Khổng Tử viết: dân vi bang bản (dân là gốc nước). Mạnh Tử viết: dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh (dân là quý, tiếp đến là xã tắc, vua là nhẹ).
Tư tưởng lấy nhân làm căn bản như vậy nhưng khi triển khai tư tưởng Nho giáo cũng không thoát được tự do thời đó, vẫn ủng hộ phân lớp xã hội, vua có gốc thiên tử, kết hợp thuyết trung dung nên có lợi cho vua, cho tầng lớp cai trị.
Chính vì có lợi cho vua, tầng lớp cai trị nên được phong kiến lợi dụng. Không chỉ quân quyền (vua) mà còn lợi dụng cả thần quyền (thiên, giáo) để trị dân.
Đến khi cả nhà Thanh và nhà Nguyễn (vẫn dựa vào thần quyền & quân quyền) đều quá yếu dân tình khổ sở. Trong khi đó phương Tây đã giải phóng nhận thức, tự do sáng tạo từ Phục hưng, Khai sáng.
Cường quốc thế giới cũng vậy: Tây ban nha Bồ đào nha chia nhau thế giới nhờ vào thần quyền (công giáo) và quân quyền (vương triều). Đến lượt cường quốc Anh Pháp Hà Lan đánh thắng Tây Ban Nha Bồ Đào Nha nhờ quân quyền kết hợp dân quyền (quân chủ lập hiến). Đến Mỹ thì quân quyền hoàn toàn bị xoá bỏ, dù có thể dân quyền Mỹ vẫn nhiều tranh cãi, đấu tranh qua 250 năm.
Dân vừa là cái gốc (Khổng Tử), thời đại hiện nay dân cũng là động lực tri thức, khoa học, kinh tế thành cường quốc, chứ không phải vua, không phải nhà nước