[Funland] Ảnh xưa nhất về VIỆT NAM ( TỪ 1858 đến trước 1910)

trangvuduc

Xe buýt
Biển số
OF-129230
Ngày cấp bằng
2/2/12
Số km
623
Động cơ
380,982 Mã lực
Cụ chủ cung cấp thông tin về chúa Đèo đi, như sau 54 thì họ sống ở đâu, làm gì, hiện giờ thế nào.
 

T90i

Xe buýt
Biển số
OF-50667
Ngày cấp bằng
11/11/09
Số km
869
Động cơ
464,480 Mã lực
tay này xét về gia tộc thì có công, xét về đất nước thì tội to lắm.
Nhiều cụ không hiểu lịch sử, toàn phán xét linh tinh. Sự tiếp xúc của Nguyễn Ánh với phương Tây không hơn gì các chúa Nguyễn thời trước đâu (các chúa Nguyễn từng sử dụng người Bồ Đào Nha đúc súng, người châu Âu làm việc trong triều đình Phú Xuân), từ năm 1792 chỉ còn 4 sĩ quan người Pháp giúp vua Gia Long, lính đánh thuê người Âu đã rời khỏi Việt Nam. Bởi vậy trách vua Gia Long tiếp xúc với phương Tây nhiều mà không chịu canh tân đất nước là không hiểu rõ lịch sử. Nên trách cái nền văn hóa nho giáo trọng nông ức thương í, bắt đầu từ thời vua Lê Thánh Tông cấm người Việt Nam ra nước ngoài buôn bán, các vua sau chỉ lấy vua Lê Thánh Tông làm hình mẫu để noi gương mà thôi.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ chủ cung cấp thông tin về chúa Đèo đi, như sau 54 thì họ sống ở đâu, làm gì, hiện giờ thế nào.

Sau 1954, họ Đèo ( Cầm) phân thành 2 nhánh.

Nhánh của chúa Đèo VăN Ân ( làm chức như kiểu thủ -tướng trong chính quyền xứ Thái tự trị của chúa Đèo Văn Long) thì theo Pháp di tản vào Sài Gòn, tại đây, ông được chính quyền ông Ngô Đình Diệm cho định cư ở Lâm Đồng. Con cháu ông Ân nhiều người gia nhập quân lực VNCH và đa số làm sỹ -quan.

Năm 1969, ông Ân mất.

Sau 1975, các con cháu họ Đèo di tản sang Mỹ, tại đây họ hình thành lên cộng đồng người Thái ở Hoa Kỳ. Nhiều người có chức vụ cao trong chính quyền. Thỉnh thoảng họ vẫn về thăm họ hàng tại Tây Bắc. Đa số không biết nói tiếng Việt, họ nói tiếng ANh và Thái.


Chúa Đèo Văn Ân lúc còn làm thủ-tướng xứ Thái tự trị







lúc vào Sài Gòn






 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Còn nhánh của Chúa Đèo văn Long, sau 1954 được Pháp di tản bằng trực-thang qua Lào, có về Hn, rồi sang Pháp định cư. Hình thành cộng đồng người Thái ở Pháp.


Ông Long mất năm 1975, do con trai cũng chết ở trận Điện Biên Phủ nên con gái của ông, bà Đèo Nàng Tơi ( 1914-2008) kế vị danh xưng Chúa Thái.

Bà Tơi có kết hôn với 1 người Pháp tên là Louis Bordier. Có 2 con trai.

Sau khi bà mất năm 2008, danh xưng chúa Thái hiện nay do cháu nội của bà, ông Gwenael Louis GARAUD nắm.




Bà Đèo Nàng Tơi năm 1984 cùng 2 cháu nội là quận chúa Laetitia Lanqüe Garaud và Vương tử Gwenaël Louis Garaud ( chúa Thái sau này)






Chúa Thái hiện tại, ông Gwenaël Louis Garaud



 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Xưa nay sử thường hay bôi- bác chuyện các cụ ta đi sứ sang Tây, như sau:

"phái đoàn Phan Thanh Giản khi đi Pháp về kể những chuyện lạ nước ngoài như "đèn thắp không dầu, ngọn lửa chúc xuống (đèn điện), giếng nước vọt lên cao (nước phun trong công viên) vv... Vua kinh dị giao cho đình thần bàn. Các quan bàn xong tâu :"Quy luật tự nhiên là nước chẩy xuống, lửa bốc lên cao, trái lại là nghịch thường, không đúng sự thật. Bọn Phan Thanh Giản bị họ bầy trò quỷ thuật làm cho quáng mắt"


Đây có lẽ là những chuyện bịa đặt, bôi-bác vua Tự Đức cũng như nhà các quan nhà Nguyễn.


Trong Tây Hành Nhật -Ký, cụ Phạm Phú Thứ chép rằng Marseille và Paris đều thắp đèn khí đốt. Lúc ấy Pháp cũng như Châu Âu làm gì có đèn điện? bởi khi phái đoàn sang Pháp (1863-4) , mãi tới năm 1879 Edison mới sáng chế ra.

