[TT Hữu ích] Babylift và chuyến bay định mệnh 43 năm trước đây

chuyendivesang

Xe tăng
Biển số
OF-350193
Ngày cấp bằng
10/1/15
Số km
1,169
Động cơ
275,671 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Con lai Mỹ nhiều người biết có anh Randy và chị Phương Thảo.
 

Lavande

Xe điện
Biển số
OF-96873
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
3,338
Động cơ
534,494 Mã lực
Vài lời góp vào topic của cụ Ngao, em viết đây là để riêng cho những cụ đứng tuổi sinh trước năm 1975, đã từng ăn độn bo bo, khoai mỳ cắt lát phơi khô, mua vải bằng tem phiếu, mua hàng nhu yếu phẩm xà bông, kem đánh răng bằng sổ mua hàng đọc.

Tháng 4 năm 1975, em được 14 tuổi. Lúc ấy miền Trung đã rơi vào tay quân Giải Phóng. Chiến sự đã lan gần tới cửa ngỏ Sài Gòn. Cậu của em là sĩ quan, làm an ninh trong phi trường quân sự Tân Sơn Nhất ( lúc ấy Tân Sơn Nhất có 2 khu vực, một là phi trường dân sự, một là phi trường quân sự), cậu em độc thân nên sau giờ làm việc thường ghé về nhà em ở ngã tư Bãy Hiền để ăn cơm. Chiều hôm ấy cậu không về như thường lệ, mà mãi tới tận khuya mới về, người đầy bùn đất, máu me. Cậu kể lại, máy bay Mỹ chở trẻ em lai bị rơi ở An Phú Đông, hơn phân nữa nhân viên an ninh sân bay được huy động ra hiện trường để nhặt xác, và thu dọn hiện trường máy bay rơi. Cậu kể xác trẻ em nằm rơi vãi la liệt trên cánh đồng, trông rất thảm. Cậu em bảo lý do của việc Mỹ chở trẻ em lai về nước là vì lúc ấy miền Nam đầy dẫy trẻ em lai, các em này đa phần là sống trong cô nhi viện, vì người mẹ Việt đẻ các em ra đã mang bỏ các em vào cô nhi viện vì áp lực của gia đình và xã hội. ( lúc ấy xã hội miền Nam rất xem thường những phụ nữ lấy Mỹ - họ bị gọi là me Mỹ). Báo chí Mỹ có những bài viết về vấn đề này, thế là các tổ chức xã hội, thiện nguyện ở Mỹ lên tiếng , yêu cầu chính phũ Mỹ phải có giải pháp về việc binh sĩ Mỹ để lại con rơi ở VN. Vì thế những chuyến bay mang trẻ em lai về Mỹ này là 1 biện pháp tình thế nhằm giải toã sức ép dư luận Mỹ.

Sau này, khi qua Mỹ sống, do nghề nghiệp em đã có dịp tiếp xúc với những người đã từng là trẻ em lai này, họ kể lại những mảnh đời rất tội nghiệp từ khi ở VN cho đến sau này khi sang Mỹ.
Khi còn ở VN thì họ bị kỳ thị bởi người lớn lẫn trẻ em Việt Nam ( thường kêu họ bằng thằng/con Mỹ lai), đa phần không được học hành tới nơi tới chốn, phải đi bán báo, bán vé số, ở đợ....Đến khi có chương trình cho trẻ em lai xuất cảnh thì họ trở thành những món hàng bị chính mẹ đẻ, ông bà ruột thịt đem bán cho những người ôm mộng đi Mỹ. Đến khi sang Mỹ thì những trẻ em này kém tiếng Anh, yếu về những môn học tự nhiên như Toán, Hoá... do đó không thể theo kịp những trẻ em Mỹ ở trường phổ thông. Họ lại không có được 1 gia đình thật sự để bảo bọc, giáo dục, thế là khi lớn lên , họ đa phần trở thành tầng lớp thấp kém trong xã hội Mỹ, không ít trong số họ trở thành gánh nặng cho xã hội Mỹ ( tù tội, gái mãi dâm....). Chuyện về họ thì rất nhiều, nếu có dịp và có thời giờ em sẽ viết riêng 1 topic, còn trong topic này của cụ Ngao thì em không dám làm loãng.
Mời cụ 1 ly :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top