[Funland] Ảnh xưa nhất về VIỆT NAM ( TỪ 1858 đến trước 1910)

hotbloodvt

Xe hơi
Biển số
OF-25142
Ngày cấp bằng
2/12/08
Số km
136
Động cơ
491,330 Mã lực
Hay quá ạ. Đây đúng là những tư liệu rất quý giá mà lần đầu em được thấy. Cảm ơn cụ chủ rất nhiều!
 

hotbloodvt

Xe hơi
Biển số
OF-25142
Ngày cấp bằng
2/12/08
Số km
136
Động cơ
491,330 Mã lực
Em đã đến Tam Đảo mà không có ấn tượng gì cho đến khi xem những ảnh này. Không thể tưởng tượng được là Tam Đảo ngày ấy lại đẹp thế. Về quy hoạch thì người Pháp quả là đi trước chúng ta cả mấy trăm năm.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,958 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em đã đến Tam Đảo mà không có ấn tượng gì cho đến khi xem những ảnh này. Không thể tưởng tượng được là Tam Đảo ngày ấy lại đẹp thế. Về quy hoạch thì người Pháp quả là đi trước chúng ta cả mấy trăm năm.
Ngày nay Tam Đảo đã mất hết những nét đẹp và kiến trúc quy hoạch mà người Pháp đã phải tốn bao công sức vào máu ( với dân làng Mai) để tạo nên nó. Thật không thể tưởng tượng được là 1 tạp chí du lịch Pháp đã viết: ( thời điểm chưa rõ, nhưng chắc cũng gần đây vì đã có Karaoke)

«Tam Dao pourrait en toute objectivité revendiquer le titre de la ville la plus détestable et la plus laide de tout le pays. La plupart des hôtels sont des taudis infects, les gens du cru sont désagréables et les vacanciers passent leur temps à se faire photographier, manger des animaux sauvages, se souler, jouer au karaoké et faire l’amour »

Tạm dịch: Tam Đảo có lẽ là thành phố du lịch xấu nhất đất nước, hầu hết khách sạn đều tồi tàn, dân bản địa thì thô lỗ còn du khách đến đây chỉ dành thời gian chụp ảnh, ăn thịt động vật hoang dã và làm tình...
 

kklong34

Xe tải
Biển số
OF-46541
Ngày cấp bằng
15/9/09
Số km
236
Động cơ
463,770 Mã lực
Ko có pháp nó vào khai phá văn minh thì còn man di lạc hậu, ko có chữ quốc ngữ , ko có đảo Hoàng sa Trường sa luôn và còn dưới ách thằng tàu thì.... còn nào đi xâm chiếm thuộc địa cũng phải có lợi và vơ vét tài nguyên chẳng thằng nào làm gì ko công bao giờ
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,958 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Kể thêm với các cụ về Tam Đảo.

Năm 1899, các đoàn thám- hiểm và quy -hoạch Pháp bắt đầu triển khai để xây -dựng Tam Đảo.

Năm 1904, gửi báo -cáo cho toàn quyền Đông Dương là ông Jean Beau, viết : “Tất cả những điều kiện cần thiết cho một Viện điều dưỡng trên núi đều hội tụ đầy đủ ở khu Suối Bạc. Trước hết là nước lành, tiếp đến là khí -hậu mát- mẻ. Trong những ngày trời nóng, nhiệt -độ ở đây thường thấp hơn Hà Nội 10 độ.”

Đến thập -kỷ 30, 40 đã xuất hiện nhiều nhà bê -tông cốt -thép kết hợp với tường gạch đá và được mở rộng về phía Đông Bắc (từ nhà máy giấy đến nhà Joseph. Năm 1945 có khoảng 143 biệt thự lớn nhỏ, trong đó có dinh Toàn quyền, nhà kiểm lâm, nhà lục lộ…

Các biệt- thự không sát liền nhau mà được xây dựng men theo sườn núi; càng xa trung tâm lòng chảo càng nhiều nhà cao tầng, hầu hết là của các chủ người Pháp, cũng có một vài nhà thuộc tầng lớp quan lại, thượng lưu người Việt như Hồ Đắc Điềm, Phú Mỹ, Hồng Khê…. Mỗi biệt- thự mỗi kiểu, mỗi kiểu mỗi tên, tên rất kêu nhưng cũng rất thực: L’horizon (chân trời nhà có tầm nhìn xa và rộng)… Belle vue (ngoạn mục)…

