Em cam đoan với cụ, em cũng có biết các sắc chỉ cấm Đạo của các chúa Trịnh, Nguyễn.
Dưới Nhà Tây Sơn, có 5 Sắc Chỉ cấm đạo:
Dưới Thái Đức Nguyễn Nhạc, ban hành 2 Sắc Chỉ Cấm Đạo năm 1779 và 1785.
Dưới Triều Cảnh Thịnh, trong tay Thái Sư Bùi Đắc Tuyên, ban hành 2 Sắc Chỉ Cấm Đạo cùng một năm 1795.
Dưới thời quyền thần Ngô Văn Sở ở miền Bắc, Cảnh Thịnh ban hành Sắc Chỉ năm 1799.
Đặc biệt, vua Quang Trung không ban hành một Sắc Chỉ nào.
Trong lá thư đề ngày 18-7-1793 của Linh mục Le Roy gởi cho Plandin, có câu Từ khi nhà Tây Sơn lên làm chủ. Tôn giáo được tiến bộ, (đăng trong Nouvelles des missions etrangères cuea M. de la Bissachère năm 1902)
Quan Thái Phó Trần Quang Diệu là người chống lại việc cấm đạo. Ông chống đối lại việc bắt bỏ tù và đày đoạ các Giáo Sĩ và giáo dân. Vợ chồng Thái Phó (Phu nhân là nữ tướng Bùi Thị Xuân) rất có cảm tình với các Giáo Sĩ Thừa Sai.
Đáng tiếc vua Quang Trung mất sớm quá ( 1792), con ông là vua Cảnh Thịnh bị Thái sư Bùi Đắc Tuyên lũng loạn triều chính, Tuyên vốn ghét dân Đạo nên ban hành 2 Sắc Chỉ Cấm Đạo cùng một năm 1795.
Đến lượt Ngô Văn Sở cũng xui vua Cảnh Thịnh ra Sắc-chỉ, dẫn đến cuộc tàn sát năm 1798 cực kỳ tàn bạo, với những màn tra tấn dã man như tẩm dầu vào các đầu ngón tay, hay đổ vào rốn, trước khi châm lửa, hoặc treo ngược đầu "tội nhân" xuống... Các cơ sở Công Giáo tại Bố Chính, Nghệ An, Thanh Hoá: nhà thờ, nhà xứ, tu viện, trường học, đều bị cướp phá, dân chúng chạy vào rừng trú ẩn lánh nạn.
Tất cả các tội ác này đều được các giáo sỹ ghi lại đầy đủ, nhưng dưới thời vua Cảnh Thịnh cụ ạ.