Từ đời Khang-Hy (1662-1729) Trung quốc đã có những bể nước phun trong ngự viên do các giáo sĩ Tây phương kiến tạo, vậy mà từ cuối thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19, sứ thần ta vẫn thường đi cống Trung quốc lại không một ai thấy nước phun, phải đợi phái đoàn Phan Thanh Giản sang Tây mới biết ?

Vậy các cụ nhà ta trong mắt người Tây thế nào?


"có luồng mắt nhanh như chớp, nước da mầu đồng- đỏ, răng đen nhuộm bằng cao chanh, mặc áo lụa xanh dài chấm gót, bổ tử thêu hình chim bằng chỉ mầu và kim tuyến trên nền đỏ viền bạc, mũ đen che kín gáy, chóp đính quả cầu nhỏ bằng bạc ? Họ mang theo hai thứ tiền, một bằng vàng hình giống thoi mực tầu, thứ kia cũng bằng vàng, tựa như các đồng 20 louis vàng, còn tiền giấy thì giống những tờ 6 hay 4 quan của Pháp? Họ thường dùng bàn tính gồm những con toán tròn xâu vào giây thành từng hàng, làm tính rất nhanh ? Khi thấy điều gì đáng ghi nhớ, họ điềm nhiên rút ở thắt lưng ra một cái bảng nhỏ bọc giấy, bình tĩnh đứng ngay giữa đường lấy bút ghi chép".
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
5,579
Động cơ
238,169 Mã lực
Câu ca dao:

"Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay"

Hồi trước em khá tò mò về câu này, sau nghe người thân đi Côn Đảo về giải thích về giai thoại bà Răm và hoàng tử cải của Nguyễn Ánh. Đại khái giống thế này:

"Đó là vào năm 1783, sau khi bị quân Tây Sơn truy đuổi, Nguyễn Ánh mang cả vợ con cùng đoàn tùy tùng của mình chạy ra đảo Côn Sơn ( Côn Đảo) . Tại đây, ông đã lập nên ba làng là An hải, An Hội và Cỏ Ống. Để chống lại Tây Sơn, Nguyễn Ánh dự dự định gởi con cả là Hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện. Bà Phi Yến tên thật là Lê Thị Răm là vợ thứ của Nguyễn Ánh đã can ngăn chồng, đừng làm việc “ cõng rắn cắn gà nhà”. Nguyễn Ánh chẳng những không nghe lời khuyên của bà mà còn tức giận nghi bà thông đồng với Tây Sơn nên định giết bà, nhưng nhờ quân sĩ can xin ( !) nên Nguyễn Ánh nhốt bà vào một hang đá trên đảo; về sau ngọn núi tại đây được gọi là núi Bà . Ít lâu sau,Nguyễn Ánh rời Côn Sơn, bấy giờ có một hoàng tử tên là Cải, còn có tên là hoàng tử Hội An, con của bà Răm mới 4 tuổi đòi mẹ đi theo cùng. Trong cơn tức giận, Nguyễn Ánh đã ném con xuống biển. Xác hoàng tử trôi dạt vào bãi biển Cỏ Ông., được dân làng mang chôn cất tử tế. Bà Phi yến sau đó được một con vượn và một con hổ cứu ra khỏi hang và về chung sống với dân làng . Một lần, sau khi bị kẻ xấu xúc phạm, bà đã tự tử để thủ tiết với chồng…!"


Tuy nhiên, một thời gian sau đọc được bài viết bác bỏ mối liên quan này và nghe nói gia tộc Nguyễn Phúc cũng bác bỏ giai thoại này:

" Theo sách Nguyễn Phúc Tộc thế phả, Nguyễn Ánh có tất cả 21 bà vợ và 18 hoàng tử và 18 hoàng nữ, nhưng không thấy ai có tên là Răm hay Cải (Hội An) cả . Hơn nữa, Nguyễn Ánh sinh năm 1762, năm 1775 theo chúa Nguyễn Phúc Thuần chạy vào Nam trước sự truy đuổi của quân Trịnh, lúc ấy Nguyễn Ánh mới chỉ là cậu bé 13 tuổi !Không có tài liệu nào nói Nguyễn Ánh đem theo một bà vợ nào trong khi chạy trốn cả. Trong thời gian bôn tẩu, Nguyễn Ánh chưa ban tên thụy cho một ai, bởi lý do đơn giản là ông chưa phải là vua, vì thế không thể có chuyện ông đã ban tên thụy là Phi Yến cho bà Răm được. Nhưng điều quan trọng hơn là theo tác giả Đinh Văn Hạnh, nguyên Giám đốc Sở VHTT- BRVT trên một bài viết cũng phổ biến trên tạp chí X&N đã chứng minh rằng: Nguyễn Ánh chưa bao giờ đặt chân đến Côn Đảo, mặc dù sự kiện Nguyễn Ánh đến tá túc tại Côn Đảo đã được các nhà viết sử nhà Nguyễn chép lại nhưng lại ghi thêm là “ chỉ nghe kể chép lại “ !:

