[Funland] Ảnh xưa nhất về VIỆT NAM ( TỪ 1858 đến trước 1910)

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Năm 1337
Nhân việc oánh dẹp thổ tù Xa Phần, nhà Trần đổi -tên Ngưu Hống thành Mường -Lễ và trao quyền cho một thổ tù họ Đèo (thuộc sắc tộc Thái Đen), đồng thời cho -phép con cháu họ Đèo được thế tập tước vị ( cha truyền con nối) . Như vậy, bắt đầu từ thời điểm này tước “phìa tạo” (p’tao) có ý nghĩa như bậc tiên -chủ của vùng Tây Bắc và gia tộc Đèo trở thành thế- lực lớn nhất tại đây.


Vào năm 1405, vua Hồ Hán Thương phái binh đánh chiếm 7 trại của chúa Đèo Cát Hãn (thuộc sắc tộc Thái Trắng), giết con rể và bắt con gái của ông làm con tin.

Đèo Cát Hãn dâng sớ hạch tội triều Hồ bạo ngược lên nhà Minh và đem 4 ngàn binh sĩ theo quân Minh oánh Đại Việt.

Triều Minh đem biến cố của chúa Đèo làm một trong các nguyên cớ đánh Đại Việt.

Sau khi nhà Hồ bị diệt, Đèo Cát Hãn xin nội thuộc TQ

Đến năm 1427, Lê Lợi oánh tan quân Minh và khôi phục Đại Việt, cũng không thể cứ oánh mãi, bèn bảo họ Đèo hàng thì ban cho chức tước, vẫn có quyền, Đèo Cát Hãn đành quy thuận.

Nhưng đến năm 1431, Đèo Cát Hãn lại làm phản ; ban đầu Lê Thái Tổ ( Lê Lợi) phái hoàng- tử Lê Tư Tề và quan tư -khấu Lê Sát điều binh tiến oánh, sau đó nhà vua cũng thân chinh cầm quân ; quân nhà Lê theo hai đường thủy – bộ ngược sông Đà mà tiến.

Quan lại triều Minh tại Vân Nam thậm chí xin hoàng đế Minh phát binh ứng cứu họ Đèo, nhưng triều Minh vẫn còn run vụ bị oánh tơi bời, nên bác đi.

Cát Hãn và 3 vạn quân bị oánh tơi tả, bị vua Lê bắt sống. Giải về kinh.

Tuy nhiên, nhà Lê lại phong cho con trai Đèo Mạnh Vượng của Cát Hãn thay cha mình. Nhà Lê vẫn coi Tây -bắc là vùng cơ-mi ( cơ -mi nghĩa Hán là ràng buộc lỏng lẻo)
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,699
Động cơ
422,620 Mã lực
Hay,em cũng yêu vùng này.Dân Tày,Thái ở Vn có thể nói chuyện với bên Thái lan đc đấy cụ đốc.
 

luklak

Xe điện
Biển số
OF-65502
Ngày cấp bằng
4/6/10
Số km
2,481
Động cơ
459,699 Mã lực
Pháo- binh nhà Nguyễn cũng không hẳn là lạc- hậu lắm, vì thời vua Gia Long, có thuê lính Tây, mua vũ khí Tây và thuê cả sỹ quan Pháp kiến -thiết, xây thành- lũy ( kiểu châu Âu) cũng như huấn- luyện quân- đội.

Bỗng nhiên sang thời Minh Mạng, ông cho lại quay về với " Binh Thư Yếu Lược", quay sang mô -hình thiên-triều nhà Thanh lạc hậu. Ông cũng không trọng- dụng hay mặn -mà với kiến thức quân -sự cũng như các sỹ-quan Pháp đang huấn- luyện quân- đội nữa, họ bỏ về hết.

Từ thời Gia Long đến thời Tự Đức, ước tính ( theo con số Pháp) quân ta có khoảng 2000 khẩu thần- công, chia làm 3 loại đại khái là nhỏ, trung và đại và một số khẩu đặc -biệt ( như ở kinh thành Huế).

Súng của ta bắn đạn gang- tròn, về cách bắn thì trước hết phải luồn dây ngòi qua lỗ châm ngòi vào trong khối hậu, rồi dộng thuốc súng thật chặt vào khối -hậu, kế đến cho đạn gang tròn vào nòng. Sau đó đánh- lửa châm- ngòi. Ngòi cháy dẫn lửa vào khối- hậu đốt thuốc -nhồi. Thuốc nhồi cháy phát sinh năng- lượng tống viên đạn ra khỏi nòng súng. Đại bác của ta nòng- trơn nên bắn thường không chính xác.

