Với một nghiên cứu trên con người, đạo đức nghiên cứu phải đặt lên hàng đầu. Tòa án Quốc tế Nuremberg đã đề ra 10 điều luật trong nghiên cứu y sinh để đảm bảo việc tôn trọng con người, hướng thiện và công bằng với những bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Các quy định về thử nghiệm lâm sàng của Việt Nam cũng xuất phát từ tình thần của luật này. Đối chiếu với đạo luật Nuremberg (xem ở cuối bài), VNUTC đã có rất nhiều vi phạm. Trong đó có việc nghiên cứu một biện pháp hoàn toàn mới, chưa từng được thử nghiệm trên động vật, chưa có bằng chứng về ích lợi hay tác hại mà đã mang ra thử nghiệm trên người. Cơ cở của Cô Phú Bồ Tát ,theo ghi nhận của Thanh tra Sở Y tế Thái Nguyên không hề có bất cứ phương tiện khám, cấp cứu nào để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân tham gia nghiên cứu, và nhiều điều khác nữa về chất lượng đội ngũ nghiên cứu viên.
Về thiết kế nghiên cứu
Theo báo cáo của VNUTC, nghiên cứu sử dụng biện pháp nghe nhìn, phỏng vấn cảm tưởng của bệnh nhân qua phiếu trắc nghiệm cùng với việc tham khảo các tư liệu, số liệu trong bệnh án trước và sau khi chị Phú tác động.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy: những bệnh nhân đến với Cô Phú Bồ Tát đều có hy vọng lớn vào việc chữa bệnh của Cô Phú Bồ Tát. Cộng với việc rao giảng và tung hô của những người xung quanh tạo ra niềm tin trong tiềm thức bệnh nhân. Niềm tin này là yếu tố ám thị rất mạnh, tác động đến cảm giác của người bệnh. Nên có thể người bệnh cảm thấy dễ chịu, khỏe khoắn chứ thực ra bệnh tình không tốt lên chút nào, thậm chí có thể xấu đi. Thực tế, trong điều kiện có lòng tin mãnh liệt anh hùng Ngô Thị Tuyển đã vác được 2 hòm đạn chạy lên trận địa, điều mà chị không làm nổi trong điều kiện bình thường. Vì thế phương pháp thu thập số số liệu qua phỏng vấn của nghiên cứu này chắc chắn sẽ thu được những số liệu sai lầm.
Nếu là nhà nghiên cứu y học nghiêm túc, trong trường hợp này phải dùng phương pháp mù đôi, để cho dễ hiểu thì tôi tạm giải thích thế này: chia bệnh nhân thành 2 nhóm ngẫu nhiên (nhóm A và nhóm B), cho Cô Phú Bồ Tát và một phụ nữ ngoại hình tương tự Cô Phú Bồ Tát mỗi người giẫm lên lưng một nhóm người. Bệnh nhân không biết mình được Cô Phú Bồ Tát thật hay Cô Phú Bồ Tát giả giẫm. Người phỏng vấn và khám xét bệnh nhân cũng không biết bệnh nhân của mình thuộc nhóm nào, và chỉ khi đó yếu tố ám thị mới loại bỏ được và mới kết luận được tác dụng điều trị thực (nếu có).
Cũng ở các nhóm bị làm mù trên, nghiên cứu các chỉ số định lượng phải tiến hành theo kế hoạch, ví dụ làm xét nghiệm gì, bao lâu làm một lần, theo dõi bệnh nhân trong bao lâu để đánh giá tỷ lệ tử vong tính theo hàng tháng, tỷ lệ sống sót sau 6 tháng, 1 năm, 5 năm chẳng hạn... chứ không phải chỉ tham khảo các chỉ số trong bệnh án trước và sau điều trị.
Chúng ta có thể thấy ngay phương pháp mà VNUTC đã thực hiện là phương pháp nghiên cứu xã hội học chứ không phải nghiên cứu y học. Dùng phương pháp nghiên cứu xã hội học vào y học chẳng khác nào dùng phương pháp của khảo cổ để nghiên cứu vật lý hay lấy phương pháp của ngôn ngữ học để nghiên cứu thiên văn.
Về tiến trình nghiên cứu
Theo chính trang facebook của VNUTC tiết lộ: mỗi ngày Cô Phú Bồ Tát tiếp khoảng 140 bệnh nhân. Cho dù chỉ 1/4 số bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu thì chắc chỉ tầm trên dưới một tuần là tuyển đủ bệnh nhân theo thiết kế nghiên cứu. Việc đánh giá tiên lượng sống có thể tốn nhiều năm nhưng việc đánh giá các chỉ số quan trắc: thay đổi kích thước khối u, diễn tiến tình trạng di căn, các chỉ số xét nghiệm và lâm sàng khác có thể đưa ra kết luận chỉ sau vài tháng. Không hiểu nghiên cứu vì lý do gì mà từ 2010 đến nay vẫn chưa thực hiện xong. Không hiểu điều gì khuất tất xảy ra. Có thể nhà nghiên cứu thấy thất vọng nên ngừng không nghiên cứu tiếp nữa. Hoặc nghiên cứu đã có kết quả bất lợi nên VNUTC không công bố, hay tệ hại hơn đây chỉ là chiêu bài cho Cô Phú Bồ Tát hành nghề.
