[Funland] Ảnh xưa nhất về VIỆT NAM ( TỪ 1858 đến trước 1910)

Vulq71

OFer Tích cực
Biển số
OF-160636
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
8,528
Động cơ
436,681 Mã lực
Ví dụ thế này để các cụ dễ hiểu:

CHữ Hán: 乾隆, người TQ sẽ đọc là: Qiánlóng ( chiến -lủng) nghe chả ra làm sao nên các cụ mình gọi theo Hán -Việt là: Càn Long ( hoặc Kiền Long)

- 北京 đọc theo đúng tiếng Quan-thoại là: pẩy -chinh, các cụ ta phiên âm Hán-Việt cho dễ đọc là Bắc Kinh, nghe có lẽ hay và hợp với dân ta hơn.


Tất nhiên việc phiên âm này cũng nhiều khi không chính xác, nhưng chả sao.

Vì vậy tiếng ta vay mượn nhiều tiếng Hán vì thế, xem phim TQ, nhiều câu nói các cụ cũng thấy nó quen quen, ví dụ : cu -nẻng ( cô nuơng), sả -rấn ( sát nhân) hehehehehe
Em xin phép cụ tham gia tý, âm Hán Việt mình đa phần là chịu ảnh hưởng của âm điệu tiếng Quảng Đông chứ không phải tiếng phổ thông cụ ạ.
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,258
Động cơ
519,647 Mã lực
Vậy là trong suốt thời kỳ phong-kiến cho đến khi Pháp chiếm nước ta, chữ Hán là chữ chính thức được sử dụng cho mọi công việc hành -chính, thi -cử...của các triều đại.

Cho đến trước 1954 ở miền Bắc và trước 1975 ở miền Nam, chữ Hán vẫn còn được sử dụng tuơng đối phổ biến. Dù gì đi nữa, nó vẫn là chữ viết của cha ông, học chữ Hán có nhiều cái hay, nhất là qua nét chữ có thể đoán tính cách con người ( nét chữ nét người là thế).

Cho đến giờ không hiểu sao chữ Hán không được nhiều người học, cá nhân em thấy điều này có nhiều thiệt thòi, vì bao nhiêu sách quý của cha ông, nay rất ít người đọc được. Muốn đọc phải có người dịch, vào đền chùa, nhiều khi chả biết các cụ ngày xưa viết gì?
Thế mới có chuyện đi lễ ở chùa có bà khấn Đông Tây Nam Bắc xong quay ra vái lia lịa "Con Nam Mô Ông Thập Phương Công Đức...".
 

fordeverest2012

Xe tăng
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
1,899
Động cơ
387,370 Mã lực
Em xin phép cụ tham gia tý, âm Hán Việt mình đa phần là chịu ảnh hưởng của âm điệu tiếng Quảng Đông chứ không phải tiếng phổ thông cụ ạ.
Em cũng thỉnh thoảng xem phim TQ. Đa số sử dụng tiếng PT ví dụ như phim Tây Du Ký. Có rất nhiều câu đối thoại mà ta có thể lờ mờ hiểu được : (Không biết em nghe có đúng không :D) Tai Thanh (đại Thánh), Thai cung (Thái công), si phu (Sư phụ) v.v.... :))
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nguyên tắc chữ Nôm phức tạp, đại khái nói như thế này để các cụ hiểu:

1 . Các cụ ta dùng luôn chữ Hán nếu chữ này có âm và nghĩa gần tiếng Việt ( hoặc ai cũng hiểu)

ví dụ: Sơn 山: núi, 水 Thủy ( nước)

2. Các cụ chỉ mượn âm chữ Hán, không mượn nghĩa


ví dụ: 昌: âm Hán Việt là : Xuơng, nghĩa là hưng thịnh, các cụ ta bèn lấy chữ này làm chữ Nôm với nghĩ là: xuơng ( thịt) ..bố người TQ đọc cũng chả hiểu.


3. Tạo chữ ghép ( đây là cách cơ bản nhất)

cái này cực-kỳ phức tạp, ví dụ để viết từ: gạch ( đóng gạch, gạch ngói) bằng chữ Nôm, các cụ dùng chữ "thạch" 石 và chữ "ngạch" 額.

"Thạch" 石 có nghĩa là "đá" được dùng làm nghĩa phù, ý là gạch thì được làm bằng đất đá. "Ngạch" 額 dùng làm thanh phù.