“Sự nghi ngờ về sự kiện lịch sử ghi trong "Đại Nam thực lục" đã có từ những năm 40 của thế kỷ trước. Thời điểm đó tạp chí Tri Tân đặt ra tranh luận và giải quyết ( số 67-7 Octobre 1942)…Họ đã đưa ra được những chứng cứ thuyết phục, kể cả việc phủ nhận tên gọi núi Chúa ở Côn Đảo không liên quan gì đến Nguyễn Ánh cả. Nhưng các tác giả trên tạp chí Tri Tân cũng chỉ là người đi sau. Sự nhầm lẫn của các sử gia triều Nguyễn chép lại quá trình bôn ba của Nguyễn Ánh đã được sử gia người Pháp Ch. Maybon đính chính rất rõ ràng trong cuốn Histoire moderne du pays d’Annam, 1582-1820 ( Paris. Plon, 1919 ), rằng đảo Côn Lôn vốn chỉ được "nghe kế chép lại" trong "Đại Nam thực lục" chính là đảo Cổ Long ( Koh Kong ), một hòn đảo nhỏ nằm phía biển Campuchia, gần vùng biển Hà Tiên – Phú Quốc chứ không phải đảo Côn Lôn - Côn Đảo mà mọi người đã biết- đây chỉ là sự nhầm lẫn khi chuyển chữ Koh Kong sang Hán tự. Trong gần 10 năm bị Tây Sơn truy lùng gắt gao nhất, Nguyễn Ánh chưa từng và cũng không thể đủ sức chạy ra Côn Đảo. Đến khi binh lực lớn mạnh thì ông lại bận rộn với việc truy kích quân Tây Sơn đến tận Phú Xuân và ở đó làm vua cho đến lúc qua đời mà chưa một lần đến Côn Đảo…”
“…Cũng cần nói thêm, nếu người dân Côn Đảo quý trọng bà Phi Yến, căm ghét Nguyễn Ánh thì tại sao lại phải đặt tên ngọn núi cao nhất cho tên ông ( là núi Chúa, đồng thời lại có cả núi Bà !? )...” (Trích “ Miếu Bà thờ ai ?” Đinh Văn Hạnh, tạp chí Xưa và Nay số 296, trang 26).

Như thế đã rõ, Nguyễn Ánh không có ai là vợ tên Răm, cũng không có con tên Cải, quan trọng nhất là ông ta chưa từng đặt chân đến Côn Đảo nên câu chuyện có liên quan đến lịch sử ở trên chắc chắn là một sự kiện không có thật !..."




Ở các trang trước, cụ Đốc-tờ đã có lần tham vấn ý kiến của hậu duệ nhà Nguyễn, cụ có thể cung cấp thêm thông tin về góc nhìn của ông ấy về vụ này không ạ ?
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ảnh chụp " SÁCH SỔ SANG CHÉP CÁC VIỆC" của Filipe Bỉnh, một người Việt Nam có lẽ đầu- tiên ghi chép tỉ -mỉ đời sống hàng ngày và tổ chức xã hội của Phương Tây vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. ( trong quyển sách này ông dùng nhiều chữ Quốc Ngữ cổ, và văn phong cũng khó hiểu)







Xin trích một số đoạn để các cụ hình dung xã hội Tây lúc đó, hình như cụ Bỉnh có khéo -léo so -sánh với xã -hội ta.



1. Thói phương Tây không uống nước lã, chè thì bỏ đường vào mới uống được. Chè Ðại Minh là chè quý (...) Ðể muôi vào trong chén có nghĩa là chẳng muốn uống nữa (...) Ăn rau sống, khoai lang củ tròn tròn, chim thì không mổ ruột, giết lợn ăn cả năm, jambon và dồi chẳng sánh nem chạo của ta vv.".


2. Ăn tiệc thì mỗi người có tới 15, 20 điã. Lễ trọng, phần mỗi người nửa con gà. "Làm tiệc mà chẳng có thịt bò con, gà nướng thời chẳng gọi là tiệc trọng thể, cũng như xứ Bắc làm ma mà chẳng có thịt chó thì chẳng gọi là đám ma lớn". ( giờ em mới biết ngày xưa đám ma ăn thị chó?)



3. "Thói nước người bổn đạo ( người theo đạo, chữ bổn-đạo dùng chỉ người công-giáo ở Vn hồi ấy) cho cho nam nữ cùng ngồi vuối Vít-vồ ( vuốt ve?) cùng Thầy Cả mà thói Anam là thói lịch sự, cho đến nỗi có nhà thì vợ chồng cũng chẳng ngồi ăn cơm vuối (với) nhau, vì cha thì ngồi vuối các con blai ( trai) , mà mẹ thì ngồi vuối các con gái".