Tuy nhiên về nghiên cứu trên, chúng tôi chưa tìm được nguồn thông tin chính thức nào về thiết kế nghiên cứu, cách lựa chọn bệnh nhân, phác đồ nghiên cứu nên chỉ phân tích theo báo cáo của VNUTC. Rất mong PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên (vừa đại diện cho VNUTC trả lời phỏng vấn của báo Đại Đoàn Kết trong bài “Chuyện Cô Phú Bồ Tát chữa bệnh: Có hay không năng lượng đặc biệt”) và VNUTC công khai những thông tin trên để giới khoa học cùng đánh giá xem những kết luận của nghiên cứu này có thể tin cậy được không. Nếu quả thật cách thức nghiên cứu vi phạm đạo đức, thiết kế nghiên cứu sai phương pháp, lựa chọn đối tượng chủ quan, tiến trình nghiên cứu không bảo đảm nhưng VNUTC vẫn khẳng định 23 loại bệnh âm được chữa khỏi hoặc đỡ nhờ Cô Phú Bồ Tát thì quả là một kết luận hồ đồ. Và VNUTC tuyên bố rằng đề tài tạo nên thực chứng thuyết phục thì chỉ thuyết phục được những người dân thiếu hiểu biết và những đối tượng cuồng tín “lên đồng”, chứ không thể là “thuyết phục” đối với giới khoa học chân chính.
Chúng ta có thể hy vọng, với mong muốn của PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên nên nghiên cứu xem xét thêm. VNUCT sẽ tiến hành một nghiên cứu thực sự nghiêm túc, bài bản để đánh giá giả thuyết của PGS về cái gọi là “năng lượng đặc biệt” cũng như để chứng minh sự tồn tại của VNUTC là xác đáng. Tất nhiên nghiên cứu phải bằng những phương pháp nghiên cứu đúng đắn, với những nghiên cứu viên đủ trình độ. Bước đầu tiên là nghiên cứu trên súc vật: cho một lũ gà ốm lợn toi lên Thái Nguyên, chia một nửa cho diễn biến tự nhiên, một nửa cho Cô Phú Bồ Tát tác động giẫm đạp. Nếu nửa đàn gà lợn mà cô giẫm không sống sót nhiều hơn nửa đàn kia thì đã đủ kết luận ngay là chuyện Cô Phú Bồ Tát có khả năng chữa bệnh là chuyện hoang tưởng. Còn khi đã khẳng định được Cô Phú Bồ Tát có khả năng chữa gà chữa lợn thì lúc bấy giờ sẽ tiến hành tiếp bước nghiên cứu trên người theo những thiết kế nghiên cứu y học chuẩn mực. Tiến bộ y học là điều mọi người đều khao khát. Tôi tin rằng sẽ có nhiều bác sĩ, nghiên cứu viên sẵn sàng tham gia nghiên cứu không công cho đề tài này, cũng như nhiều tỷ phú nhà hào tâm hay con nhang đệ tử của Cô Phú Bồ Tát sẵn sàng tài trợ nghiên cứu để đánh giá khả năng ảo dị của Cô Phú Bồ Tát.
Các chuẩn mực đạo đức trong nghiên cứu y sinh học có đối tượng là con người bao gồm những nội dung cơ bản sau đây (10 điều của đạo luật Nuremberg):
1. Nghiên cứu y sinh trên đối tượng con người phải tuân theo các nguyên tắc khoa học và phải dựa trên nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật một cách đầy đủ và phải dựa trên các kiến thức thấu đáo từ các tài liệu khoa học;
2. Thiết kế từng phép thử nghiệm trên đối tượng con người phải được xây dựng và ghi rõ trong đề cương nghiên cứu và phải được đánh giá bởi hội đồng độc lập;
3. Nghiên cứu thử nghiệm phải được thực hiện bởi cán bộ có đủ trình độ khoa học tương xứng và được giám sát bởi các chuyên gia y học có kinh nghiệm lâm sàng;
4. Bất cứ nghiên cứu y sinh học nào có đối tượng nghiên cứu là con người cũng cần phải được đánh giá cẩn thận các nguy cơ có thể lường trước được so với các lợi ích có thể đạt được cho đối tượng nghiên cứu và các đối tượng khác. Quan tâm đến lợi ích của đối tượng nghiên cứu luôn phải đặt trên lợi ích của khoa học và của xã hội;
5. Quyền của đối tượng nghiên cứu phải được đảm bảo toàn vẹn và luôn được đặt lên hàng đầu. Tất cả các điều dự phòng phải được tiến hành để đảm bảo sự bí mật riêng tư của đối tượng và hạn chế tác động của nghiên cứu lên sự toàn vẹn về thể chất và tâm thần, nhân phẩm của đối tượng nghiên cứu;
6. Sự chính xác của các kết quả nghiên cứu phải được đảm bảo;
7. Bất cứ một nghiên cứu nào tiến hành trên con người, mỗi một đối tượng dự kiến tham gia nghiên cứu phải được biết thông tin đầy đủ về mục tiêu, các phương pháp, các lợi ích có thể và các tác hại có thể gây ra cho họ trong nghiên cứu, cũng như những phiền muộn có thể gây ra;
8. Khi lấy chấp thuận tham gia nghiên cứu, bác sỹ phải đặc biệt thận trọng nếu đối tượng trong tình trạng phụ thuộc vào bác sỹ. Không được gây áp lực hoặc đe dọa bắt buộc đối tượng tham gia nghiên cứu;
9. Trong trường hợp đối tượng thiếu năng lực hành vi, việc thông tin và lấy phiếu chấp thuận phải thông qua người có trách nhiệm pháp lý phù hợp theo luật pháp của quốc gia.
