[Funland] Babylift và chuyến bay định mệnh 43 năm trước đây

UniDung

Xe buýt
Biển số
OF-373524
Ngày cấp bằng
13/7/15
Số km
525
Động cơ
254,060 Mã lực
Em chỉ biết gần đây có nhiều trường hợp quay về VN tìm lại người thân, máu mủ...Mong cụ Ngao update thêm.
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,724
Động cơ
264,512 Mã lực
Lúc đó, C-5A đang ở vùng trời biển Vũng Tàu. Tổ lái nhận ra đã mất kiểm soát với máy bay và tình hình càng tồi tệ khi thêm nhiều bộ phận quan trọng bị vỡ, với phần sau bị rơi và các dây cáp bị đứt.
Cơ trưởng Traynor quyết định quay đầu trở lại Sài Gòn và hạ độ cao từ từ. Khi còn cách sân bay 5km, Traynor quyết định hạ càng, cua vòng để đưa C-5A hướng về đường băng. Nhưng máy bay nhanh chóng mất độ cao, lao xuống đất với tốc độ 500km/giờ, quét bụng xuống cánh đồng rồi nảy bật lên không trung trước khi quăng mình xuống cánh đồng lúa ở khu vực nay là khu phố 2, đường Vườn Lái, Phường An Phú Đông, Quận 12 TP HCM (em không rành địa chỉ, có nguồn tin nói là khu vực Cát Lái)
Cuối cùng, chiếc vận tải cơ C-5A № 68-0128 đâm xuống một mương thủy lợi và vỡ thành 4 phần gồm đuôi, khoang bay, khoang binh sĩ và cánh.
(Ghi chú № 68-0128: hai số đầu tiên chỉ năm sản xuất, ở đây là 1968, những số sau là số của máy bay)
MB rơi xuống khu vực Hóc Môn (nay là quận 12). người quen của em bnhà ở Hóc Môn, sau khi MB rơi thì đến hiện trường xem luôn.
 

vneseman

Xe lăn
Biển số
OF-142852
Ngày cấp bằng
22/5/12
Số km
10,853
Động cơ
1,035,970 Mã lực
Xem ảnh thì máy bay rơi tan nát thế mà vẫn có 170 người trong đó có 150 trẻ em sống sót thì quả là điều kỳ diệu.
 

Vớ vẩn thôi

Xe điện
Biển số
OF-146284
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
3,828
Động cơ
396,080 Mã lực
Nơi ở
Bãi giữa Sông Hồng
Em không hiểu lắm, sao người Mỹ lại bất chấp hiểm nguy, tốn biết bao tiền của để đưa các em bé này sang Mỹ, cả bao dân thường nữa. Em tưởng với người Mỹ thì nước Mỹ là trên hết chứ nhỉ. Hay họ mang các bé này về Mỹ để nuôi cho lớn rồi mổ lấy nội tạng? Có cụ nào giải ngố cho em phát?
Ngày trước , được tuyên truyền nói cái này nằm trong kế hoạch hậu chiến của Mỹ với VN + Tàn quân VNCH + Fulro ...Về sau mới thấy đây chỉ đơn thuần là việc giải quyết hậu quả cuộc chiến của Mỹ với những Tình nguyện viên cứu trợ nhân đạo đến sau đó rời VN trên chiếc máy bay xấu số này
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
6,724
Động cơ
264,512 Mã lực
Em nghĩ là Mỹ họ chu toàn trách nhiệm và vì nhân quyền, vì trong đó đa số là con của những người lính, các cụ thử tưởng tượng nếu đó là con mình thì chắc hiểu vấn đề
Ngược lại, CP Việt Nam cho mỗi lính ở K bao gạo để "bù đắp" cho memai sau khi quân Vn rút khỏi K :D:D:D
 

