Em sẽ thử trả lời vắn tắt câu hỏi của bác nhé, một cách thuần túy về mặt triết học.
Việc đưa ra khái niệm Vật chất của Lê nin và khái niệm về tự do của Engghen nó cho thấy nội dung nếu xét trên đối tượng là con người:
- Theo Ph. Ăngghen, tự do có thể là cái tất yếu, song cũng có thể là cái có thể. Tự do là cái tất yếu, hợp qui luật, là tự do theo đúng nghĩa của nó khi và chỉ khi người ta
nhận thức được cái tất yếu (qui luật) và
hành động theo cái tất yếu đó. Còn nếu thiếu một trong hai điều kiện đó thì tự do chỉ là cái có thể, là cái khả năng và người ta chỉ được hưởng tự do trong tiềm năng mà thôi.
Khái niệm này nó tuyệt đối đúng.
Và theo em hiểu như thế này
Việc nhận thức quy luật khách quan bằng cách nào và hành động nó bằng phương tiện lý luận nào sẽ giúp chúng ta đạt đến tự do ở mức đó.
Nếu dùng công cụ tối ưu hóa nhất thì ta sẽ có tự do tối ưu hóa nhất. Và làm thế nào để hiểu được mức độ của các phương tiện đó thì ta buộc phải học, thực hành, và khôn ngoan nhất là không nên phê phán nó khi chưa học xong hoàn chỉnh nó.
Ngoài ra việc đề cập đến quan hệ giữa cái riêng và cái chung nó rất hay ở chỗ, Mục tiêu "cái chung" đặt ra lớn đến mức nào thì phương pháp lý luận nó phải tương xứng ở mức đó.
vi.wikipedia.org
Ví dụ: ông Cụ lấy quyền lợi của dân tộc làm hạt nhân thì phương tiện lý luận sẽ phải xoay quanh mục tiêu đó, nên khi kế thừa của đạo Nho hay của Tôn Trung Sơn thì ông Cụ sẽ giữ lại phần vỏ, nâng cấp toàn bộ phần lõi lý luận lên để phù hợp với mục tiêu đó (đó là một vấn đề rất hay nếu đem ra bàn vì nó sẽ cho thấy sự khác nhau về kết quả rất nhiều khi thay bản chất về cách nhận thức)
Và để giới hạn không vượt quá mục tiêu quyền lợi dân tộc thì ông Cụ chốt lại: đối ngoại với các nước trên khu vực thì lấy ngọn cờ hòa bình và công lý để giải quyết.
Phạm trù "cái chung" nếu nhìn ở các tổ chức quốc tế phạm vi hoạt động toàn cầu thì sẽ khác, nhưng nó hoàn toàn không ra ngoài định nghĩa của Triết học Mác Lê nin là phải tuân thủ theo các quy luật khách quan.