10. Các đối tượng tham gia nghiên cứu được rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào.
Theo: Bác sĩ Cẩm Trúc (http://bacsinoitru.vn)
---
Updated 23:50 09/10/2015
---
Updated 17:20 15/10/2015
-----
Một “Thánh cô” nữa lại xuất hiện, mong sao cộng đồng không dính bẫy lừa đảo chữa bệnh
Trong những ngày qua, thông tin về một người phụ nữ lạ tự xưng là “Thánh” xuất hiện trước cơ sở I, bệnh viên K (Quán Sứ, Hà Nội) chữa được bệnh ung thư, "chỉ cần một chút lễ khoảng 5 hoặc 10 ngàn đồng" (SK&ĐS) là người bệnh có thể được "Thánh" chữa bệnh"bằng cách úp mặt người bệnh vào ngực mình hoặc dùng tay để vào chỗ kín truyền năng lượng cho người bệnh. Ngoài ra người phụ nữ này còn có những cử chỉ rất lạ như trợn mắt, cười ha hả..." (SK&ĐS) đã khiến cho cộng đồng mạng và bệnh nhân ung thư… xôn xao, và điều này ít nhiều làm cho các y bác sĩ phiền lòng.
Người phụ nữ lạ tự xưng là "Thánh" chữa được bệnh ung thư xuất hiện trước cổng cơ sở I, bệnh viên K (Quán Sứ, Hà Nội). Ảnh: Sức khỏe & Đời sống
Trước đó, lợi dụng tín ngưỡng, hủ tục mê tín dị đoan, và sự "vô vọng" của người bệnh ung thư... để bầy ra chiêu trò "chữa bệnh" không có cơ sở khoa học. Cộng đồng mạng cũng đã “rung chuyển” và mắc bẫy chiêu bài “lừa đảo” chữa bệnh của một người tâm thần được phong là Cô Phú Bồ Tát.
Thiết nghĩ các y bác sĩ, các nhà khoa học, và các cấp có thẩm quyền nên mạnh tay vạch trần, làm rõ những sai lầm, sai phạm, và dẹp bỏ tất cả các cơ sở khám chữa bệnh với những luận điệu không có cơ sở khoa học nhằm giúp cộng đồng, bệnh nhân (nhất là bệnh nhân ung thư) yên tâm điều trị.
Hà Phương
THÔNG BÁO KHẨN CẤP
Hiện nay các phương pháp điều trị ung thư chính thống được khoa học chứng minh công nhận hiệu quả bao gồm: Phẫu thuật, xạ trị và dùng thuốc (hóa chất, nội tiết, miễn dịch sinh học...)
Có nhiều người lợi dụng sự tuyệt vọng của bệnh nhân ung thư mà ngang nhiên tổ chức các cơ sở điều trị phản khoa học như cúng bái, làm phép, thuốc lá...
Nhiều bệnh nhân đang điều trị ở những bệnh viện chuyên khoa đầu ngành cũng mù quáng giấu bác sĩ của mình để tìm đến các cách điều trị vớ vẩn như vậy. Nguy hiểm ở chỗ đôi khi các nước lá uống không những không có tác dụng tốt mà còn gây độc, bệnh nhân lâm vào tình trạng nguy hiểm nhưng bác sĩ không thể hiểu tại sao để cấp cứu. Những "thánh nhân" chữa khỏi ung thư thường ngụy trang bằng vỏ bọc hoàn hảo như tặng thuốc từ thiện, hoặc bệnh nhân trả tiền tùy tâm, chỉ là số tiền nhỏ nhưng họ đã trục lợi hàng tỷ đồng do thu hút lượng bệnh nhân lớn.
Với trách nhiệm của một bác sĩ, tôi cảnh báo bệnh nhân, nhất là bệnh nhân khoa Nhi, bệnh viện K không được tự ý điều trị những phương pháp phản khoa học.
-----
Lợi dụng tín ngưỡng, hủ tục mê tín dị đoan, và sự "vô vọng" của người bệnh ung thư... để bầy ra chiêu trò "chữa bệnh" không có cơ sở khoa học.
