Cụ Đề đã được toà tuyên vô tội, ông đã được tự do. Nhưng đó là tự do không theo định nghĩa của cụ và mọi người thường nghĩ.
Nhưng hãy khoan nói về tương lai của Tạ Đình Đề, chúng ta sẽ chia sẻ những tình cảm ngay lúc cụ được trả tự do trước đã.
Ông kể lại:
Việc Hội đồng xét xử tuyên bố tôi không phạm tội, tha bổng tại phiên tòa làm tôi cứ suy nghĩ mãi.
Trong quá trình xét xử, tôi có quan niệm, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cấp Trung ương đã xây dựng hồ sơ vụ án và quyết định tuy tố ra Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thì việc xét xử chỉ là hình thức. Thế nào Tòa án cũng tuyên phạt theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân.
Trường hợp vụ án này lại hoàn toàn khác. Bà Chủ tọa đã tạo điều kiện cho bên gỡ tội và bên buộc tội tranh luận một cách bình đẳng, dân chủ, công khai. Dường như, Hội đồng xét xử không chịu áp lực của bất cứ cấp nào và không dựa vào nếp làm việc từ trước tới nay là “án tại hồ sơ”.
Ngược lại, bà Chủ tọa đã căn cứ vào quá trình xét xử, căn cứ vào kết quả tranh luận của các bên tại phiên tòa để xem xét đâu là chân lý, đâu là sự thật. Trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử đã tuyên án khách quan, chính xác, hợp tình hợp lý, hợp với lòng dân..?”
Ông Trần Thanh Bình, nguyên là cán bộ Ban Thi đua Tổng cục Đường sắ cũng kể lại:
“Hôm ấy, tôi cùng Tổng cục trưởng Hà Đăng Ấn và rất nhiều người ở Tổng cục Đường sắt ra tận phiên tòa để đón ông về. Sau khi nghe Tòa án tuyên bố tha bổng ông Đề, mấy anh em hội ý rồi trao đổi với ông bà Thọ là nên đưa ông về quê nhà. Bởi vì trông ông lúc này rất yếu nên cần sống trong một không gian yên tĩnh. Bà Thọ nhất trí ngay ý kiến của chúng tôi. Đích thân Tổng cục Trưởng Hà Đăng Ấn lấy xe của mình chở Tạ Đình Đề về quê ông ở Đại Định, Thanh Oai”.
Như vậy cụ Đề được tự do và trở về nơi cụ sinh ra tại Thanh Oai, mảnh đất đã sinh chôn rau cắt rốn của cụ, với cánh đồng, với tổ tiên, xóm làng tương thân tương ái.
Tất cả những nguồn sinh lực ấy như lời cụ kể:
“Những ngày sau đó căn nhà của tôi ở Đại Định luôn rộn ràng tiếng nói, tiếng cười vui vẻ của bà con, bạn hữu gần xa đến chúc mừng chia vui.
Những người đến hỏi thăm ông, ngoài gia đình nội ngoại còn có rất nhiều người là đồng đội năm xưa, những đồng nghiệp tại Tổng cục Đường sắt nhất là anh chị em công nhân của Xưởng dụng cụ cao su, Ban thể dục thể thao và Đội kiến thiết cơ bản. Trong đó có nhiều người là lãnh đạo Tổng cục, các cục, vụ của Tổng cục, của Bộ Giao thông...
Những ngày tôi ở Đại Định anh em, bạn bè đến chơi rất đông. Họ không quản ngại đường sá xa xôi. Của ít lòng nhiều, người gói kẹo, cân chè, gói thuốc lào, người mấy quả trứng gà, lạng thịt mang đến cho gia đình tôi. Bà Thọ đã phải từ chối nhận quà nhưng anh em không ai chịu cả. Họ nói với bà Thọ: Trông Ông nhà dạo này gầy quá, da dẻ xanh xao, vàng vọt, cố mà bồi dưỡng sức khỏe cho ông ấy. Tai qua nạn khỏi rồi, mọi chuyện sẽ tốt lành thôi! Một hôm, ông Vạn Lịch cùng mấy anh em đến thăm tôi. Khi tôi đang rót nước mời mọi người, ông Vạn Lịch nói: “Trước hết chúc mừng ông đã tai qua nạn khỏi. Bây giờ ông khẩn trương an dưỡng cho khỏe, lấy sức để về tiếp tục lãnh đạo đơn vị. Anh em ở đơn vị đang mong ông lắm đấy!”
Trước khi tìm hiểu các biến cố tiếp theo của Tạ Đình Đề, em sẽ trở lại một còm trước như đã hứa.
Đây là còm của em ở trang 1.
Thông tin trên Wiki có chi tiết rất sai.
Em sẽ từ từ làm rõ, thanks cụ đã quan tâm.
Đây là thông tin của trang Wiki:
Thông tin trên trang Wiki đúng ở vụ án Tạ Đình Đề bị bắt lần thứ nhất và phiên tòa năm 1976.
Nhưng về vụ án thứ hai thì sai hoàn toàn.
Cụ Đề còn bị bắt thêm một lần nữa, nhưng không phải 8/1985 mà là ngày 16/9/1985.
Wiki [chính xác hơn là người dùng Wiki/người biên tập] còn tự tặng thêm cụ Đề một phiên tòa nữa vào ngày 3/9/1987. Trên thực tế thì không có một phiên xử Tạ Đình Đề nào vào ngày đó cả. Cụ Đề cũng chỉ ra tòa một lần duy nhất vào năm 1976 mà thôi. Tuy nhiên, đây là biến cố mãi mười năm sau khi cụ Đề được trả tự do tại tòa năm 1976.
Chúng ta sẽ tìm hiểu vụ án thứ hai sau, để cùng trở lại khoảng thời gian từ năm 1976 cho tới lúc Tạ Đình Đề bị bắt lần thứ hai năm 1985.
Một khoảng thời gian tự do, nhưng những đau thương, tủi nhục, mất mát còn lớn hơn gấp nhiều lấn so với vụ án trước.
Chỉ 12 ngày sau khi cụ Đề được trả tự do, tức ngày 24/6/1976, Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án sơ thẩm, yêu cầu Tòa án xét xử phúc thẩm lại toàn bộ vụ án.
Thời điểm cụ nghe được tin VKS kháng nghị bản án sơ thẩm được cụ Đề thuật lại như sau:
Khi nhận được tin này tôi như bị sét đánh ngang tai, chân tay bủn rủn. Cả nhà đang tràn ngập tiếng cười vui bỗng chững lại. Ngày vui ngắn ngủi chẳng tày gang. Bà Thọ, các con và người nhà, ai cũng nhìn nhau hớt ha hớt hải, lo âu. Nỗi buồn và sợ hãi trong phút chốc phủ xuống cả gia đình. Tôi vội vàng ra ngay Hà Nội, đến Xưởng dụng cụ cao su Đường sắt để hỏi xem tình hình sự thể ra làm sao. Ông Vạn Lịch vừa thấy tôi đã lắc lắc cái đầu thông cảm. Ông ấy đưa tôi xem quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Bản kháng nghị được ban hành vào ngày 24-6-1976. Tôi nhẩm tính, từ khi được tha bổng đến nay mới 12 ngày. Mình mới được sống trong vòng tay của đại gia đình chỉ mới gần 2 tuần lễ.