Nội dung triển- lãm gồm nhiều mặt kinh- tế và văn -hóa.
Về kinh tế: giới- thiệu hàng của Pháp, của ba nước Đông- Dương và của một số nước Viễn -Đông, giới -thiệu trình -độ phát- triển về công- thương- nghiệp của những nước đó. Với Đông Dương, giới- thiệu cái- tài, cái- khéo- tay của thủ- công Việt Nam qua cac đồ hàng sơn, khảm xà- cừ, chạm- gỗ, thêu- lụa, khảm kim loại, đồng -thời giới- thiệu những máy- móc nông -nghiệp, nông -phẩm.
Có tới 4.000 đơn- vị (xí- nghiệp và cá- nhân) đăng- ký trưng -bày.
Về văn- hóa: ngoài gian trưng -bày tác -phẩm mỹ- thuật của Pháp, có một gian giới- thiệu những hoạt- động giáo -dục của chính quyền như giới -thiệu trường Trí tri: sách- vở học- tập, biểu- đồ 17 chi- hội, 3 trường- học, 11 lớp dạy tiếng Pháp không lấy -tiền.
Ngoài ra cũng có những gian trưng -bày có tính dân- tộc -học như mô- hình một làng của người Négrito ở Philippin, những thớt -voi của Lào, những công -cụ sinh- hoạt và quần- áo của người Tây Nguyên…
Do quảng- cáo rầm- rộ và do có nhiều tỉnh tham- gia trưng- bày cộng với những lời- đồn về những cái to, cái lạ của nước- ngoài mang đến nên dân ta nô- nức đổ về Hà- Nội xem Đấu- xảo, từ Nam Kỳ, Cao Miên (Campuchia) đến các tỉnh phía Bắc.
Đấu- xảo chính -thức mở -cửa ngày 3 tháng 11 năm 1902, do Toàn- quyền Beau khai -mạc. (Người khởi- xướng ra công- việc này là Toàn quyền P. Doumer hết nhiệm- kỳ từ đầu- năm 1902).
Toàn cảnh khu Đấu-xảo