Phải công nhận cộng đồng mạng quá cả tin vào những lời “thần thánh” hóa. Mình cũng rất thông cảm với cộng đồng mạng, tuy nhiên các bạn cũng nên cẩn thận và tránh sa đà và mắc bẫy chiêu bài chữa bệnh không có cơ sở khoa học đó.
Nói thêm, mình công tác trong chuyên ngành tâm thần học, và có hai vấn đề mình cần phải nói rõ với các bạn nhằm giúp các bạn không bị nhầm lẫn về hiệu quả của chiêu bài chữa bệnh không có cơ sở khoa học này
Thứ nhất: những người tâm thần, thường là những người mắc bệnh hoang tưởng, rất hay tự coi mình là thánh, và trong trường hợp này là Cô Phú Bồ Tát. Khi nói chuyện với người đối diện, họ thực sự có tài ăn nói và thuyết phục người khác rất giỏi, nhất là với những người đang có vấn đề khúc mắc về tâm lý (lo lắng về bệnh tật), cộng thêm sự cổ vũ động viên của những người quá mê tín... đã khiến cho câu chuyện về Cô Phú Bồ Tát thêm phần huyền bí và lan truyền
Thứ hai: đối với những người bệnh mạn tính thì thường có tình trạng căng thẳng tâm lý (stress) đã khiến cho tình trạng bệnh thêm “nghiêm trọng”, họ sẵn sàng làm tất cả những gì có thể để mong sức khỏe tốt lên. Nếu chỉ cần được tư vấn tốt, được ở trong một môi trường tốt... giúp cho tâm lý không căng thẳng là họ đã cảm nhận được sức khỏe có cải thiện rồi. Trong trường hợp Cô Phú Bồ Tát chữa bệnh cũng vậy, chẳng có gì là cao siêu cả, có chăng đây cũng giống như là một liệu pháp tâm lý giúp người bệnh đỡ căng thẳng tâm lý. Nhưng cái nguy hiểm ở đây là nhiều người có bệnh sẽ lầm tưởng là được Cô Phú Bồ Tát chữa khỏi rồi nên sẽ không đi khám và điều trị khiến cho bệnh sẽ ngày một tiến triển nặng, tiến triển tới giai đoạn muộn và vô phương cứu chữa.
Bác sĩ Nguyễn Vũ
PS: Các cụ các mợ có thể giới thiệu một vài bệnh án (chụp ảnh bệnh án gốc) của những người đã được Cô Phú Bồ Tát điều trị lên đây để các y bác sĩ OF phân tích, nhận xét, và chỉ định khám và xét nghiệm thêm nếu cần nhằm giúp xác định lại tình trạng bệnh tật trước và sau khi được Cô Phú Bồ Tát chữa bệnh
Updated 15:30 16/09/2015
Updated 23:16 16/09/2015
Lách luật quá giỏi khi kiểm tra cơ sở tẩm quất của Cô Phú
Sáng nay, 16-9, UBND TP Sông Công thành lập đoàn đến kiểm tra việc kinh doanh của Cơ sở Ban Mai của bà Phạm Thị Phú, tức Phú “Bồ Tát”, người được báo Đại Đoàn Kết đề cập đến trong bài viết Treo đầu “tẩm quất”, bán con “chữa bệnh”, ra ngày 16 - 9. Tại đây, so với giấy phép đăng ký kinh doanh còn giá trị hiện hành của cơ sở, đoàn kết luận cơ sở Ban Mai không mắc sai phạm gì.
Đây là thông tin được cung cấp bởi Phó chủ tịch UBND TP Sông Công Đặng Mộng Điệp tại cuộc họp báo chiều muộn cùng ngày.
Về những hành động được cho là khá kỳ quặc và lạ lùng của bà Phú như báo chí đăng đăng vừa qua như dẫm đạp lên hàng chăm người khi hành nghề tẩm quất, mát xa theo đăng ký kinh doanh, ông Điệp cho hay, chưa có cơ sở kết luận đúng sai thế nào nên chưa có cơ sở xử lý.
Theo nguồn tin riêng, cơ sở Cô Phú thuê hẳn một luật sư riêng để trợ giúp pháp lý khi hành nghề tẩm quất này và vì vậy, chuyện chữa bệnh trá hình này không dễ bắt lỗi khi ai muốn xử lý.
Trần Ngọc Kha
Clip về Cô Phú Bồ Tát đang quảng cáo chữa bệnh
Updated 0:17 17/09/2015
“Bà Phú không được hành nghề thì sẽ chết (???)”
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Để giúp bạn đọc có thêm góc nhìn từ nhiều chiều, xin trình làng cuộc phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu, ứng dụng tiềm năng con người mà tôi vừa thực hiện hôm nay, 16-9, về vấn đề này.
PV: Thưa bà! Bà nghĩ sao về việc hành nghề chữa bệnh của bà Phạm Thị Phú tại TP Sông Công, Thái Nguyên hiện nay?