Khách- sạn Métropole 5 tầng sừng sững ngay khi vừa tới khu nghỉ mát, có phòng nhảy, có sân quần vợt… Dinh Toàn -quyền đồ sộ nằm riêng trên một mỏm núi phía Nam thung lũng. Đường vào dinh Toàn quyền đi qua hai nhà của sĩ quan cao cấp quân đội Pháp. Có nhà thờ lớn xây bằng đá, tháp chuông cao chót vót, có nhà 7 tầng trườn theo sườn núi, có nhà mái bằng, có nhiều nhà mái ngói lợp màu nâu sẫm, có nhà lợp bằng mái đá đen mỏng.

Ban đêm, ánh điện lấp lánh rực sáng núi rừng. Đẹp thay

Giữa lòng chảo là khu công viên – thể thao văn hóa: có bãi rộng, có bồn hoa, ghế đá, sân chơi trẻ em… giống cỏ, giống hoa nhiều loại đưa từ Pháp sang (chỉ trồng được ở nơi mát); vào hè, trăm hoa đua nở, trăm màu khoe sắc; có bể bơi dành cho người lớn, có cả bể bơi dành cho trẻ con; có sân quần vợt, có nhà bắn bia; xa và cao hơn về phía Đông bắc có sân bóng đá… có các ki ốt (nhà lục lăng), ở những nơi có tầm nhìn rộng, gần khách sạn Metropole và gần nhà Toàn quyền, phía trước ki ốt có bàn đá hình cánh cung, mặt bàn vạch các mũi tên chỉ hướng và khoảng cách tới các địa danh trung -du đồng bằng…

Tam Đảo thời ấy đúng là một nơi thần tiên non bồng, chẳng thế mà người Pháp đã ví Tam Đảo là hòn ngọc của Đông- Dương, hơn Đà- Lạt, Sa-pa (Việt Nam), thậm chí hơn Mông -Tự (Vân Nam, Trung Quốc).

Thế rồi nhà Sản nổi lên, năm 1948, nhận lệnh Tiên Đế sử dụng cái móm " Tiêu -Thổ Kháng- Chiến". Phá toàn bộ, còn sót lại cái nhà THờ. Lời kể này của ông H, chủ tịt nghe đầy sáng- tạo:

"Phá những khu biệt thự tuyệt đẹp ấy bằng búa tạ và xà beng. Dân đục hàng loạt các lỗ đối diện nhau trên tường các biệt thự, rồi luồn thân gỗ lớn vào. Sau đó nổi lửa. Hầu hết các công trình ở đây đều thuộc diện nguy nga đồ sộ, các biệt thự đại đa số đều xây bằng đá, kiên cố hết mức, tường tầng một khách sạn Metropole dày 1,2m nhưng thảy đều không chịu được lửa lớn, trở thành đống đá vụn mà không cần đến một quả mìn, một lạng thuốc nổ nào. Phá hoại cũng đầy sáng tạo."
 

trangvuduc

Xe buýt
Biển số
OF-129230
Ngày cấp bằng
2/2/12
Số km
623
Động cơ
380,982 Mã lực
iem lại hóng các cụ tiếp, ngày nào cũng phải vào update, toàn những tư liệu quý.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,958 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Kể hầu các cụ chuyện Pháp quy hoạch Hà Nội ra sao.

Ngày 11/5/1886, Tổng Trú sứ Trung-Bắc Kỳ Vial ký quyết định số 1 giao cho Khu Công chính Bắc Kỳ việc đo vẽ bản đồ Thành phố Hà Nội. Các kỹ sư của Khu Công chính có quyền thực hiện nhiệm vụ của mình ở bất cứ nơi nào trong Thành phố, kể cả trong khu vực đất thuộc quyền sở hữu tư nhân của người Âu cũng như người bản xứ.

Năm 1897 kiến trúc sư trưởng Hà Nội, kiến trúc sư Henri Vildieu bắt đầu quy hoạch lại Hà Nội theo phong cách quy hoạch đô thị phương Tây.