Lucky

Xe tăng
Biển số
OF-4009
Ngày cấp bằng
25/3/07
Số km
1,881
Động cơ
567,189 Mã lực
Nhiều cụ nói Mỹ thực dụng nhưng thực tế họ cũng rất trách nhiệm, ngoài những đứa trẻ này thì còn cả triệu người Việt Nam đã được sang Mỹ từ năm 75, họ còn phải chọn vùng cali cho phù hợp khí hậu để định cư
những đứa trẻ này dù mục đích chính trị hay nhân đạo thì chúng cũng đã quá may mắn, những gì xảy ra sau đó chúng ta đều biết nếu chúng ở lại sẽ vô cùng khó khăn cả về vật chất vì đất nc khó khăn trong giai đoạn đó lẫn tinh thần vì mang phận con lai bị kỳ thị.
 

bimbim5566

Xe hơi
Biển số
OF-435847
Ngày cấp bằng
8/7/16
Số km
192
Động cơ
214,620 Mã lực
Sự kiện này vẫn luôn tranh cãi đó cụ, nhiều ý kiến nặng nề còn gọi là phi nhân đạo, bản thân người dân Mỹ họ cũng phản đối việc này.
Muốn biết phi nhân đạo hay không cứ hỏi thẳng những trẻ em thời đó còn sống đến nay. Có muốn quay trở lại xứ thiên đường sống ko :D
 

7579

Xe điện
Biển số
OF-559236
Ngày cấp bằng
18/3/18
Số km
2,268
Động cơ
173,600 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy, Hà nội
Em thì đánh giá người Mỹ họ thực hiện vụ này giống như một nhiệm vụ chính trị, mang tính nhân đạo ạ. Chiến dịch Babylift này chủ yếu là con lai và trẻ em mồ côi mà.
P/s: Điều này em được biết, tai nghe mắt thấy ạ. Những ngày 28-30/4 tại SG. Lực lượng quân đội VNCH được chỉ đạo rất rõ ràng là cố gắng tối đa vận chuyển đưa quân nhân, thân nhân và những người phục vụ quân đội Mỹ và chính quyền VNCH ra khỏi lãnh thổ Nam VN. Khi lên tàu / máy bay chỉ cần thông báo đơn giản và nhanh gọn thôi. Nên có rất nhiều gia đình rời vn nguyên vẹn, đầy đủ, kể cả có trẻ nhỏ.
 

Ni No Kuni 2

Xe điện
Biển số
OF-552113
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
4,878
Động cơ
211,193 Mã lực
Haizz, chả việc gì phải babylift. Thời đó thêu dệt quân miền Bắc nhiều thứ dã man quá nên thành ra sợ. Chứ đội trẻ em này ở lại thì vẫn được nuôi nấng bình thường.
 

juve99

Xe cút kít
Biển số
OF-295057
Ngày cấp bằng
6/10/13
Số km
18,928
Động cơ
253,821 Mã lực
Muốn biết phi nhân đạo hay không cứ hỏi thẳng những trẻ em thời đó còn sống đến nay. Có muốn quay trở lại xứ thiên đường sống ko :D
Vậy nên mới tranh cãi và sẽ k có hồi kết mà cụ, ko chỉ dân Mỹ phản đối, mà tại Thuỵ Điển cũng có biểu tình phản đối về kh này. Nếu chỉ đưa con lai của các lính phục vụ tại qđ Mỹ đi thì kh này thật hoàn hảo và nước Mỹ càng đc tôn vinh và sẽ ko còn tranh cãi đến tận ngày nay.
 

7579

Xe điện
Biển số
OF-559236
Ngày cấp bằng
18/3/18
Số km
2,268
Động cơ
173,600 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy, Hà nội
Haizz, chả việc gì phải babylift. Thời đó thêu dệt quân miền Bắc nhiều thứ dã man quá nên thành ra sợ. Chứ đội trẻ em này ở lại thì vẫn được nuôi nấng bình thường.
Cháu thì không dám chắc việc cụ nói đâu. Cụ chứng kiến và biết một số binh lính ở lại sống ntn không? Hiii
 

jamebond

Xe tăng
Biển số
OF-10829
Ngày cấp bằng
8/10/07
Số km
1,488
Động cơ
551,575 Mã lực
Một số trẻ em được máy bay thương mại chở tới London

Bức ảnh này đẹp quá, k chỉ là hình ảnh các em (các anh, chị mới đúng) đẹp, quần áo mới, tác phong vắt áo lên tay trái chắc cũng dc dạy dỗ cẩn thận và nhất là các bạn đã an toàn ở London.
 