Vậy là chữ Nôm ra đời, các tác phẩm viết bằng chữ Nôm cũng nhiều, hay nhất là Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, nếu cụ viết bằng chữ Hán, thì tên tuổi cụ chắc không lưu danh đến ngày nay nhiều như vậy, và Truyện Kiều cũng có nhiều người thuộc vậy.
 

toanbui

Xe tăng
Biển số
OF-307864
Ngày cấp bằng
15/2/14
Số km
1,052
Động cơ
310,606 Mã lực
Cụ Đốc chắc làm ở viện sử học, e xin cụ bộ ảnh vào mail đc ko. Đa tạ cụ.
 

Vulq71

OFer Tích cực
Biển số
OF-160636
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
8,528
Động cơ
436,681 Mã lực
Em cũng thỉnh thoảng xem phim TQ. Đa số sử dụng tiếng PT ví dụ như phim Tây Du Ký. Có rất nhiều câu đối thoại mà ta có thể lờ mờ hiểu được : (Không biết em nghe có đúng không :D) Tai Thanh (đại Thánh), Thai cung (Thái công), si phu (Sư phụ) v.v.... :))
Vâng cụ. Em là người tự học tiếng Quảng Đông em biết, ngôn ngữ mình chịu ảnh hưởng của Tàu vô cùng nhiều. Tinh ý suy luận ra học nhanh lắm ạ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chữ Nôm tuy viết được từng âm tiếng Việt ta, nhưng mà khó lắm các cụ ạ.

Viết chữ Hán đã khó, viết chữ Nôm còn khó hơn vì nó nhiều nét hơn chữ Hán, tiếng ta lại nhiều từ đồng âm khác nghĩa, lại có thanh điệu, vì thế muốn hiểu đúng chữ Nôm, có khi các cụ phải thêm vài cái " nháy" vào chữ không lại hiểu lầm ( nên mới có câu thành ngữ : Nôm na là cha mánh -qué)


Mà muốn viết được chữ Nôm, lại còn phải học giỏi chữ Hán đã, vì phức tạp như vậy, nên chữ Nôm không phổ biến.

Duy nhất dưới triều đại vua Quang Trung, vì muốn tự cường dân tộc, vua có yêu cầu sử dụng chữ Nôm trong các văn bản hành chính đơn giản.
 

crv2.4

Xe tải
Biển số
OF-323563
Ngày cấp bằng
14/6/14
Số km
460
Động cơ
291,272 Mã lực
những bức anh rất đẹp, cảm ơn chủ thớt
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ Đốc chắc làm ở viện sử học, e xin cụ bộ ảnh vào mail đc ko. Đa tạ cụ.
Cụ cứ gửi mail cho em, khi nào gần xong thớt em sẽ tặng cụ ảnh ạ.

Em chỉ là lang băm học hết lớp 4 thôi cụ ơi...$-)
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,774
Động cơ
422,631 Mã lực
Em xin phép cụ tham gia tý, âm Hán Việt mình đa phần là chịu ảnh hưởng của âm điệu tiếng Quảng Đông chứ không phải tiếng phổ thông cụ ạ.
Nói chung,quá trình Hán hóa kéo dài hàng ngàn năm nay ko chỉ người Việt mà cả các dân tộc thiểu số ở TQ cũng bị ảnh hưởng.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nói chung,quá trình Hán hóa kéo dài hàng ngàn năm nay ko chỉ người Việt mà cả các dân tộc thiểu số ở TQ cũng bị ảnh hưởng.
Cụ nói đúng, tuy nhiên không phải cái gì Hán hóa cũng xấu, Nhật-Bản vẫn dùng chữ Hán và bắt buộc học chữ Hán, nhưng họ có sự chọn lọc, định hướng rất tốt đấy chứ ạ?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Còn chữ Quốc-ngữ thì sao?

Nó bắt nguồn từ việc các giáo -sỹ Tây vào truyền Đạo Thiên Chúa.

Năm 1533, giáo sỹ đầu tiên đến nước ta là I-Nê-Khu ( phiên âm theo công văn nhà Lê, chứ tên ông ấy là Inatio, một người Ý) đi từ đường biển vào truyền đạo Công giáo ở tỉnh Nam Định (giáo phận Bùi Chu).

Trong quá trình truyền giáo, các giáo-sỹ học tiếng Việt rồi dùng chữ cái La-tin ghi âm, công đầu thuộc về các giáo sỹ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha chứ không phải là Pháp. Vì thế chữ Quốc Ngữ ít nhiều mang hình dáng của chữ cái Latin, Bồ Đào Nha và cả Hy Lạp trong cách ghép vần đấy các cụ.