4.Làm- bếp dùng chảo- phẳng lòng đỡ tốn dầu- mỡ. Bếp -cao đứng làm đỡ -mệt.

Cối xay -bột chạy bằng gió không tốn sức- lực.

Về vệ s-inh thì quần áo mỗi tuần hai -lần thay- giặt, giường trải trắng- muốt.


5."Sinh- đẻ chẳng cho nằm trên giường, cứ giắt tay mà đem đi bách -bộ chung quanh nhà cho tới khi dở- dạ thì mới bảo ngồi xuống mà sinh. Con trẻ phương Tây chẳng có mớm". ( nhá cơm cho trẻ ăn)



6."Người phương Ðông ít máu hơn người phương Tây". ( cái này chả biết cụ căn cứ vào đâu?)

Chữa bệnh bằng tắm nước mỏ sắt. ( có lẽ là thuốc uống dạng dung dịch) Bệnh phù mỗi ngày dùng hai lọ rượu khai thông, (ăn) một con gà mái. "Thầy thuốc nước ta, khi chẳng chữa được, thì cáo từ kẻo phải xấu hổ. Thầy thuốc nước người chẳng cáo từ, vì khi thấy bệnh nặng thì bảo nhà kẻ liệt rằng phải gọi hai thầy thuốc nữa" (cả ba cùng được trả công). ( rất hay)


7.Trẻ em "nên 5, nên 6" cho đi học. Thầy dậy ăn -lương nhà nước. Sách in ghép 24 chữ cái. "Con- trẻ nước người có phép tắc, đứa nào nói cả tiếng thì mẹ nó lấy ngón tay để lên miệng mình, nghĩa là đừng nói thì nó liền ở lặng.

8. "Loài lục- súc thì ở hiền -lành mà vâng theo chúa (chủ) mình. Bán gà, bò thì đánh ra chợ, chẳng phải buộc- trói vì chủ nó đứng đâu thì nó đứng đấy".


9.Ði bán hàng quà mà rao các phố thời cũng có xe ngựa chở của. Bán hạt -dẻ ngoài đường cũng phải nộp- thuế.


10."Cuân ( quân) lính nước người chẳng phải cắt cỏ trâu cỏ ngựa như ta. Nhà Vương ( nhà Vua, chính quyền) phải phát cuần (quần) áo, phát lang ( lương) mỗi ngày cho nó ăn là bánh cùng rượu và thịt. Khi yếu đuối chẳng cầm khí -giới được nữa thì cũng phải phát lang cho đến khi nó chết".

Tối thứ bẩy thì chúa (chủ) nhà phải trả công cho các kẻ làm việc trong tuần.

Nhà cửa cao 5, 6 từng. Chẳng có ai tin sự tìm hướng nhà để đạt phú -quý. Nộp thuế cho phường thì hễ nhà cháy phường xây lại cho. Chữa lửa có xe thụt nước.

Ở Kẻ Chợ ( thủ đô) có nhà chứa thư, nhận thư rồi chia ra từng thành phố, từng làng... bỏ vào túi da cho người cư"i ( cưỡi) ngựa chạy cả ngày đêm, mưa gió cũng phải đi, rồi lại nhận thư đem về Kẻ Chợ, lại chia ra từng khu, niêm yết tên những người có thư theo thứ tự A, B, C... để đến mà nhận thư, nhà Dòng cho đầy tớ đem tiền đến chuộc thư về.

Nhà nước tổ chức rút sổ- số, in thẻ giấy ra mà bán. Cho bốn thằng trẻ con mặc trọng thể, ở trần hai cánh tay đến nách mà bắt thăm vv..



Quả là cụ so sánh ẩn ý rất khéo 2 xã hội, đặc biệt sự khác nhau.
 
Chỉnh sửa cuối:

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,834
Động cơ
582,403 Mã lực
Thêm một bài đánh giá về vua Gia Long trong cùng trang web, có đưa ra một số lý giải cho những quan điểm tiêu cực về vua Gia Long và nhà Nguyễn của các nhad sử học quốc doanh.

http://nghiencuulichsu.com/2015/04/13/mot-quan-diem-danh-gia-ve-vua-gia-long-va-trieu-nguyen/

Trích:
Trong khi vua Gia Long (gắn với triều Nguyễn) chỉ có một, và chung của dân tộc Việt Nam, nhưng sử viết ở một bộ phận tác giả miền Bắc trong thời kỳ 1945-1975 lại khác với sử viết trong thời kỳ tương ứng của phía Quốc gia Việt Nam (1949-1954) và Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975) đối lập. Điều này cho thấy sự phức tạp rõ ràng khởi đầu từ nhu cầu, mục tiêu vận động chính trị của một bên nào đó chứ không xuất phát từ sự thật lịch sử khách quan.