Ni No Kuni 2

Xe điện
Biển số
OF-552113
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
4,878
Động cơ
211,193 Mã lực
Cháu thì không dám chắc việc cụ nói đâu. Cụ chứng kiến và biết một số binh lính ở lại sống ntn không? Hiii
Trẻ em này với binh linh khác nhau mà cụ. Binh lính thì thuộc bên thua trận phải chịu thôi, nếu kết quả ngược lại thì phía bên này cũng thế thôi.
 

thanhdo62

Xe tăng
Biển số
OF-353440
Ngày cấp bằng
3/2/15
Số km
1,018
Động cơ
275,080 Mã lực
Em thì thiên về lý do nhân đạo chỉ là phụ, lý do chính là con bài chính trị, nhằm xoa dịu dư luận Mỹ về thất bại của Nixon.
Cụ Ngao5 thêm thông tin về cuộc sống của những "đứa trẻ" này, đặc biệt các vụ kiện pháp lý vì chưa thấy thông tin nhiều
Lý do thì em kg biết ,nhưng nhìn cách họ chăm trẻ em rất ân cần chu đáo .Nhiều đứa trẻ đó có thể là hậu quả hay kết quả của linhs Mỹ và các cô gái Việt .Nhưng trong lúc nước sôi lửa bỏng mà vẫn nghĩ đến trẻ em ,mặc dù họ có thể gặp nguy hiểm .Nhiều khi ở dưới đất thấy máy bay họ cứ bắn thôi,đâu biết may bay đó chở trẻ em hay chở lính Mỹ .
 

7579

Xe điện
Biển số
OF-559236
Ngày cấp bằng
18/3/18
Số km
2,268
Động cơ
173,600 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy, Hà nội
Trẻ em này với binh linh khác nhau mà cụ. Binh lính thì thuộc bên thua trận phải chịu thôi, nếu kết quả ngược lại thì phía bên này cũng thế thôi.
Hii, tre em lai sẽ gặp kho khăn giấy tờ chứ cu. Chi tiết ra thì hủ tục sẽ rất khoai mà
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
5,751
Động cơ
340,846 Mã lực
Ngày trở về đẫm nước mắt của Stacy Thúy

Suốt thời bé, cha và anh nuôi liên tục đánh đập cô và tuyên bố rằng "mày là quỷ dữ, không ai cần mày ở đây". Stacy từng tự sát nhiều lần, và lần đầu tiên là khi cô mới 8 tuổi



Stacy Thúy là một trong số hàng nghìn đứa trẻ được đưa khỏi Sài Gòn trước ngày 30/4/1975 bởi các tổ chức dân sự và cả quân đội Mỹ.





Stacy Thúy lúc được đưa sang Mỹ làm con nuôi.

"Suốt thời thơ ấu, tôi chìm trong những cơn ác mộng khiến tôi gào lên trong đêm, hay đôi khi là những cơn mộng du trong nhà. Mẹ nuôi kể rằng những tiếng gào rất kinh sợ, như thể có ai đó đánh tôi. Những cơn ác mộng ấy theo tôi đến tận thời thanh niên", Stacy Thúy Mederith viết trong nhật ký nhiều năm trước.

Bác sĩ tâm lý mà Stacy Thúy gặp sau này đã phân tích các giấc mơ của cô và nói rằng nó chính là tổn thương đến từ hành trình mà đứa trẻ mồ côi Ngô Thị Ngọc Thúy phải trải qua từ Việt Nam cho đến khi trở thành một đứa con nuôi trên đất Mỹ.