Việc bắn súng phức tạp như vậy nên cần có một cơ -đội phục- vụ khẩu súng. Đó là những người kéo- súng, mang thuốc, mang đạn, đánh l-ửa, nhồi- thuốc, châm ngòi, chỉ- huy.

Việc tập- luyện cũng kém, nhất là vào thời vua Tự Đức.


Đại bác Pháp lúc ấy đã có đạn trái phá, do Pháp phát minh ra năm 1812, nòng có khương-tuyến (rãnh) cho phép đạn bắn ra được xa hơn, chính- xác hơn, khống chế được khoảng cách, có khóa nòng sử dụng loại đạn có cát -tút và đầu- đạn được kích nổ bằng kim -hỏa khi chạm mục -tiêu.
Người bắn súng lúc này không phải nhồi thuốc đạn nữa mà chỉ cần có nhiều quả -đạn và cứ thế lắp vào theo đường răng ốc rồi canh tọa độ bắn.

Đạn là loại nổ 2 lần, hiệu quả sát -thương và hiệu quả công- phá lớn, có khả -năng phá được những cứ điểm phòng- thủ, hoặc tạo hỏa -lực cho bộ binh- xung trận.
Không phải "bỗng nhiên" đâu ạ, cũng do vận số nước mình đen, Nguyễn Ánh là bậc thiên tài, có những cải cách theo hướng hiện đại hóa công nghiệp hóa khi ông bắt đầu lên ngôi, ngoại giao mềm dẻo, dùng người tây phương làm quan chiên gia , cử con trưởng là thái tử Anh Duệ hay còn gọi là thái tử Cảnh đi Tây học từ năm 3 tuổi, tiếc rằng thái tử Cảnh bị chết sớm (21t) nên Minh Mạng (hoàng tử Đảm) mới có cửa lên ngôi , và bi kịch của VN là hoàng tử Đảm lại học thầy Tàu nên mọi vấn đề đều ....giống tàu ( bài Tây, không cập nhật phát triển KHKT, ngoại giao cứng nhắc). Nếu thái tử Anh Duệ kg chết sớm, rất có thể VN đã thành 1 nước Nhật thứ 2, tiếc quá tiếc quá.


Thái tử Anh Duệ (thái tử Cảnh) lúc 7 tuổi ở bên Tây.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Từ năm 1466, vùng Tây Bắc có tên gọi mới là Hưng Hóa, được coi như một đơn vị hành- chính ngang hàng với các khu -vực khác của đế -quốc Đại -Việt.

Xứ Hưng Hóa dần trở nên bình- ổn và bước vào giai đoạn thăng hoa về bản- sắc. Trên danh -nghĩa, các chúa Đèo giữ vai trò thống -lĩnh miền Hưng Hóa, nhưng địa- vị của các chúa mường khác vẫn được tôn- trọng, mỗi vọng tộc cai trị một vùng Tây Bắc như sau:


1. họ Đèo cai quản các châu Lai ( Lai Châu bây giờ) , Chiêu Tấn, Tuy Phụ, Hoàng Nham ( đều thuộc vùng Lào Cai, Lai Châu bây giờ)


2. họ Cầm cai quản các châu Phù Hoa ( Phù Yên, BẮc Yên bây giờ) , Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo, Luân, Ninh Biên ( thuộc Nghĩa Lộ bây giờ)

3. họ Xa cai quản châu Mộc ( Mộc Châu, Yên Châu bây giờ)

4. họ Hà ( lên SƠn La một số đổi là họ Cà, hoặc Kà) cai quản châu Mai ( Mai Châu, Hòa Bình)

5. dòng họ Bạc ở châu Thuận ( Thuận Châu, 1 phần Quỳnh Nhai bây giờ)


6. họ Hoàng ( hoặc Quàng) cai quản châu Việt ( vùng Mường La, 1 phần Yên Bái bây giờ)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hay,em cũng yêu vùng này.Dân Tày,Thái ở Vn có thể nói chuyện với bên Thái lan đc đấy cụ đốc.
Nói với dân Lào, thì ổn ơn ( tầm 60%), người Thái ở Yên -châu thì có vùng nói giống khu Chiềng Mai ( Thái Lan)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Mỗi lãnh chúa có biểu hiệu (hiệu kỳ, ấn triện, linh vật) và lực- lượng vũ- trang riêng. Cũng trong nhiều thế kỷ, vùng đất Hưng Hóa trở nên phồn -thịnh nhờ các hoạt động kinh- doanh thuốc- phiện và khai -khoáng, ngoài ra có rất ít bằng- chứng cho thấy khu vực này xảy ra chiến- sự. Có lẽ lúc này ngừoi H'Mong ( Mèo) chưa tràn sang ta.