Gia Long cùng với triều Nguyễn, cũng như không ít nhân vật lịch sử khác có liên quan đến triều đại này như Võ Tánh, Lê Văn Duyệt (1763 – 1832), Phan Thanh Giản (1796 – 1867)…đã có lúc đều bị đánh giá bằng những quan điểm chính trị cực đoan hẹp hòi một chiều. Đó là cách đánh giá đại khái, vì lý do cần đề cao vai trò của lực lượng nông dân trong chiến đấu, trong lịch sử hễ ai xuất thân nông dân áo vải hoặc chiến đấu liều chết tới cùng với quân giặc hay với phe mình cho là phản diện thì đều anh hùng và tốt cả, còn ai là thành phần quan lại triều Nguyễn có xu hướng chính trị chủ hòa, “đề huề”, hoặc theo đạo Công giáo (như Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Ký…) thì nói chung đều xấu tất (như có lúc người ta dẹp bỏ tượng Trương Vĩnh Ký, xóa tên trường trung học Phan Thanh Giản…).

Cho đến hiện nay, sau nhiều cuộc tranh luận, hầu hết các nhà sử học hoặc người có quan tâm lịch sử đều công nhận Nguyễn Ánh là vị vua có công khi thống nhất Việt Nam sau gần 300 năm chia cắt và chiến tranh kể từ thời Nam Bắc triều tới hết thời Tây Sơn (1533-1802). Riêng về thành quả khai khẩn mà Nguyễn Ánh đã làm được ở miền Nam Việt Nam, sử gia Trần Trọng Kim cũng từng có nhận định xác đáng: “Cách Nguyễn Vương khai khẩn đất Gia Định thật là khôn khéo, khiến cho đất Nam Việt trước là một chỗ đất bỏ hoang, không có người ở, mà sau thành ra một nơi rất đông người và rất trù phú trong nước Nam ta. Ấy cũng là một cái công lớn của ông Nguyễn Phúc Ánh vậy”.

Với tinh thần cởi mở hơn như vậy, một số nhà nghiên cứu sử/ suy nghiệm lịch sử gần đây trong chiều hướng tiến bộ hơn cũng đã tìm lý lẽ biện hộ cho Gia Long (trong việc cầu viện nước ngoài, “cõng rắn cắn gà nhà”, qua việc cầu cứu Xiêm, cầu viện Pháp để diệt Tây Sơn),, như ý kiến rất đáng tham khảo sau đây của Tiến sĩ Sử học Nguyễn Quang Trung Tiến: “Từ Nguyễn Ánh đến Gia Long – hai tên gọi của một con người – nhãn quan chính trị của ông đối với người Pháp có sự thay đổi rõ rệt. Trong hoàn cảnh mới của lịch sử, ở con người Gia Long chỉ có thái độ hòa dịu với người Pháp do phải biểu hiện sự hàm ơn một cách miễn cưỡng, chứ hoàn toàn không có sự thỏa hiệp và bán rẻ quyền lợi quốc gia cho ngoại bang. Gia Long còn là người hết sức cảnh giác trước mưu đồ thâm nhập Việt Nam của tư bản Pháp và Tây Âu là người quyết tâm bảo vệ vẹn toàn lợi ích quốc gia – dân tộc trước sức ép của chủ nghĩa tư bản Pháp mà các chính sách của Minh Mạng là bằng chứng biện minh hết sức thuyết phục” (“Triều Nguyễn – cảm nhận đa chiều”, báo Đà Nẵng, dẫn lại theo mục từ “Gia Long” trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

Thật ra, không nên đặt vấn đề quan điểm giai cấp khi đánh giá về Gia Long hay về triều Nguyễn, vì trong khuôn khổ của chế độ phong kiến, dù Nguyễn Ánh quý tộc hay anh em Tây Sơn nông dân áo vải thì ông nào cũng ham muốn tiêu diệt đối thủ để lên ngôi hoàng đế thống trị thiên hạ như nhau. Nếu bảo lực lượng hậu thuẫn của Tây Sơn Nguyễn Huệ là nông dân chính nghĩa thì chả lẽ lực lượng hậu thuẫn của phe Nguyễn Ánh lại là thành phần giai cấp khác phi nghĩa, vì Việt Nam lúc đó chưa có giai cấp công nhân, hay tầng lớp tiểu chủ công thương nghiệp. Do vậy, chúng tôi rất chia sẻ với ý kiến của cố GS Trần Quốc Vượng khi ông trưng dẫn cùng lúc 2 câu ca dao nói lên lòng dân lúc đó, với một bên dân ủng hộ Nguyễn Huệ (Lạy trời cho cả gió lên/ Cho cờ vua Bình Định phất trên kinh thành), còn bên kia cũng là dân nhưng lại ủng hộ Nguyễn Ánh (Lạy trời cho cả gió Nồm/ Cho thuyền chúa Nguyễn thắng buồm thẳng ra), rồi ông khuyến cáo rằng “Đừng nên chỉ suy diễn lòng dân (thế kỷ XVIII-XIX) theo chủ quan ‘bác học’ (thế kỷ XX), mà nhà làm sử rất nên tham khảo Folklore, nhất là Folklore cổ-cận-dân gian” (Xưa & Nay, số 450, tr. 16).
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Câu ca dao:

"Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu đời đắng cay"


Ở các trang trước, cụ Đốc-tờ đã có lần tham vấn ý kiến của hậu duệ nhà Nguyễn, cụ có thể cung cấp thêm thông tin về góc nhìn của ông ấy về vụ này không ạ ?