Số phận một đứa con nuôi

Thúy từng muốn trở về Việt Nam nhiều lần. Nhưng vợ chồng cô không khá giả, và họ còn phải lo toan nhiều điều trước mắt hơn là một chuyến đi xa và tốn kém.

"Viết cho mẹ, người đã đưa con đến cuộc sống này: con mong một ngày nào đó chúng ta có thể gặp lại", Stacy viết năm 2000, khi cô vừa từ chối một lời mời quay lại Việt Nam cùng những trẻ mồ côi khác vì không đủ tiền.

Đến tận năm 2015, đúng 40 năm sau khi cô được "vận chuyển" qua Mỹ, chuyến đi mới được thực hiện. Tháng 3/2015, trước khi lên máy bay về Việt Nam, Stacy gửi hồ sơ về cho ông Lê Cao Tâm, một chuyên gia tìm kiếm thân nhân tại TP HCM.

"Tôi ký tên dưới đây là Ngô Thị Điệp, 19 tuổi, nghề nghiệp nội trợ, căn cước số 06280028, cấp tại Phước An ngày 6/1/1971, hiện cư ngụ tại 433 Võ Tánh, Gia Định, là mẹ của đứa bé tên Ngô Thị Ngọc Thúy, sinh ngày 22/7/1972 tại Sài Gòn.

Tôi là người duy nhất nuôi nấng em bé nói trên, nay tôi quyết định từ bỏ tất cả quyền hạn của tôi với em bé này và giao lại cho Trung tâm dinh dưỡng Holt, 433 Võ Tánh, Gia Định, Sài Gòn, Việt Nam.

Tôi ưng thuận để em bé này xuất ngoại từ Việt Nam vì lý do tôi cho nó làm con nuôi những bậc cha mẹ có đầy đủ phương tiện để đảm bảo tương lai cho nó...

Vậy tôi làm tờ cam kết này để làm bằng, kể từ nay tôi từ bỏ tất cả quyền hạn làm mẹ của tôi đối với em bé này.

Sài Gòn, ngày 23/8/1974".

Đó là nội dung một tờ cam kết "cho con" mà bà Ngô Thị Điệp đã viết 41 năm trước, và cũng là một trong số những tài liệu hiếm hoi mà Stacy Thúy Mederith có trong tay về gốc gác của mình.

Cô chỉ biết rằng mẹ ruột của mình là một cô gái làm việc trong quán bar, đã quen biết và yêu một quân nhân Mỹ.

Khi mẹ Thúy mang thai, cha ruột cô được lệnh quay về Mỹ và không hề biết về cái thai. Thúy kể rằng mẹ cô đã giấu gia đình lên Sài Gòn vì sợ bị phát hiện mang thai với người nước ngoài.

Khi Thúy được 25 tháng tuổi, là ngày tờ cam kết kia được ký, cô sống trong Trung tâm Holt một thời gian ngắn thì được một phụ nữ tên Vũ Thị Thanh mang về nuôi - rồi ngày 7/3/1975 tới nước Mỹ làm con nuôi.

"Một bộ hồ sơ hoàn toàn mơ hồ", chuyên gia Lê Cao Tâm nhận xét về những tài liệu mình nhận được. Chỉ duy nhất tờ cam kết, với số căn cước và quê quán "Phước An" của bà Ngô Thị Điệp, là có thông tin sử dụng được.

Ông Tâm liên hệ với một chuyên gia về bản đồ Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Tuấn và nhận được một thông tin không mấy sáng sủa: trước năm 1975, có tới 5 địa danh Phước An thuộc 5 tỉnh thành khác nhau hiện nay gồm Hậu Giang, Trà Vinh, Đắk Lắk, Bình Định và quận 9, TP HCM, cũng có một địa danh "Phước An".

Không mất nhiều thời gian đắn đo, ông Lê Cao Tâm quyết định thành lập ba đội tìm kiếm, với 12 nhân viên đến ba địa danh "khả nghi" nhất là Đắk Lắk, Hậu Giang và Trà Vinh. Chi phí cho cuộc tìm kiếm đã hiện lên ngay trong đầu: không dưới chín con số.