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên: Đây là hiện tượng rất lạ - hiện tượng nhận năng lượng từ vũ trụ và truyền nó cho mọi người để từ đó tác động đến hoạt động sống của cơ thể theo hướng tích cực mà ta gọi là chữa bệnh. Cô Phú như một người trung gian trong việc này và là con người rất quý của quốc gia.
PV:Tuy nhiên các bác sĩ cũng như rất nhiều người có trách nhiệm cho rằng việc chữa bệnh này là không có cơ sở khoa học...?
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên: Thực ra đây là sự khác biệt về quan điểm chữa bệnh cũng như về khoa học. Ranh giới giữa cái đúng và cái sai trong khoa học nhiều khi rất mong manh, từ trước đến nay. Tôi nói ví dụ như Học thuyết tương đối của Anbe Anhxtanh nay đang được xem xét lại có nhiều điều không phải là đúng cho lắm. Ở trường hợp của bà Phú mà dân tôn trọng gọi là Cô Phú này, phải quan tâm đến dưới góc độ tâm linh nữa. Theo như cô thường nói, “Là do Cò và Cậu chữa đấy, chứ đâu phải Cô?”. Cò là cách mà cô Phú gọi đứa con trai đã mất từ nhỏ của cô, còn Cậu là chỉ một ông bác ruột của cô. Còn với chúng tôi, nước ta hiện đang có một số người có những khả năng đặc biệt mà cô Phú là một trong số đó. Bình thường chúng ta mới chỉ dùng đến khoảng 10% khả năng của mình. Rất ít người sử dụng được 90% còn lại như cô Phú. Và nếu như cô này không được hành nghề giúp dân để giải phóng năng lượng thì cô ấy sẽ chết(???).
PV:Vâng, thưa bà! Vậy theo bà, nên giải quyết như thế nào mâu thuẫn quan điểm về hiện tượng này giữa những nhà khoa học, nhà quản lý xã hội và ý kiến riêng của những người am hiểu về ngoại cảm như bà?
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên: Cómột sự thật không ai có thể lảng tránh là hiện nay người dân đang có nhu cầu khám chữa bệnh rất lớn. Trong khi người bệnh phải xếp hàng dài mới có thể đến lượt được gặp bác sĩ, rồi phải chi phí khá tốn kém để có thể được chữa chạy thì rõ ràng ở chỗ cô Phú, người bệnh đến đó rất được thoải mái. Vấn đề là ở chỗ hiệu quả chữa bệnh ở đó ra sao mà thôi. Không ai có thể phủ nhận một sự thật rằng, nhờ bà Phú mà có không ít những bệnh nhân mắc bệnh nan y sau đó vẫn sống tốt. Có những người bệnh tóc kết cao thành búi, nếu ai động vào cắt thì đau vô cùng nhưng sau khi lên đấy, khỏi hẳn. Có người có thói cứ tự xâu kim vào người, ai động vào thì hét toáng lên nhưng sau khi lên đây gặp cô Phú khỏi hẳn, xin được ở lại làm con nuôi trong nhà…Tôi từng chứng kiến có một đoàn người từ Nghệ An ra Bắc, lên đây, được cô đặt chân lên người bắt bệnh, nói vanh vách. Sau hỏi lại họ thừa nhận: Cô Phú nói hoàn toàn đúng… Trong việc này nếu ai không theo tâm linh thì cho rằng đó là mê tín dị đoan. Nhưng, phải khẳng định lại với các bạn một điều rằng: Còn rất nhiều hiện tượng hiển hiện trong cuộc sống mà ta vẫn chưa giải thích được. Cô Phú không bao giờ đòi hỏi tiền bạc của ai nhưng có những người tự nguyện biếu cô rất nhiều tiền để cô có thể giúp dân.
PV: Nhưng…,, không ngoại trừ ở đây có hiện tượng lừa đảo người dân để trục lợi, trong khi mặt bằng dân trí ở ta chưa phải đã cao…?
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên: Đồng ý là trong xã hội có không ít những người đangkiếm tiền không có tâm và khiến người dân mê muội tin vào những gì không có thật để rồi họ phải gánh chịu hậu quả. Cô Phú này là người chất phác, thật thà. Sau khi bị những trận ốm thập tử nhất sinh tự nhiên cô có khả năng chữa bệnh đặc biệt này. Tôi nghĩ Nhà nước nên từng bước nghiên cứu, thẩm định, xem xét khả năng này của cô để quản lý cũng như tạo điều kiện cho cô hành nghề giúp mọi người.
PV: Cảm ơn bà!
Theo: Trần Ngọc Kha (Báo Đại đoàn kết)
PS: Đọc bài phỏng vấn PGS. TS. này mà em cứ "giật giật..."
Updated 17:11 18/09/2015
Những vi phạm nghiêm trọng trong nghiên cứu phương pháp chữa bệnh của Cô Phú Bồ Tát
Nhìn thấy gì qua đề tài nghiên cứu “Đánh giá khả năng chữa bệnh của chị Phạm Thị Phú tác động lên một số trường hợp ung thư xương khớp” và các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người (VNUTC).
PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Phó Viện trưởng – Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người. Ảnh: Trần Ngọc Kha (Đại Đoàn Kết)
Về đaọ đức nghiên cứu
Với một nghiên cứu trên con người, đạo đức nghiên cứu phải đặt lên hàng đầu. Tòa án Quốc tế Nuremberg đã đề ra 10 điều luật trong nghiên cứu y sinh để đảm bảo việc tôn trọng con người, hướng thiện và công bằng với những bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Các quy định về thử nghiệm lâm sàng của Việt Nam cũng xuất phát từ tình thần của luật này. Đối chiếu với đạo luật Nuremberg (xem ở cuối bài), VNUTC đã có rất nhiều vi phạm. Trong đó có việc nghiên cứu một biện pháp hoàn toàn mới, chưa từng được thử nghiệm trên động vật, chưa có bằng chứng về ích lợi hay tác hại mà đã mang ra thử nghiệm trên người. Cơ cở của Cô Phú Bồ Tát ,theo ghi nhận của Thanh tra Sở Y tế Thái Nguyên không hề có bất cứ phương tiện khám, cấp cứu nào để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân tham gia nghiên cứu, và nhiều điều khác nữa về chất lượng đội ngũ nghiên cứu viên.
Về thiết kế nghiên cứu
Theo báo cáo của VNUTC, nghiên cứu sử dụng biện pháp nghe nhìn, phỏng vấn cảm tưởng của bệnh nhân qua phiếu trắc nghiệm cùng với việc tham khảo các tư liệu, số liệu trong bệnh án trước và sau khi chị Phú tác động.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy: những bệnh nhân đến với Cô Phú Bồ Tát đều có hy vọng lớn vào việc chữa bệnh của Cô Phú Bồ Tát. Cộng với việc rao giảng và tung hô của những người xung quanh tạo ra niềm tin trong tiềm thức bệnh nhân. Niềm tin này là yếu tố ám thị rất mạnh, tác động đến cảm giác của người bệnh. Nên có thể người bệnh cảm thấy dễ chịu, khỏe khoắn chứ thực ra bệnh tình không tốt lên chút nào, thậm chí có thể xấu đi. Thực tế, trong điều kiện có lòng tin mãnh liệt anh hùng Ngô Thị Tuyển đã vác được 2 hòm đạn chạy lên trận địa, điều mà chị không làm nổi trong điều kiện bình thường. Vì thế phương pháp thu thập số số liệu qua phỏng vấn của nghiên cứu này chắc chắn sẽ thu được những số liệu sai lầm.
Nếu là nhà nghiên cứu y học nghiêm túc, trong trường hợp này phải dùng phương pháp mù đôi, để cho dễ hiểu thì tôi tạm giải thích thế này: chia bệnh nhân thành 2 nhóm ngẫu nhiên (nhóm A và nhóm B), cho Cô Phú Bồ Tát và một phụ nữ ngoại hình tương tự Cô Phú Bồ Tát mỗi người giẫm lên lưng một nhóm người. Bệnh nhân không biết mình được Cô Phú Bồ Tát thật hay Cô Phú Bồ Tát giả giẫm. Người phỏng vấn và khám xét bệnh nhân cũng không biết bệnh nhân của mình thuộc nhóm nào, và chỉ khi đó yếu tố ám thị mới loại bỏ được và mới kết luận được tác dụng điều trị thực (nếu có).
Cũng ở các nhóm bị làm mù trên, nghiên cứu các chỉ số định lượng phải tiến hành theo kế hoạch, ví dụ làm xét nghiệm gì, bao lâu làm một lần, theo dõi bệnh nhân trong bao lâu để đánh giá tỷ lệ tử vong tính theo hàng tháng, tỷ lệ sống sót sau 6 tháng, 1 năm, 5 năm chẳng hạn... chứ không phải chỉ tham khảo các chỉ số trong bệnh án trước và sau điều trị.
Chúng ta có thể thấy ngay phương pháp mà VNUTC đã thực hiện là phương pháp nghiên cứu xã hội học chứ không phải nghiên cứu y học. Dùng phương pháp nghiên cứu xã hội học vào y học chẳng khác nào dùng phương pháp của khảo cổ để nghiên cứu vật lý hay lấy phương pháp của ngôn ngữ học để nghiên cứu thiên văn.
Về tiến trình nghiên cứu
Theo chính trang facebook của VNUTC tiết lộ: mỗi ngày Cô Phú Bồ Tát tiếp khoảng 140 bệnh nhân. Cho dù chỉ 1/4 số bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu thì chắc chỉ tầm trên dưới một tuần là tuyển đủ bệnh nhân theo thiết kế nghiên cứu. Việc đánh giá tiên lượng sống có thể tốn nhiều năm nhưng việc đánh giá các chỉ số quan trắc: thay đổi kích thước khối u, diễn tiến tình trạng di căn, các chỉ số xét nghiệm và lâm sàng khác có thể đưa ra kết luận chỉ sau vài tháng. Không hiểu nghiên cứu vì lý do gì mà từ 2010 đến nay vẫn chưa thực hiện xong. Không hiểu điều gì khuất tất xảy ra. Có thể nhà nghiên cứu thấy thất vọng nên ngừng không nghiên cứu tiếp nữa. Hoặc nghiên cứu đã có kết quả bất lợi nên VNUTC không công bố, hay tệ hại hơn đây chỉ là chiêu bài cho Cô Phú Bồ Tát hành nghề.