Đó chỉ là giai-thoại thôi cụ à, em không hỏi thầy về chuyện này, tuy nhiên thầy có trao đổi thế này

- Căn cứ chính-sử nhà Nguyễn là Đại Nam Thực lục và Nguyễn Phúc Tộc thế phả không hề chép, vả thầy cũng bảo có nhiều đoạn nhạy- cảm thì không dám chép thẳng mà cứ nói vòng vo.

- Nếu muốn tìm hiểu chính-xác, nên căn cứ vào các tài liệu Pháp ( vì họ nghi ngày tháng Dương lịch, dễ tra hơn).


Chuyện này cá-nhân em cho là không có, hoặc các tài-liệu em đọc đến giờ chưa nói đến. Nếu có, em sẽ trả lời cụ.
 

son198099

Xe buýt
Biển số
OF-122922
Ngày cấp bằng
3/12/11
Số km
691
Động cơ
387,311 Mã lực
Các cô gái Thái đẹp thật, hồi xưa mà nhìn ngon quá trời đất luôn. Người Kinh gốc không xinh lắm, chắc sau này lai búa xua xà lùa lại rồi mới ra các hot girls hiện nay. Rồi Trời Đất cũng sẽ trả lại công bằng cho các vua chúa nhà Nguyễn Ánh, sớm thì tụi nhỏ sẽ thích học sử ta, trễ thì coi như tụi nó xui như cha mẹ tụi nó vậy. Cái ông làm nước VN dài nhất rộng nhất thì bị hắt hủi chả có tên ngay cả con hẻm, còn cái ông ký bay mất mấy cái cục đá chim ỉa ngoài bể thì được đặt tên con đường hoành tá tràng ở hcm, chịu thật!
 

bpq

Xe buýt
Biển số
OF-316494
Ngày cấp bằng
19/4/14
Số km
665
Động cơ
291,493 Mã lực
Các cô gái Thái đẹp thật, hồi xưa mà nhìn ngon quá trời đất luôn. Người Kinh gốc không xinh lắm, chắc sau này lai búa xua xà lùa lại rồi mới ra các hot girls hiện nay. Rồi Trời Đất cũng sẽ trả lại công bằng cho các vua chúa nhà Nguyễn Ánh, sớm thì tụi nhỏ sẽ thích học sử ta, trễ thì coi như tụi nó xui như cha mẹ tụi nó vậy. Cái ông làm nước VN dài nhất rộng nhất thì bị hắt hủi chả có tên ngay cả con hẻm, còn cái ông ký bay mất mấy cái cục đá chim ỉa ngoài bể thì được đặt tên con đường hoành tá tràng ở hcm, chịu thật!
Ngày 28 tháng 11 năm 1783, Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc), trong chuyến đem hoàng tử Cảnh và vương ấn của Chúa Nguyễn Ánh về Pháp, tự đứng ra đại diện cho Nguyễn Ánh để ký với Bá tước De Mantmarin, đại diện cho vua Louis XVI của Pháp, Hiệp ước Versailles. Đó là văn kiện đầu tiên của nhà Nguyễn nhượng cho Pháp chủ quyền cửa biển Đà Nẵng và quần đảo Côn Lôn. Để đổi lại Pháp giúp Nguyễn Ánh 4 tàu chiến, 1200 lính, 200 pháo thủ, 250 người lính Phi để chống lại nhà Tây Sơn.


Ngày 14 tháng 10 năm 1950, chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho chính phủ Bảo Đại quyền quản lý các quần đảo Hoàng Sa. Thủ hiến Trung Phần là Phan Văn Giáo đã chủ toạ việc chuyển giao quyền hành ở quần đảo Hoàng Sa.

Sau năm 1950, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không còn quân nước ngoài chiếm đóng ngoài lực lượng trú phòng Việt Nam của Chính quyền Bảo Đại.

Năm 1956 TQ chiếm Phú Lâm , Linh Côn...

Năm 1956 , ĐL chiếm Ba Bình

1970-1972 , Philippines chiếm các đảo Vĩnh Viễn , Song Tử Đông , Loại Ta , Bình Nguyên , Thị Tứ , Đảo Lạt , Bến Dừa .....
 