Hỏi tại sao ông quyết định thực hiện cuộc tìm kiếm tốn kém ấy, khi giữa ông và Stacy chỉ có một lời nhờ, không hề là hợp đồng hay cam kết, ông Tâm chỉ trả lời đại ý việc cần làm thì làm thôi. Cho dù có tìm được, ông cũng không lấy tiền của Stacy.

Trong suốt hành trình tìm kiếm ấy, Stacy Thúy tiếp cận với một thái độ dè dặt. "Đây là công việc của các anh, và các anh kiếm tiền bằng nghề này - qua thư, cô tâm sự lạnh lùng với cả những phóng viên và ông Tâm, những người đang giúp cô thực hiện cuộc tìm kiếm - Điều này ok thôi, thế giới vận hành như vậy. Nhưng tôi không muốn những hy vọng của mình sụp đổ".

Stacy tuyên bố rằng ngay cả khi ông Tâm có tìm được thân nhân của mình, cô cũng sẽ không gặp. Cô nói thẳng rằng mình sợ bị cho thông tin giả.

"Chồng tôi sẽ đến đó lấy ADN và chúng tôi sẽ đem nó quay trở về Mỹ. Nếu kiểm tra ADN nói rằng đó là gia đình của tôi, tôi sẽ quay lại".

40 năm, là quá nhiều hy vọng, và cô không sẵn sàng để đối mặt với rủi ro từ những người xa lạ. Ông Tâm thú thực rằng trong khi ông đổ rất nhiều tiền ra để đi tìm mẹ ruột cho Stacy, chỉ nhận lại những lời ấy ông cũng tự ái.

Nhưng ông cũng tâm sự rằng Stacy đã trở thành một người Mỹ, sẽ không thể hiểu được tại sao việc làm này lại có ý nghĩa đặc biệt với những người Việt Nam.

"Tôi đọc hồ sơ của Stacy mà thấy tội quá. Nghĩ con mình bây giờ bé bỏng thế, mình yêu thương ôm ấp nó còn không đủ, mà giờ nghĩ đến cảnh nó bị cho vào cái hộp, ném lên cái máy bay rồi đưa đi như thế, bị trầm cảm cũng đúng thôi...".
Ngày về trong nước mắt


Stacy Thúy (giữa) trong vòng tay họ hàng tại Việt Nam.

Cuộc tìm kiếm của ông Tâm tiếp tục đi vào bế tắc. Qua nhiều nguồn tin, ông xác minh được bà Ngô Thị Điệp có cha mẹ tên Ngô Văn Sáu và Nguyễn Thị Ân. Nhưng thông tin vẫn quá mỏng.

Trong những ngày cuối tháng 3/2015, hai đội tìm kiếm của ông không thu được kết quả nào tại Đắk Lắk và Bình Định.

Tại đó, ông đã nhờ chính quyền địa phương phát trên loa phóng thanh của xã suốt nhiều ngày ròng, nhưng không có ai trùng tên với mẹ ruột của Thúy.

Ở vùng Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, địa điểm mà theo ông là "khả nghi" nhất, sau ba ngày tìm kiếm, đoàn của ông Tâm cũng đành bỏ cuộc.

Nhưng run rủi, trên đường họ trở về TP HCM thì nhận được điện thoại từ một cán bộ xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, nói họ có thông tin về một người đàn ông tên "Sáu Ân" làm nghề thợ rèn, đã qua đời từ lâu, hiện còn 5 người con đang sống tại địa phương.

Ông Lê Cao Tâm là một người dày dạn trong lĩnh vực tìm kiếm, và ông mang một tinh thần cảnh giác cao khi "phỏng vấn nhân chứng": đã có những trẻ mồ côi khi quay về đoàn tụ từ nước ngoài, tìm được... hơn một người tự nhận là mẹ ruột.