Khi nhà Thanh chiếm TQ, dân Hán, một số không chịu,tràn sang Vn.

Vào năm 1640, một người Hoa gốc Quảng -Tây tên là Lò Kim Cương – còn gọi là Cầm Công – kết hôn với con gái chúa Đèo, sau đó được kế t-hừa tước- vị này. Nên từ đó về sau, mỗi thành- viên gia- tộc Đèo thường có thêm họ Cầm trong tục danh.


Vào năm 1751.

Lãnh -tụ nông dân khởi -nghĩa Hoàng Công Chất bị chúa Trịnh Doanh oánh dạt lên động Mãnh Thiên ( giờ là Mường Thanh, Điện Biên) .

Tại đây, Hoàng Công Chất xây thành Bản Phủ làm căn- cứ, quan hệ ngoại -giao tốt với các chúa mường và chiếm được cảm -tình của dân bản -xứ.

Thanh danh của Hoàng Công Chất lan truyền trong dân gian Thái như một thánh -quân.

Phải đến năm 1769, sau khi Hoàng Công Chất mất thì triều đình Lê – Trịnh mới diệt được thế lực họ Hoàng, cuộc -chiến này được xem là chiến- công của chúa Trịnh Sâm.

Cuối thế kỷ XVIII, triều đại Chakri ( Chất Tri) của Xiêm ( Thái Lan ) thôn tính được các tiểu- quốc Lào, khu vực Hưng Hóa trở thành nơi ganh- đua quyền -lực giữa Xiêm và Đại Việt.

Năm 1841, triều Nguyễn nhập ba xứ Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu thành phủ Điện Biên ; mặc dù -địa vị của các chúa Đèo vẫn được giữ nguyên, song triều đình Đại Nam phái tướng sĩ lên Tây Bắc đồn trú, cử quan lại người Kinh lên cai trị, đồng thời khuyến khích người Kinh di cư tới địa bàn của sắc tộc Thái.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Năm 1890.

Pháp cử một viên -chức ngoại- giao là Auguste Jean-Marie Pavie đi thám hiểm Điện Biên.

Auguste Jean-Marie Pavie vẽ bản- đồ, ghi chép lại phong -tục tập- quán vùng đất này và đề nghị chính phủ Pháp công nhận địa vị thống lĩnh của chúa Đèo Văn Trị.

Phủ Điện Biên được cải sang ngôn ngữ địa phương thành Sipsong Chautai ( Síp -xoòng Chau Tay) (Pays Taï / Mười hai xứ Thái), hưởng quy chế khu tự trị sắc tộc thiểu số trong Liên bang Đông Dương (Union Indochinoise), thủ phủ đặt tại Mường So ( Phong Thổ, Lai Châu, vốn là mường có uy thế lớn nhất).

Quyền lực của các chúa mường không bị hạn chế, nhưng các lĩnh vực ngoại giao – kinh tế – quân sự nằm trong tay chính phủ thuộc địa, tiếng Pháp thay thế tiếng Hán để trở thành ngôn ngữ giao tiếp giữa các sắc tộc tại Sipsong Chautai.


Năm 1947 Chiến tranh Đông Dương bắt đầu ác liệt.

Pháp nới rộng quyền tự trị cho các tiểu khu Đông Dương, chính quyền trung ương chỉ còn nắm giữ các lĩnh vực ngoại giao và quân sự.

Tại Sipsong Chautai, một thể chế chính- trị chặt chẽ hơn được thiết lập, gọi là Liên bang Thái (Fédération Taï), nó còn có tên gọi trong các văn thư quân sự là Khu Tự trị Tây Bắc (Zone autonome du Nord Ouest) hoặc Xứ Thượng Bắc Đông Dương (Pays Montagnard du Nord Indochinois).

Thủ phủ dời về thị xã Lai Châu (nay là thị xã Mường Lay / trong tiếng Thái, “Lai Châu” / “Xứ Lai” và “Mường Lay” là một). Từ lúc này, các văn kiện hành chính sử dụng hình thức song ngữ Pháp – Thái.


