Kể hầu các cụ chuyện Pháp quy hoạch Hà Nội ra sao.
Ngày 11/5/1886, Tổng Trú sứ Trung-Bắc Kỳ Vial ký quyết định số 1 giao cho Khu Công chính Bắc Kỳ việc đo vẽ bản đồ Thành phố Hà Nội. Các kỹ sư của Khu Công chính có quyền thực hiện nhiệm vụ của mình ở bất cứ nơi nào trong Thành phố, kể cả trong khu vực đất thuộc quyền sở hữu tư nhân của người Âu cũng như người bản xứ.
Năm 1897 kiến trúc sư trưởng Hà Nội, kiến trúc sư Henri Vildieu bắt đầu quy hoạch lại Hà Nội theo phong cách quy hoạch đô thị phương Tây.
Pháp bắt đầy xây dựng khu vực hành- chính với hàng loạt trụ sở hành -chính của Đông Dương và Bắc Kỳ, nhà tù (Maison centrale), trung tâm khu phố Pháp (tương tự kiểu quy hoạch của nhiều thành phố Pháp thời đó).
Theo đó:
+ Chỉnh trang khu vực 36 phố phường của Hà Nội như phá bỏ các cổng ngăn giữa các phường trong phố, phá bỏ lều, quán trước nhà. Mở rộng, nắn thẳng và trải đá mặt đường, đồng thời tạo vỉa hè lát gạch cùng hệ thống cống rãnh thoát nước.
+ Chính phủ Pháp muốn dùng thuộc địa làm mảnh đất thực nghiệm cho những ý đồ quy hoạch đô thị mới. Thông qua đó, một mặt Pháp thể hiện tính hơn hẳn của mình ở nước thuộc địa, mặt khác, từ đó đúc rút kinh nghiệm áp dụng trong quy hoạch đô thị ở chính quốc. ( lạ thật?)
+ Kiến trúc Sư được toàn -quyền quyết định việc quy hoạch, đã định làm gì là làm cái đó, không có thay đổi. Đã vẽ trên bản đồ như thế nào thì phải được thực hiện như thế. Nếu quy hoạch ở chỗ đó xây công trình gì, hay trồng cây thì phải làm đúng như thế. Toàn quyền hay quan chức, quân đội chỉ có thể đưa ra tham vấn, còn quyền quyết định cuối thuộc về KTS trưởng.
+ Nguyên tắc thiết kế phố theo ô bàn-cờ vuông vức, có đường thông các tuyến phố.
+ Không mở rộng quá nhiều, xác định luôn đây là trung tâm hành- chính, văn-hóa chứ không phải công nghiệp (ngày 6/10/1889 Hội đồng Thành phố, Đốc lý Hà Nội đã cho rằng “ranh giới hiện tại của Thành phố không được rõ ràng, khó nhận biết, khó xác định về đất đai và đã bỏ ra ngoài Thành phố một vài vùng buôn bán và công nghiệp”. Và ranh giới thành phố đã được phân định lại: Phía đông của Thành phố được xác định giáp với dòng chảy của sông Hồng; phía Bắc, phía Tây và phía Nam được xác định bởi một đường thẳng chạy từ cột mốc số 1 đến số 15. )