Ông Tâm liên hệ với ông Ngô Thành Văn, con trai ông Sáu Ân, với lý do "đi tìm bà con trong dòng họ Ngô cho cha mình". Và thông tin vô cùng quý giá đã xuất hiện: ông Ngô Thành Văn có một người em gái tên Ngô Thị Điệp.

Đi sâu tìm hiểu, ông Văn kể rằng em gái ông, bà Điệp có một đứa con lai với lính Mỹ. Chính ông đã tự tay nuôi nấng nó một thời gian, nhưng đứa bé rất khó nuôi, có những biểu hiện tâm lý không bình thường nên đành gửi lại cho bà Điệp để đưa vào trại trẻ mồ côi...

Như thế là Stacy Thúy đã nhầm: mẹ cô không hề giấu gia đình để đưa cô vào trại trẻ, mà gia đình biết đến sự tồn tại của cô.

Bà Ngô Thị Điệp đã quyết định cho con đi làm con nuôi ở nước ngoài vì hoàn cảnh gia đình khi ấy quá khó khăn. Nhưng sau khi con đi rồi, bà vì nhớ con đã phát điên, phải chữa chạy một thời gian dài.

"Từ ngày mất liên lạc với con cho đến ngày trước khi chết vì bệnh ung thư tử cung cách đây mấy năm, em tôi đã bằng mọi cách tìm kiếm con và thèm khát được gặp con một lần trước khi chết để xin lỗi con, vì tạo ra con nhưng không nuôi con", ông Ngô Thành Văn nói đến đây rồi bật khóc.

Thấy câu chuyện đã đầy đủ cơ sở, đội tìm kiếm quyết định nói rõ mục đích của họ với ông Hai Văn. Ông Văn nói trong nước mắt: "Thật bất hạnh cho em gái của tôi, nếu tìm sớm vài năm có lẽ em tôi sẽ hạnh phúc nơi suối vàng".


Stacy Thúy bên mộ mẹ.
Cuối cùng, ông Tâm đưa ra 5 tấm hình của 5 đứa trẻ khác nhau, rồi yêu cầu vợ chồng ông Hai Văn nhận diện. Không ai bảo ai, vợ chồng ông cùng chỉ tay vào hình của Stacy: "Đây là cháu tôi".

Một tuần sau, Stacy cũng đã gục xuống khóc khi đọc đến những dòng này trong báo cáo tìm kiếm của ông Lê Cao Tâm. Con người lý tính trong cô biến mất: Stacy quyết định rằng chính mình sẽ đến gặp gia đình ông Hai Văn.

Cuộc tìm kiếm gian nan cuối cùng đưa đến một nấm mộ. Bà Điệp đã không chờ được ngày gặp lại con gái ruột của mình. Khoảnh khắc đoàn tụ, Stacy quỳ bên mộ mẹ trong nước mắt. Lần đầu tiên trong đời, cô thắp nhang. Lần đầu tiên trong đời, cô hóa vàng.

"Khói nhang đưa lời của con đến mẹ, còn vàng mã là quà con gửi mẹ", ông Tâm giải thích bằng thứ tiếng Anh dễ hiểu cho Stacy. Cô càng khóc nấc hơn, ôm chặt đôi dép, kỷ vật cuối cùng mà gia đình còn giữ lại của bà Điệp vào lòng.

Có rất nhiều người hỏi chúng tôi (những phóng viên đi theo cuộc tìm kiếm) rằng tại sao Stacy phải trở lại, và mang theo nhiều tình cảm như thế: cô không mang một chút ký ức nào, không có sự gắn bó hữu hình nào với Việt Nam, chỉ đơn giản là đã sinh ra trên mảnh đất này.

Buổi gặp cuối cùng trước khi Stacy ra sân bay, chúng tôi cũng đã định hỏi cô điều đó. Nhưng rồi cô tự tâm sự rằng cô hạnh phúc với chuyến trở về này, và ngay cả nếu kết quả xét nghiệm ADN không như mong đợi, cô cũng coi đó là gia đình của mình.