Tuy nhiên về nghiên cứu trên, chúng tôi chưa tìm được nguồn thông tin chính thức nào về thiết kế nghiên cứu, cách lựa chọn bệnh nhân, phác đồ nghiên cứu nên chỉ phân tích theo báo cáo của VNUTC. Rất mong PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên (vừa đại diện cho VNUTC trả lời phỏng vấn của báo Đại Đoàn Kết trong bài “Chuyện Cô Phú Bồ Tát chữa bệnh: Có hay không năng lượng đặc biệt”) và VNUTC công khai những thông tin trên để giới khoa học cùng đánh giá xem những kết luận của nghiên cứu này có thể tin cậy được không. Nếu quả thật cách thức nghiên cứu vi phạm đạo đức, thiết kế nghiên cứu sai phương pháp, lựa chọn đối tượng chủ quan, tiến trình nghiên cứu không bảo đảm nhưng VNUTC vẫn khẳng định 23 loại bệnh âm được chữa khỏi hoặc đỡ nhờ Cô Phú Bồ Tát thì quả là một kết luận hồ đồ. Và VNUTC tuyên bố rằng đề tài tạo nên thực chứng thuyết phục thì chỉ thuyết phục được những người dân thiếu hiểu biết và những đối tượng cuồng tín “lên đồng”, chứ không thể là “thuyết phục” đối với giới khoa học chân chính.
Chúng ta có thể hy vọng, với mong muốn của PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên nên nghiên cứu xem xét thêm. VNUCT sẽ tiến hành một nghiên cứu thực sự nghiêm túc, bài bản để đánh giá giả thuyết của PGS về cái gọi là “năng lượng đặc biệt” cũng như để chứng minh sự tồn tại của VNUTC là xác đáng. Tất nhiên nghiên cứu phải bằng những phương pháp nghiên cứu đúng đắn, với những nghiên cứu viên đủ trình độ. Bước đầu tiên là nghiên cứu trên súc vật: cho một lũ gà ốm lợn toi lên Thái Nguyên, chia một nửa cho diễn biến tự nhiên, một nửa cho Cô Phú Bồ Tát tác động giẫm đạp. Nếu nửa đàn gà lợn mà cô giẫm không sống sót nhiều hơn nửa đàn kia thì đã đủ kết luận ngay là chuyện Cô Phú Bồ Tát có khả năng chữa bệnh là chuyện hoang tưởng. Còn khi đã khẳng định được Cô Phú Bồ Tát có khả năng chữa gà chữa lợn thì lúc bấy giờ sẽ tiến hành tiếp bước nghiên cứu trên người theo những thiết kế nghiên cứu y học chuẩn mực. Tiến bộ y học là điều mọi người đều khao khát. Tôi tin rằng sẽ có nhiều bác sĩ, nghiên cứu viên sẵn sàng tham gia nghiên cứu không công cho đề tài này, cũng như nhiều tỷ phú nhà hào tâm hay con nhang đệ tử của Cô Phú Bồ Tát sẵn sàng tài trợ nghiên cứu để đánh giá khả năng ảo dị của Cô Phú Bồ Tát.
Các chuẩn mực đạo đức trong nghiên cứu y sinh học có đối tượng là con người bao gồm những nội dung cơ bản sau đây (10 điều của đạo luật Nuremberg):
1. Nghiên cứu y sinh trên đối tượng con người phải tuân theo các nguyên tắc khoa học và phải dựa trên nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và trên động vật một cách đầy đủ và phải dựa trên các kiến thức thấu đáo từ các tài liệu khoa học;
2. Thiết kế từng phép thử nghiệm trên đối tượng con người phải được xây dựng và ghi rõ trong đề cương nghiên cứu và phải được đánh giá bởi hội đồng độc lập;
3. Nghiên cứu thử nghiệm phải được thực hiện bởi cán bộ có đủ trình độ khoa học tương xứng và được giám sát bởi các chuyên gia y học có kinh nghiệm lâm sàng;
4. Bất cứ nghiên cứu y sinh học nào có đối tượng nghiên cứu là con người cũng cần phải được đánh giá cẩn thận các nguy cơ có thể lường trước được so với các lợi ích có thể đạt được cho đối tượng nghiên cứu và các đối tượng khác. Quan tâm đến lợi ích của đối tượng nghiên cứu luôn phải đặt trên lợi ích của khoa học và của xã hội;
5. Quyền của đối tượng nghiên cứu phải được đảm bảo toàn vẹn và luôn được đặt lên hàng đầu. Tất cả các điều dự phòng phải được tiến hành để đảm bảo sự bí mật riêng tư của đối tượng và hạn chế tác động của nghiên cứu lên sự toàn vẹn về thể chất và tâm thần, nhân phẩm của đối tượng nghiên cứu;
6. Sự chính xác của các kết quả nghiên cứu phải được đảm bảo;
7. Bất cứ một nghiên cứu nào tiến hành trên con người, mỗi một đối tượng dự kiến tham gia nghiên cứu phải được biết thông tin đầy đủ về mục tiêu, các phương pháp, các lợi ích có thể và các tác hại có thể gây ra cho họ trong nghiên cứu, cũng như những phiền muộn có thể gây ra;
8. Khi lấy chấp thuận tham gia nghiên cứu, bác sỹ phải đặc biệt thận trọng nếu đối tượng trong tình trạng phụ thuộc vào bác sỹ. Không được gây áp lực hoặc đe dọa bắt buộc đối tượng tham gia nghiên cứu;
9. Trong trường hợp đối tượng thiếu năng lực hành vi, việc thông tin và lấy phiếu chấp thuận phải thông qua người có trách nhiệm pháp lý phù hợp theo luật pháp của quốc gia.