Chỉnh sửa cuối:

ngotatto

Xe lăn
Biển số
OF-4140
Ngày cấp bằng
4/4/07
Số km
11,988
Động cơ
668,675 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Hà Nội
Website
gomsuminhlong.vn
Nhiều cụ không hiểu lịch sử, toàn phán xét linh tinh. Sự tiếp xúc của Nguyễn Ánh với phương Tây không hơn gì các chúa Nguyễn thời trước đâu (các chúa Nguyễn từng sử dụng người Bồ Đào Nha đúc súng, người châu Âu làm việc trong triều đình Phú Xuân), từ năm 1792 chỉ còn 4 sĩ quan người Pháp giúp vua Gia Long, lính đánh thuê người Âu đã rời khỏi Việt Nam. Bởi vậy trách vua Gia Long tiếp xúc với phương Tây nhiều mà không chịu canh tân đất nước là không hiểu rõ lịch sử. Nên trách cái nền văn hóa nho giáo trọng nông ức thương í, bắt đầu từ thời vua Lê Thánh Tông cấm người Việt Nam ra nước ngoài buôn bán, các vua sau chỉ lấy vua Lê Thánh Tông làm hình mẫu để noi gương mà thôi.
Cả Đông A nó theo nho giáo cụ ạ. Hơn nữa Nguyễn Ánh là người tiếp xúc nhiều với phương tây nhưng ko chịu đổi mới bởi ông ta sợ mất địa vị gia tộc, ngay như con trai theo tây học cũng ko đc kế ngôi.
 

fordeverest2012

Xe tăng
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
1,899
Động cơ
387,370 Mã lực
Cả Đông A nó theo nho giáo cụ ạ. Hơn nữa Nguyễn Ánh là người tiếp xúc nhiều với phương tây nhưng ko chịu đổi mới bởi ông ta sợ mất địa vị gia tộc, ngay như con trai theo tây học cũng ko đc kế ngôi.
Em xin cụ. Cụ hãy tìm hiểu kỹ đi rồi hãy phát biểu. Mà hình như cụ cũng chưa đọc hết thớt này từ đầu thì phải.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,834
Động cơ
582,403 Mã lực
Cả Đông A nó theo nho giáo cụ ạ. Hơn nữa Nguyễn Ánh là người tiếp xúc nhiều với phương tây nhưng ko chịu đổi mới bởi ông ta sợ mất địa vị gia tộc, ngay như con trai theo tây học cũng ko đc kế ngôi.
Hoảng tử Cảnh chết năm 18 hay 21 tuổi gì đó khi mà chúa Nguyễn Ánh vẫn chưa đánh xong nhà Tây Sơn mà cụ. Sau này truyền ngôi cho hoàng tử Đảm là con thứ 4, vua Minh Mệnh sau này.
 

fordeverest2012

Xe tăng
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
1,899
Động cơ
387,370 Mã lực
Hoảng tử Cảnh chết năm 18 hay 21 tuổi gì đó khi mà chúa Nguyễn Ánh vẫn chưa đánh xong nhà Tây Sơn mà cụ. Sau này truyền ngôi cho hoàng tử Đảm là con thứ 4, vua Minh Mệnh sau này.
Đúng ra có nhiều quan muốn vua Gia Long lập con trưởng của HT Cảnh làm Thái Tử (cháu nội đích tôn của vua) nhưng vì Hoàng tôn Đán còn nhỏ tuổi nên Gia Long không đồng ý mà lập con thứ của mình là HT Đảm (vua Minh Mạng) là người kế vị.
 
Chỉnh sửa cuối:

ngotatto

Xe lăn
Biển số
OF-4140
Ngày cấp bằng
4/4/07
Số km
11,988
Động cơ
668,675 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Hà Nội
Website
gomsuminhlong.vn

T90i

Xe buýt
Biển số
OF-50667
Ngày cấp bằng
11/11/09
Số km
869
Động cơ
464,480 Mã lực
Cả Đông A nó theo nho giáo cụ ạ. Hơn nữa Nguyễn Ánh là người tiếp xúc nhiều với phương tây nhưng ko chịu đổi mới bởi ông ta sợ mất địa vị gia tộc, ngay như con trai theo tây học cũng ko đc kế ngôi.
Em ạ cụ, cụ có biết là chúa Vũ Vương từng có 3 cố vấn người châu Âu, trong đó có một bác sĩ người Séc, phục vụ trong triều đình Phú Xuân chưa? Cụ Vũ Vương này lấy được toàn bộ các đất miền Tây Nam bộ bây giờ đấy. Cái sự tiếp xúc của Nguyễn Ánh với châu Âu không hơn gì các cụ tổ của ông, mặc dù Nguyễn Ánh có học được kỹ thuật xây thành, đóng tàu của phương Tây nhưng không đón nhận được tư tưởng khai sáng của Âu châu một tẹo nào đâu.

Hoàng tử Cảnh mặc dù theo đạo Thiên Chúa, không chịu quỳ lạy trước bàn thờ tổ tiên nhưng vẫn được Nguyễn Ánh chọn làm thái tử, hoàng tử Cảnh giỏi, ông am hiểu tiếng Pháp, tinh thông nho học, 18 tuổi cầm quân đi đánh nhau với Tây Sơn, tự viết sách bằng chữ Hán dâng lên vua cha. Chỉ tiếc rằng cụ Cảnh năm 21 tuổi đã mất vì bệnh đậu mùa, trước khi vua Gia Long đánh bại nhà Tây Sơn. Chính vì vậy mà cụ Minh Mạng mới được truyền ngôi sau này.