Chúng tôi quyết định rằng mình sẽ không hỏi thêm gì nữa. Có những điều không thể giải thích được bằng lý trí thuần túy. Có thể Stacy đã tìm thấy ở đây một mảnh nào đó trong tâm hồn, mà cô biết rằng mình đã thiếu nhưng không biết đó là gì trong suốt 40 năm sống bên kia bờ đại dương.

Stacy Thúy đã trải qua một tuổi thơ đầy cay đắng trên đất Mỹ. Cha nuôi cô là một cựu phi công tham chiến tại Việt Nam và chính Stacy cũng phải đặt câu hỏi rằng liệu việc nhận nuôi cô có phải chỉ là một sự ăn năn hay không.

Suốt thời bé, cha và anh nuôi liên tục đánh đập cô và tuyên bố rằng "mày là quỷ dữ, không ai cần mày ở đây".

"Tôi không bao giờ hiểu tại sao. Nhưng những vết sẹo đó sẽ không bao giờ lành", cô viết. Stacy từng tự sát nhiều lần, và lần đầu tiên là khi cô mới 8 tuổi

https://news.zing.vn/ngay-tro-ve-dam-nuoc-mat-cua-stacy-thuy-post533367.html
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
5,751
Động cơ
340,846 Mã lực
Phận đời trẻ Việt lai trên đất Mỹ sau chiến tranh
Một cậu bé lai chào đời trong chiến tranh phạm tội trên đất Mỹ khi còn rất nhỏ. Đứa trẻ khác gặp may hơn khi sớm tìm được cha mẹ nuôi.


Những người con mang hai dòng máu Việt - Mỹ gặp nhau tại San Jose, California, Mỹ vào năm 2008. Ảnh: Catherine Karnow/New York Times
Phận đời may rủi

Cuong Luu chào đời tại Việt Nam, là con của một lính Mỹ và một phụ nữ Việt. Mối quan hệ giữa hai người nảy sinh khi mẹ làm nhân viên vệ sinh trong khu nhà ở của cha trong chiến tranh Việt Nam. Cha Cuong về nước khi mẹ anh đang mang thai. Sau khi sinh con, mẹ Cuong kết hôn với một quân nhân Mỹ khác. Cuong cùng gia đình chuyển đến quần đảo Virgin, Mỹ, khi còn nhỏ.

Tại khu dành cho người da đen ở đảo Virgin, bọn trẻ thường xuyên chọc ghẹo Cuong cậu có da trắng giống cha. Mẹ cũng dần xa lánh Cuong vì anh khiến bà nhớ về quá khứ đau buồn.

Lúc 9 tuổi, cậu bé đã phải vào trại dành cho trẻ em phạm tội. Khi 17 tuổi, Cuong lang thang trên phố và bán ma túy. Ba năm sau, người con lai vào tù vì cướp của. Sau khi ra tù, cậu lại tiếp tục buôn ma túy ở Baltimore, bang Maryland.

Tuy nhiên, cuộc sống thay đổi từ khi Cuong có con với bạn gái. "Tôi sợ ngồi tù và không gặp lại con", anh nói với New York Times về con gái 4 tuổi, Cara.

Từ khi có con, động lực thôi thúc Cuong tìm cha ruột ngày càng lớn. Qua mạng xã hội, anh đã tìm được cha, ông Jack Magee, ở phía nam bang California. Anh và cha thường xuyên liên lạc với nhau kể từ đó.





Luu Cuong từng là trẻ bụi đời trên đất Mỹ. Ảnh: New York Times
Gary Bui là con của một phụ nữ Việt với Jerry Quinn, binh sĩ Mỹ trên chiến trường miền nam Việt Nam. Năm 1973, Quinn phải trở về Mỹ theo yêu cầu của cấp trên khi bạn gái mang bầu. Mẹ sinh Bui nhưng bỏ rơi con. Cậu nhớ hai người từng sống trong túp lều lụp xụp và luôn vật lộn với tình trạng đói, khát. Nhóm bạn dè bỉu Bui vì cậu là con lai.