Vào năm 1948, Liên bang Thái lại được mở rộng thành Khu Tự trị Thái (Territoire autonome Taï) hoặc Siphoc Chautai (Mười sáu xứ Thái). Hệ thống hành chính được thiết kế theo mô hình tam quyền phân lập.


1. Lập pháp : Hội đồng đại biểu của các châu (thường là tri châu), nhiệm kỳ 4 năm.

2. Hành pháp : Chủ tịch hành pháp xứ Thái do hội đồng đại biểu các châu bầu lên với ít nhất 2/3 số phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Chủ tịch hành pháp có một cố vấn người Pháp giúp việc.

3 Tư pháp : Chiếu theo tục lệ cổ truyền.


xứ Thái được Pháp hỗ trợ để thiết lập lực -lượng vũ -trang riêng, trước là để bảo vệ miền đất này khỏi sự quấy rối của thổ phỉ Trung Quốc và sự xâm nhập của lực lượng vũ trang Việt Minh – sau là để cung cấp quân số cho quân lực Liên hiệp Pháp.

Quân lực xứ Thái bao gồm 4 đơn vị : Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2, Tiểu đoàn 3 và Tiểu đoàn Bảo an.


Năm 1950, chính thể Quốc gia Việt Nam được thành lập, trên danh nghĩa, Pháp trả độc lập cho Vn, chính quyền vua Bảo Đại tiếp quản, Khu Tự trị Thái trở thành một phần của Hoàng triều Cương thổ (皇朝疆土, Domaine de la Couronne).

Sau Hiệp định Genève, nhà Sản thực hiện những động thái nhằm hạn chế dần quyền tự -trị của các lãnh- địa sắc -tộc thiểu số, không riêng gì xứ Thái. Tất nhiên lúc đầu cũng vẫn lập khu tự-trị. Tuy nhiên, quyền lực của các chúa mường coi như hết.

Họ Đèo và nhiều lãnh chúa mường khác, người thì trốn sang Pháp, người thì trốn vào Nam, được chính phủ Ngô Đình Diệm đưa lên cao- nguyên Lâm Đồng tái định cư, có lẽ vậy mà từ bấy đến nay nhà thờ tổ của giao tộc Đèo được đặt tại Lâm Đồng.

Nhà Sản bổ nhiệm một cán bộ Việt Minh là Lò Văn Hặc (sắc tộc Thái Đen) chức Chủ tịch, dinh thự và các di sản của gia tộc Đèo bị đốt phá sạch. Lịch sử tự trị của vùng Tây Bắc kết thúc vào năm 1976.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các thiếu -nữ Thái đen, chụp tại Sơn La năm 1930 ( họ chưa buộc tóc trên đầu gọi là Tằng-cẩu, vì thế vẫn chưa có chồng)





Các quan Pháp lên thăm xứ Thái, ảnh này có lẽ chụp tại Thuận Châu, năm 1930








có lẽ đây là Tri châu Sơn La ( tỉnh trưởng) Bạc Cầm Quý đang nhận lễ vật


 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Người dân Thái đang cấy lúa, ảnh này có lẽ chụp tại Thuận Châu ( khu xã Thôm Mòn bây giờ)





Huyện Mai Sơn thời ấy, giờ không rõ ở đâu.




Có lẽ đây là đội múa xòe, ảnh chụp ở Lai Châu ( tiếng Pháp chú thích là các thiếu nữ Thái trắng)


 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các cô gái Thái








 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhà sàn của phìa -tạo ( quan người Thái, hoặc chúa mường) ( tiếng Thái: Hướn Luông)





Người dân đang làm ruộng ( không rõ ở đâu)











Đánh cá, có lẽ khu vực này thuộc huyện Thuận Châu



 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phong cảnh Lai châu năm 1927, đây có lẽ là thị xã Lai Châu mới bây giờ.