CÁc giáo sỹ có công đầu là Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa và Francisco de Pina.

Tất nhiên chữ Quốc-Ngữ phải qua một quá trình rất dài để hình thành, có sự đóng góp của rất nhiều người Việt Nam.

Ví dụ một đoạn chữ Quốc-Ngữ năm 1650 do giáo- sỹ Ý Giovanni Filippo de Marini viết thì nó thế này ạ

" Tau rửa mầi nhân danh Cha, ủa Con, ủa Spirite Santo. Tau lấy tên Chúa, tốt tên, tốt danh, tốt tiếng, vô danh, cắt ma, cắt xác, Blai có ba hồn bảy uía, Chúa Bloy Ba Ngôy nhẩn danh..."
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,875
Động cơ
582,403 Mã lực
Thời vua Hùng, không rõ dân ta có chữ chưa, chỉ thấy bọn quan thái-thú nhà Hán, sau khi diệt Triệu-Đà có sớ tâu về là chữ Giao-Chỉ " Như đàn nòng nọc đang bơi".

Sau khi diệt con cháu Triệu-Đà, khoảng 179 TCN, nhà Hán cử quan lại sang cai -trị trực tiếp, tất nhiên họ mang chữ Hán sang theo, dân ta học chữ Hán và theo phong tục TQ từ đó.

Chữ Hán sang ta, tất nhiên dân ta không muốn mất đi tiếng Việt, cho nên dân ta Việt- hóa nó, tức là chữ Hán nhưng đọc theo cách Việt, gọi là phiên- âm và phiên -thiết, mà bây giờ ta gọi là âm Hán -Việt .


Trước em có đọc một quyển lịch sử có nói đến kho từ Hán Việt trong tiếng Việt. Theo quan điểm phân tích này thì các từ ngữ sẽ được du nhập khi tiếng bản địa chưa phát triển đủ để phản ánh xúc tích các hiện tượng, tư duy muốn chuyển tải. Do đó, các cụ để ý thấy thì phần lớn từ Hán Việt hiện đang sử dụng thường là để phản ánh các vấn đề tư duy trừu tượng, và nghe nó có vẻ "sang" hơn các từ thuần Việt. Ví dụ người ta nói đi "khám phụ khoa" nó sẽ không cảm thấy bậy hay bẩn như nói là đi "khám l...", dù bản chất sự việc được phản ánh của ngôn từ là như nhau.

Điều đó cho thấy là khi nhà Hán sang đô hộ xứ Giao Chỉ ta thì các bộ tộc Lạc Việt ở Giao Chỉ chưa phát triển cao như người Hán - văn minh hơn và tư duy trừu tượng cao hơn. Do đó người Việt du nhập và sử dụng luôn các ngôn từ trừu tượng cao của tiếng Hán, đọc theo âm Việt hóa, còn các từ phản ánh các sự vật hiện tượng trực tiếp, chưa mang tính trừu tượng cao, thì vẫn sử dụng các từ thuần Việt đã có.

Nếu lên các vùng núi phía Bắc hay Tây Nguyên hiện nay, đồng bào dân tộc cũng sử dụng rất nhiều tiếng Kinh, không chỉ là để tiện giao tiếp với người Kinh, mà còn là nhiều vấn đề trước đây họ chưa có nên không có từ để diễn tả.

Trên đây cũng là một hướng tiếp cận của nhà sử học mà em đọc qua, có thể đúng có thể sai hay còn phải tranh luận tiếp, nếu có cụ nào bị chạm "tự ái dân tộc" vụ tư duy trừu tượng còn thấp của người Lạc Việt xin bỏ qua đừng ném đá em.
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,774
Động cơ
422,631 Mã lực
Cụ nói đúng, tuy nhiên không phải cái gì Hán hóa cũng xấu, Nhật-Bản vẫn dùng chữ Hán và bắt buộc học chữ Hán, nhưng họ có sự chọn lọc, định hướng rất tốt đấy chứ ạ?
Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc khác là điều nên làm.Người Nhật khi canh tân đất nước vào tk 19 đã áp dụng mô hình giáo dục đầu tiên là của Pháp sau là của Đức.Cho nên trong tiếng Nhật bây giờ có rất nhiều từ có nguồn gốc từ quốc gia châu Âu này.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ giáo -sỹ Đắc Lộ (tức Alexandre de Rhodes), người Pháp được coi là người có công nhiều trong việc định chế chữ quốc- ngữ qua cuốn tự điển phiên âm Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum ( ta quen gọi là từ điển Việt -Bồ -La ) mà ông soạn và in ra năm 1651 tại Roma ( Vatican)

Cuốn này hiện bản gốc còn lưu ở thư -viện quốc-gia Bồ Đào Nha ( vì cụ Đắc Lộ tuy là dân Pháp, nhưng lại toàn dùng tiếng Bồ???)