Pháp bắt đầy xây dựng khu vực hành- chính với hàng loạt trụ sở hành -chính của Đông Dương và Bắc Kỳ, nhà tù (Maison centrale), trung tâm khu phố Pháp (tương tự kiểu quy hoạch của nhiều thành phố Pháp thời đó).

Theo đó:


+ Chỉnh trang khu vực 36 phố phường của Hà Nội như phá bỏ các cổng ngăn giữa các phường trong phố, phá bỏ lều, quán trước nhà. Mở rộng, nắn thẳng và trải đá mặt đường, đồng thời tạo vỉa hè lát gạch cùng hệ thống cống rãnh thoát nước.

+ Chính phủ Pháp muốn dùng thuộc địa làm mảnh đất thực nghiệm cho những ý đồ quy hoạch đô thị mới. Thông qua đó, một mặt Pháp thể hiện tính hơn hẳn của mình ở nước thuộc địa, mặt khác, từ đó đúc rút kinh nghiệm áp dụng trong quy hoạch đô thị ở chính quốc. ( lạ thật?)

+ Kiến trúc Sư được toàn -quyền quyết định việc quy hoạch, đã định làm gì là làm cái đó, không có thay đổi. Đã vẽ trên bản đồ như thế nào thì phải được thực hiện như thế. Nếu quy hoạch ở chỗ đó xây công trình gì, hay trồng cây thì phải làm đúng như thế. Toàn quyền hay quan chức, quân đội chỉ có thể đưa ra tham vấn, còn quyền quyết định cuối thuộc về KTS trưởng.

+ Nguyên tắc thiết kế phố theo ô bàn-cờ vuông vức, có đường thông các tuyến phố.

+ Không mở rộng quá nhiều, xác định luôn đây là trung tâm hành- chính, văn-hóa chứ không phải công nghiệp (ngày 6/10/1889 Hội đồng Thành phố, Đốc lý Hà Nội đã cho rằng “ranh giới hiện tại của Thành phố không được rõ ràng, khó nhận biết, khó xác định về đất đai và đã bỏ ra ngoài Thành phố một vài vùng buôn bán và công nghiệp”. Và ranh giới thành phố đã được phân định lại: Phía đông của Thành phố được xác định giáp với dòng chảy của sông Hồng; phía Bắc, phía Tây và phía Nam được xác định bởi một đường thẳng chạy từ cột mốc số 1 đến số 15. )
 

Monte Cristo

Xe tải
Biển số
OF-357794
Ngày cấp bằng
12/3/15
Số km
257
Động cơ
263,780 Mã lực
Hay, Không có thành Đông quê em hả cụ
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,958 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tiếp

+ Phá bỏ hết nhà tranh vách đất ở khu phố Paul Bert (này là phố Tràng Tiền) năm 1886.

+ Ra Nghị định cấm xây dựng và phải dỡ các nhà tranh vách đất trong thời hạn 6 tháng trong khu vực bao gồm các phố mà ngày nay là: phố Trần Hưng Đạo, sông Hồng, phố Lê Duẩn đến tận khu vực Thành Hà Nội.

+ Nghị định số 91 ngày 7/7/1921 của Thống sứ Bắc Kỳ về các công trình xây mới tại một số đường của Thành phố Hà Nội. Nghị định gồm 7 điều quy định “tại 26 con đường của Thành phố Hà Nội và tất cả các đại lộ được mở trên khu đất của Công ty Điền thổ, từ đại lộ Carnot (nay là phố Phan Đình Phùng) đến đường Duvilliers (nay là phố Nguyễn Thái Học), chỉ được phép xây dựng những căn nhà kiểu Âu, cấm xây nhà kiểu bản xứ hoặc nhà chia ô. Số người sử dụng ở mỗi phòng ngủ tối đa là 1người/25 m2.”


+ Làn đường phố chính phải đảm bảo cho 2 xe du lịch ( thời ý) tránh nhau mà không bị cản trở.

+ Trồng cây xanh 2 bên đường lấy bóng mát cho người đi bộ.