Hoa Ban ( loài hoa đặc-trưng của vùng Tây bắc) trên đèo Pha Đin ( Phạ : Trời, Đin: đất)





Đoàn thám hiểm của Auguste Pavie dừng chân tại một bản Thái Đen ở Lai Châu ,năm 1891



 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,699
Động cơ
422,620 Mã lực
Nói chung dân tộc Thái khá văn minh.Dư địa văn hóa trải dài từ Tây bắc vào đến Thanh hóa,Nghệ an.
Đợt ở Mai châu em trọ nhà chủ người Thái ở bản Lác,họ kể năm nào công chúa Thái lan cũng sang đây,ở cùng cả tháng,nói chuyện thoải mái,hiêủ năm bảy chục phần trăm.
 

fordeverest2012

Xe tăng
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
1,899
Động cơ
387,370 Mã lực
Các cô gái Thái nhìn mặt cũng xinh phết. Chỉ tiếc cái vòng 2 hơi to.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đèo văn Trị ( tên Thái: Cầm Um) ( 1849-1908), cai quản 12 xứ Thái, ông quê ở Mường Tè, Lai Châu







Từ năm 1869, bố ông Đèo Văn Sinh giành được quyền cai quản vùng Sipsong Chuthai (mười hai xứ Thái) do triều đình Huế phong.

Năm 1885, hưởng ướng phong trào Cần-vương, Đèo văn Trị lãnh đạo các sắc dân thiểu số nổi dậy chống Pháp, đặt căn cứ ở Bình Lư ( Lai Châu, giáp với đèo Ô Quỳ Hồ),liên kết với Nguyễn Văn Giáp và Ngô Quang Bích (còn gọi là Nguyễn Quang Bích) chống Pháp.


Đèo văn Trị oánh Pháp nhiều trận làm Pháp chết không ít, địa bàn của ông rộng, gồm Sapa, Lai Châu, Sơn La..

Ông còn oánh cả sang Luông-Pha-Băng của Lào để trả thù quân Xiêm, tháng 7 năm 1887, cùng 600 thuộc hạ, đốt phá phố xá, giết chết phó vương Souvanna Phouma, khiến viên ủy viên Xiêm cùng đạo quân Xiêm đồn trú chạy trốn.

Tháng 6 năm 1886, ông Tôn Thất Thuyết trên đường sang nhà Thanh cầu viện đã được Đèo văn Trị đùm bọc, che giấu khỏi quân Pháp. Ông Thuyết ở đây tới tận tháng 2 năm 1887.

Lúc lên nhà ông Trị, ông Thuyết có chừng vài chục người đi theo, nhưng ông không tin họ, nên nghi ai là ông chém liền. Được mấy tháng giết gần hết. Ông Trị và các gia nhân người Thái sợ lắm.

Đầu tháng 1 năm 1887, ông Thuyết nói ông muốn sang TQ cầu viện, ông Trị bảo nhà Thanh nó chả tử tế đâu, đừng đi.

Ông Thuyết nghi ngay, nghĩ bụng bảo thằng này chắc sẽ báo Pháp tóm mình bèn quyết định giết sạch cả nhà họ Đèo, may có người báo, cả nhà họ Đèo hết cách phải đầu thú quân Pháp.

Đèo Văn Trị đầu hàng vào khoảng tháng 10 năm 1887 và mở đường cho quân Pháp tiến vào vùng Mường Thanh.

Để bảo đảm cho sự hợp tác lâu dài của Đèo Văn Trị, người Pháp khôi phục quyền cai trị cha truyền con nối tại vùng đất Sipsong Chuthai bên bờ sông Đà cho ông, và còn nâng ông lên địa vị "Chúa Thái".

Sau khi mất năm 1908, Đèo Văn Trị được kế nghiệp bởi con cả là Đèo Văn Kháng, rồi sau này là Đèo Văn Long (sinh năm 1890).
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các cô gái Thái nhìn mặt cũng xinh phết. Chỉ tiếc cái vòng 2 hơi to.
Cụ đúng là ...

Các cô gái Thái từ nhỏ đã mặc áo Cóm, có thắt 1 cái dây như kiểu thắt lưng, gọi là cái Ếp, nó bó chặt hông làm cho hông eo và vòng 2 thường to.
 

fordeverest2012

Xe tăng
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
1,899
Động cơ
387,370 Mã lực
Cụ đúng là ...

Các cô gái Thái từ nhỏ đã mặc áo Cóm, có thắt 1 cái dây như kiểu thắt lưng, gọi là cái Ếp, nó bó chặt hông làm cho hông eo và vòng 2 thường to.
Cám ơn cụ đã giải trình. Em nào biết, em nào có hay :-" :))
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,231 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ông Đèo văn Trị và quân lính







Đèo Văn Trị (đứng thứ ba từ trái sang) và nhà thám hiểm Auguste Pavie (người râu rậm)



 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,699
Động cơ
422,620 Mã lực
Quốc lộ 6 từ Yên châu trở lên toàn người Thái rồi,còn một ít dưới Mai châu và Đà bắc Hòa bình.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top