Khi Bui chừng 4-5 tuổi, người ta đưa cậu vào trại trẻ mồ côi. 4 năm sau, cậu ngồi trên chuyến bay từ Việt Nam tới Mỹ trong chiến dịch đưa con của quân nhân Mỹ tới New York.

Bui may mắn hơn Cuong vì được nhận làm con nuôi. Anh vẫn giữ tấm hình chụp cùng mẹ thời bà còn trẻ và chính tấm hình đã giúp anh tìm ra cha ruột là ông Jerry Quinn.

Theo một nghiên cứu của Đại học Ohio, 76% trẻ lai trong chiến tranh Việt Nam muốn gặp cha khi họ đến Mỹ. Chỉ 30% biết tên cha, 22% cố gắng liên lạc và chỉ 3% đoàn tụ với đấng sinh thành. Nhiều cựu binh Mỹ không muốn gặp đứa con mà họ bỏ rơi vì sợ, ngại rắc rối và vô trách nhiệm.

Tuổi thơ tủi hờn Sinh ra trong chiến tranh Việt Nam với mẹ người Việt, cha là lính Mỹ, nhiều đứa trẻ lai trải qua tuổi thơ cay đắng. Nhiều người không bao giờ biết cha ruột, bị mẹ bỏ rơi khi còn rất nhỏ. Bạn bè dè bỉu họ vì họ là con lai, mang dòng máu của kẻ thù trong chiến tranh. Nhiều em lang thang, kiếm sống bằng nghề ăn mày, coi hè phố là nhà để sống qua ngày và mơ đến Mỹ để gặp cha. Nguyen Thi Phan là con của một sĩ quan an ninh Mỹ và một phụ nữ Việt chuyên giặt quần áo. Cô đã trải qua tuổi thơ tủi hờn vì bọn trẻ hàng xóm khinh bỉ, xa lánh. Chúng nói cha cô là người da màu và cô là con của kẻ thù.
Phan nói với Global Post rằng thậm chí cuộc sống hiện tại của cô vẫn gặp khó khăn vì "mọi người không muốn thuê một người da đen, bẩn thỉu lau nhà hay rửa bát".





Nguyen Thi Phuong Thuy chỉ biết cha cô là một binh sĩ Mỹ. Ảnh: Catherine Karnow/New York Times
Nguyen Thanh Hien và hai anh trai cũng là con của một lính Mỹ. Sau khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, ba anh em lang thang trên phố vì mẹ lấy chồng và dượng đuổi họ.

Trước đây Hien cùng các anh cố gắng xin visa sang Mỹ để tìm cha nhưng không thành. Do sống vất vưởng trên phố, hai anh Hien mắc viêm phổi và chết, để lại cô bơ vơ trên cõi đời, Boston đưa tin.

Nguyen Thi Phuong Thuy cũng là con lai chào đời trong thời chiến. Cô nhớ cha mẹ nuôi từng cãi nhau về cô. Người cha nuôi hét: "Tại sao cô phải chọn nuôi con lai?"

Một thời gian sau, họ đưa Thuy sang một gia đình khác. Cô từng nghe những lời mỉa mai về nguồn gốc của bản thân, từng ngồi khóc trên bãi biển và phải dùng thuốc ngủ để quên những việc đã qua.

Dù nhiều đứa trẻ lai trải qua tuổi thơ và cuộc đời sóng gió nhưng chính khó khăn giúp họ tích lũy những kỹ năng sống sót ở cả Việt Nam hay trên đất Mỹ. Họ đã và đang xây dựng niềm tin cho tương lai. Quan niệm về những đứa con lai hay "con của kẻ thù" ở Việt Nam cũng không còn nặng nề như trước nên cuộc sống của họ trở nên dễ chịu hơn.

Vào tháng 4 năm nay, những người con mang dòng máu Việt sang Mỹ theo diện Operation Babylift (Không vận trẻ em) sẽ trở về Việt Nam để kỷ niệm 40 năm từ khi chiến dịch diễn ra.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top