Cho đến tận bây giờ, thế kỷ 21, bảo Việt Nam đổi mới thoát Trung đi theo văn minh phương Tây còn khó, trách gì cụ Nguyễn Ánh cách đây 200 năm, lúc đấy Nhật Bản, Trung Quốc cũng đang chìm trong u tối.
 

ngotatto

Xe lăn
Biển số
OF-4140
Ngày cấp bằng
4/4/07
Số km
11,988
Động cơ
668,675 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Hà Nội
Website
gomsuminhlong.vn
Em ạ cụ, cụ có biết là chúa Vũ Vương từng có 3 cố vấn người châu Âu, trong đó có một bác sĩ người Séc, phục vụ trong triều đình Phú Xuân chưa? Cụ Vũ Vương này lấy được toàn bộ các đất miền Tây Nam bộ bây giờ đấy. Cái sự tiếp xúc của Nguyễn Ánh với châu Âu không hơn gì các cụ tổ của ông, mặc dù Nguyễn Ánh có học được kỹ thuật xây thành, đóng tàu của phương Tây nhưng không đón nhận được tư tưởng khai sáng của Âu châu một tẹo nào đâu.

Hoàng tử Cảnh mặc dù theo đạo Thiên Chúa, không chịu quỳ lạy trước bàn thờ tổ tiên nhưng vẫn được Nguyễn Ánh chọn làm thái tử, hoàng tử Cảnh giỏi, ông am hiểu tiếng Pháp, tinh thông nho học, 18 tuổi cầm quân đi đánh nhau với Tây Sơn, tự viết sách bằng chữ Hán dâng lên vua cha. Chỉ tiếc rằng cụ Cảnh năm 21 tuổi đã mất vì bệnh đậu mùa, trước khi vua Gia Long đánh bại nhà Tây Sơn. Chính vì vậy mà cụ Minh Mạng mới được truyền ngôi sau này.

Cho đến tận bây giờ, thế kỷ 21, bảo Việt Nam đổi mới thoát Trung đi theo văn minh phương Tây còn khó, trách gì cụ Nguyễn Ánh cách đây 200 năm, lúc đấy Nhật Bản, Trung Quốc cũng đang chìm trong u tối.
Cụ ạ gì em, em chỉ nói riêng Nguyễn Ánh thôi chứ em có mở rộng ra cả triều Nguyễn đâu nhỉ.
Cụ nên nhớ TB phương tây nó đi khắp nơi buôn bán, đầu tiên đặt quan hệ ngoại giao để buôn bán kiếm lời. Nếu bế quan tỏa cảng thì nó mới oánh, oánh thua thì phải chịu theo nó còn phải chịu cả phí tổn chiến tranh cho nó nữa.
NA đã từng dựa vào Pháp, BDN để đánh nhà Tây Sơn... đến khi thống nhất được giang sơn thì lập tức bế quan tỏa cảng ko thông thương với nước ngoài nữa, vậy là nghĩa gì.
 

T90i

Xe buýt
Biển số
OF-50667
Ngày cấp bằng
11/11/09
Số km
869
Động cơ
464,480 Mã lực
Cụ ạ gì em, em chỉ nói riêng Nguyễn Ánh thôi chứ em có mở rộng ra cả triều Nguyễn đâu nhỉ.
Cụ nên nhớ TB phương tây nó đi khắp nơi buôn bán, đầu tiên đặt quan hệ ngoại giao để buôn bán kiếm lời. Nếu bế quan tỏa cảng thì nó mới oánh, oánh thua thì phải chịu theo nó còn phải chịu cả phí tổn chiến tranh cho nó nữa.
NA đã từng dựa vào Pháp, BDN để đánh nhà Tây Sơn... đến khi thống nhất được giang sơn thì lập tức bế quan tỏa cảng ko thông thương với nước ngoài nữa, vậy là nghĩa gì.
Ai bảo cụ là vua Gia Long bế quan tỏa cảng, cụ vẫn đọc sách giáo khoa cấp 3 để lấy kiến thức đem ra tranh luận trong topic này à?

Cụ có biết bắt đầu từ thời vua Gia Long, các đoàn thuyền lớn của Việt Nam mới đi ra nước ngoài để trao đổi buôn bán, từ thời trước là bị cấm không? Phái đoàn đi sứ Bắc Kinh của vua Gia Long cũng đi tàu biển tự đóng, không đi đường bộ như trước nữa.

Trước đây thương nhân Việt Nam bị cấm ra nước ngoài buôn bán, chỉ đến thời nhà Nguyễn, triều đình chủ động cho các thương thuyền đi ra nước ngoài trao đổi hàng hóa, thế là một bước tiến bộ rồi còn gì.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top