+ Các khu nhà xây trên các phố chính phải đảm bảo có vườn cây, trồng hoa, phải có chữ ký của KTS trưởng mới được thi công.
 

mozart.2910

Xe hơi
Biển số
OF-183645
Ngày cấp bằng
5/3/13
Số km
109
Động cơ
335,890 Mã lực
Hay quá cụ ơi, làm cái đánh dấu để còn theo dõi tiếp
 

Mirage

Xe tải
Biển số
OF-203556
Ngày cấp bằng
25/7/13
Số km
201
Động cơ
322,630 Mã lực
Bộ ảnh của cụ chủ quý quá. xem những ảnh tư liệu trên thì mới thấy người Pháp đến Việt nam khai hóa văn minh là chuẩn. ảnh Tam Đảo thời Pháp thuộc họ quy hoach rất đẹp , vào tay dân ta phá hết.
 

GreenDragon

Xe hơi
Biển số
OF-96585
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
110
Động cơ
400,966 Mã lực
Ảnh tư liệu quý và đẹp quá, cảm ơn cụ chủ nhé :).
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,813
Động cơ
696,958 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Không ảnh Hà Nội với cầu Long Biên






Bên sông Hồng ( ảnh chụp nhìn cánh máy bay mà hãi)






Hồ Hoàn Kiếm và Tháp Rùa







Phố Paul Bert ( Tràng Tiền ngày nay)







Bãi Phúc Xá







Quy hoạch đẹp gớm





















Nhà máy Thuốc Lá Hà Nội







Trường Đại Học Y







Cây xanh nhiều đấy











Nhà máy Rượu Hà Nội





Trường Học ( Tiểu Học Sơ Đẳng)







Nhiều biệt thự đẹp kiểu Âu







Trường An -Bê Sa-rô (Lycée du protectorat et Albert Sarraut )





Trường Bảo Hộ ( Lycée du protectorat)



 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,869
Động cơ
471,210 Mã lực
Bộ ảnh của cụ chủ quý quá. xem những ảnh tư liệu trên thì mới thấy người Pháp đến Việt nam khai hóa văn minh là chuẩn. ảnh Tam Đảo thời Pháp thuộc họ quy hoach rất đẹp , vào tay dân ta phá hết.
Theo các cụ thì 80 năm Pháp đô hộ Việt Nam lỗ hay lãi.

Ví von thì cháu thấy như các cụ có điều kiện ôm tiền lên mạn Hòa Bình, Lai Châu mua đất không sổ đỏ. Oánh nhau để lấn, để rào dậu, xây nhà xây cửa. Thuê mướn người làm, rồi lại phải bỏ tiền thuê người trông giữ v.v..

Tiền bỏ ra một đống nhưng thỉnh thoảng mới lên lấy được ít rau cỏ, hoa quả.

Gọi là đua nhau khỏi kém chị kém em chứ chẳng lời lãi gì các cụ nhỉ
 

quangabk

Đi bộ
Biển số
OF-146818
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
5
Động cơ
360,450 Mã lực
Một giai đoạn lịch sử, cám ơn cụ chủ
 

technicvn

Xe buýt
Biển số
OF-28269
Ngày cấp bằng
3/2/09
Số km
781
Động cơ
-9 Mã lực
Theo các cụ thì 80 năm Pháp đô hộ Việt Nam lỗ hay lãi.

Ví von thì cháu thấy như các cụ có điều kiện ôm tiền lên mạn Hòa Bình, Lai Châu mua đất không sổ đỏ. Oánh nhau để lấn, để rào dậu, xây nhà xây cửa. Thuê mướn người làm, rồi lại phải bỏ tiền thuê người trông giữ v.v..

Tiền bỏ ra một đống nhưng thỉnh thoảng mới lên lấy được ít rau cỏ, hoa quả.

Gọi là đua nhau khỏi kém chị kém em chứ chẳng lời lãi gì các cụ nhỉ
80 năm đô hộ mà Pháp đã xây dựng được bao nhiêu thứ rồi. Mình cũng đã có 70 năm đô hộ rồi mà chửa xây được cái gì ra hồn nhỉ
 

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
3,250
Động cơ
548,413 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
nhìn ảnh chụp HN từ trên không đẹp thật, đẹp hơn nhiều HN bây giờ, ko nghĩ dưới thời đó lại đc như vậy, mình ăn thuốc lú nhiều quá :P
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top