Trang bìa







Vần A:








vài hình ảnh để các cụ thấy tiếng Việt ta hồi ấy, cũng rất hay
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,774
Động cơ
422,631 Mã lực
" Tau rửa mầi nhân danh Cha, ủa Con, ủa Spirite Santo. Tau lấy tên Chúa, tốt tên, tốt danh, tốt tiếng, vô danh, cắt ma, cắt xác, Blai có ba hồn bảy uía, Chúa Bloy Ba Ngôy nhẩn danh..."
Nói chung người Việt từ thời Lê Lợi phát âm gần giống bây giờ trừ một số phương ngữ.Chẳng hạn Trời thì là blời hoặc Lời.Chúa Lời,hay Chúa Blời...
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các chúa Trịnh đàng ngoài và các chúa Nguyễn đàng trong, có cách xử sự tuơng đối mềm dẻo và khôn khéo với các giáo -sỹ Tây, các chúa không cản trở nhiều công việc của họ, nghĩa là dân chúng được tự do tôn giáo, trừ người hoàng -tộc. ( Tuy vẫn có công chúa nhà Lê yêu mê mệt 1 giáo sỹ Tây).

Thời vua Quang Trung còn tự do hơn, vua cho phép các giáo -sỹ tự do giảng đạo, lại còn có ý giúp xây nhà thờ. Vua muốn qua họ, học hỏi nhiều hơn khoa học kỹ thuật phuơng Tây để canh tân, phát triển đất nước.

Việc cấm đạo, giết Đạo chỉ xảy ra khi vua Minh Mạng nhà Nguyễn lên ngôi mà thôi.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vậy là trải qua mấy trăm năm, cho đến khi ông Bá Đa Lộc ( ân nhân của vua Nguyễn Ánh) soạn cuốn Dictionarium Anamatico-Latinum ( Từ điển Việt -La tinh, soạn từ năm 1773 đến 1815 ). Trong từ điển này chữ Quốc-ngữ đã gần giống ngày nay, âm (ȸ) biến mất, thay thế bằng âm "v" hoặc "b". Những âm "bl", "ml", "pl", "sl", và "tl" cũng biến mất, thay thế bằng "tr", "nh", "l", "s".

và đây là vài ví dụ:



- Ông đi viếng Quan lớn thì được song thói nước nầy chẳng cho phép thăm đờn bà.

- Tôi cam lòng chìu theo quốc pháp, tôi chẳng có ý làm đều gì nghịch cùng thói phép đất nầy, có tục ngữ rằng: nhập giang tùy khúc nhập gia tùy tục.



 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sau khi Pháp chiếm Nam Kỳ.

Ngày 22 tháng 2 năm 1869 Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier ký nghị -định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Nho trong các công văn ở Nam Kỳ.

Ngày 1 Tháng 1 năm 1879 lệnh yêu các văn kiện chính thức phải dùng chữ Quốc ngữ. Cũng năm đó chính quyền Pháp đưa chữ Quốc- ngữ vào ngành giáo- dục, bắt đầu ở các thôn xã Nam Kỳ.

Khi Gia Định Báo phát hành, tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt, thì câu văn đã thêm phần mạch lạc, chính tả không mấy khác ngữ văn ngày nay nữa.


Năm 1910, Thượng thư bộ Lễ là Cao Xuân Dục có công văn trả lời Toàn quyền Đông Dương với ý tán đồng "cả nước cùng học chữ Quốc ngữ Latinh"

Năm 1915 thì kỳ thi Hương bằng chữ Hán cuối cùng diễn ra ở Bắc Kỳ mặc cho sự chống đối của giới sĩ phu.

Đạo dụ của vua Khải Định ngày 28 tháng 12 năm 1918 chính thức bãi- bỏ khoa cử chữ Hán và năm 1919 là năm cuối mở khoa thi ở Huế.

Tuy nhiên, trong chương trình giáo dục, chữ Hán vẫn là bắt buộc phải học.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top