10. Các đối tượng tham gia nghiên cứu được rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào.
Theo: Bác sĩ Cẩm Trúc (http://bacsinoitru.vn)
---
Updated 23:50 09/10/2015
---
-----Khắc tinh của Cô Phú Bồ Tát là đây
Updated 17:20 15/10/2015
-----
Một “Thánh cô” nữa lại xuất hiện, mong sao cộng đồng không dính bẫy lừa đảo chữa bệnh
Trong những ngày qua, thông tin về một người phụ nữ lạ tự xưng là “Thánh” xuất hiện trước cơ sở I, bệnh viên K (Quán Sứ, Hà Nội) chữa được bệnh ung thư, "chỉ cần một chút lễ khoảng 5 hoặc 10 ngàn đồng" (SK&ĐS) là người bệnh có thể được "Thánh" chữa bệnh"bằng cách úp mặt người bệnh vào ngực mình hoặc dùng tay để vào chỗ kín truyền năng lượng cho người bệnh. Ngoài ra người phụ nữ này còn có những cử chỉ rất lạ như trợn mắt, cười ha hả..." (SK&ĐS) đã khiến cho cộng đồng mạng và bệnh nhân ung thư… xôn xao, và điều này ít nhiều làm cho các y bác sĩ phiền lòng.
Người phụ nữ lạ tự xưng là "Thánh" chữa được bệnh ung thư xuất hiện trước cổng cơ sở I, bệnh viên K (Quán Sứ, Hà Nội). Ảnh: Sức khỏe & Đời sống
Trước đó, lợi dụng tín ngưỡng, hủ tục mê tín dị đoan, và sự "vô vọng" của người bệnh ung thư... để bầy ra chiêu trò "chữa bệnh" không có cơ sở khoa học. Cộng đồng mạng cũng đã “rung chuyển” và mắc bẫy chiêu bài “lừa đảo” chữa bệnh của một người tâm thần được phong là Cô Phú Bồ Tát.
Thiết nghĩ các y bác sĩ, các nhà khoa học, và các cấp có thẩm quyền nên mạnh tay vạch trần, làm rõ những sai lầm, sai phạm, và dẹp bỏ tất cả các cơ sở khám chữa bệnh với những luận điệu không có cơ sở khoa học nhằm giúp cộng đồng, bệnh nhân (nhất là bệnh nhân ung thư) yên tâm điều trị.
Hà Phương
THÔNG BÁO KHẨN CẤP
Hiện nay các phương pháp điều trị ung thư chính thống được khoa học chứng minh công nhận hiệu quả bao gồm: Phẫu thuật, xạ trị và dùng thuốc (hóa chất, nội tiết, miễn dịch sinh học...)
Có nhiều người lợi dụng sự tuyệt vọng của bệnh nhân ung thư mà ngang nhiên tổ chức các cơ sở điều trị phản khoa học như cúng bái, làm phép, thuốc lá...
Nhiều bệnh nhân đang điều trị ở những bệnh viện chuyên khoa đầu ngành cũng mù quáng giấu bác sĩ của mình để tìm đến các cách điều trị vớ vẩn như vậy. Nguy hiểm ở chỗ đôi khi các nước lá uống không những không có tác dụng tốt mà còn gây độc, bệnh nhân lâm vào tình trạng nguy hiểm nhưng bác sĩ không thể hiểu tại sao để cấp cứu. Những "thánh nhân" chữa khỏi ung thư thường ngụy trang bằng vỏ bọc hoàn hảo như tặng thuốc từ thiện, hoặc bệnh nhân trả tiền tùy tâm, chỉ là số tiền nhỏ nhưng họ đã trục lợi hàng tỷ đồng do thu hút lượng bệnh nhân lớn.
Với trách nhiệm của một bác sĩ, tôi cảnh báo bệnh nhân, nhất là bệnh nhân khoa Nhi, bệnh viện K không được tự ý điều trị những phương pháp phản khoa học.
Chỉnh sửa cuối: