[Funland] Ảnh xưa nhất về VIỆT NAM ( TỪ 1858 đến trước 1910)

LinhHung

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-136133
Ngày cấp bằng
27/3/12
Số km
1,704
Động cơ
386,287 Mã lực
Tổ tiên,cha ông ta đấy,cụ cmt câu chữ thì cũng nên cân nhắc.
Bác tranh cãi với thằng Tantafee làm gì cho đau đầu. Thằng đó quanh đi quẩn lại chỉ có mấy từ : Tivi, ị nhờ, hiếp dâm. Tôi nói bác thông cảm, tranh cãi với mấy thằng dở ông dở con mệt lắm. Nó ấu trĩ và thiển cận. Luôn nhìn vấn đề theo 1 mặt, cái tốt thì không công nhận còn cái xấu thì khoe hết ra. Tôi chỉ có thể kết luận về nó trong 1 chữ gắn gọn : NGU
 

LinhHung

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-136133
Ngày cấp bằng
27/3/12
Số km
1,704
Động cơ
386,287 Mã lực
Một ngàn năm bị Tầu đô hộ chúng chỉ biết bóc lột và đè đầu cưỡi cổ dân ta .Đất nước nghèo nàn kiệt quệ dân tình thống khổ ,tăm tối ,lạc hậu.Nhưng chỉ tám mươi năm bị người Pháp đô hộ ,họ đã xây nhà máy điện ,hệ thống đường sắt ,sân bay ,nhà ga ,bến cảng,cầu cống,trường học,được phổ cập các môn toán ,lý ,hóa, sinh.( Trước đấy dân ta chỉ học Tứ Thư với cả Ngũ Kinh ) .Các thành phố thị xã được quy hoạch ,mở mang hiện đại vv. Chúng ta nên nhìn nhận khách quan một chút.Khi cuộc chiến tranh Nam Bắc ta gọi là ( Chống Mỹ kíu nước) đang diễn ra ác liệt .Tôi nghe các cụ nông dân bẩu thằng Tây nó cút thì thằng Tầu nó lại sang thôi .Thằng Tầu nó tốt thế nào ? các cụ ở đây chắc biết.
Thằng Tantafee đâu rồi, vào mà đọc mấy dòng của các cao nhân mà mở mắt ra, không suốt ngày lải nhải mấy chữ ị nhờ với hiếp dâm
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
7,817
Động cơ
424,272 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Em đánh dấu để hóng.
 

Vulq71

Xe container
Biển số
OF-160636
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
8,524
Động cơ
436,758 Mã lực
Bác tranh cãi với thằng Tantafee làm gì cho đau đầu. Thằng đó quanh đi quẩn lại chỉ có mấy từ : Tivi, ị nhờ, hiếp dâm. Tôi nói bác thông cảm, tranh cãi với mấy thằng dở ông dở con mệt lắm. Nó ấu trĩ và thiển cận. Luôn nhìn vấn đề theo 1 mặt, cái tốt thì không công nhận còn cái xấu thì khoe hết ra. Tôi chỉ có thể kết luận về nó trong 1 chữ gắn gọn : NGU
Toàn thằng ăn luơng cả đấy cụ ạ
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hình Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng

Lý do Tây Ban Nha liên quân với Pháp?

Ngày 1-1-1857, Thượng thư Ngoại giao Pháp chỉ thị đại sứ Turgot tại Madrid thăm dò xem Tây Ban Nha có sẵn lòng hợp lực với Pháp để oánh Vn không?
Tây Ban Nha chấp thuận ngay, thứ nhất, họ đang rất bực việc nhà Nguyễn xử lăng trì Diaz (giám mục người Tây Ban Nha), thứ 2, việc này không gây phiền phức gì lắm cho họ, bởi Tây Ban Nha đã có sẵn lực lượng ở Phi-líp-pin , điều động rất dễ dàng và ít tốn kém. ( các cụ gọi lính Phi-líp-pin tham gia đánh Vn là Ma-ní).


Pháp rủ TBN cũng vì biết TBN không có tham vọng về đất đai Vn, lúc này thuộc địa ở Nam Mỹ còn đầy, quản chả hết. Lại cả Phi-líp-pin nữa. TBN chỉ tham chiến vì lý do tôn giáo và lấy tiền bạc bồi thường mà thôi.


Ngày 30-8-1858, đoàn tàu trận của liên quân Pháp-Tây Ban Nha dưới quyền chỉ huy của Rigault de Genouilly, bấy giờ là Phó Đô đốc (Vice-Admiral), đã đến vịnh Đà Nẵng.


Lực lượng viễn chinh gồm 14 tàu chiến, trong đó có chiếc El Cano của Tây Ban Nha chạy bằng hơi nước. Về phía Pháp có những tàu buồm lớn, như Némésis, Fusée. Dordogne, Plégeton, Mitraille, Alarme, Dragonne, Avalanche, Prigent. . . Quân số tổng cọng 2,000 người, trong đó phần Tây Ban Nha, gồm cả lính và sĩ quan có 450 người, đến từ Philippines. Trên soái thuyền Némésis, bên cạnh Genouilly có giám mục Pellerin đóng vai trò cố vấn chính trị và quân sự. Ông đã từ Pháp đến Hongkong vào tháng 8-1858 để nhập vào đoàn quân viễn chinh.




 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sáng ngày 1-9-1858.

Genouilly gởi một tối hậu thư cho viên Trấn thủ Đà Nẵng, bảo phải nộp tất cả thành trì và pháo đài phòng vệ cho Pháp, hạn trong hai giờ phải trả lời.

Dĩ nhiên, không thể nào có phúc đáp từ phía Việt Nam, vì viên chức địa phương không đủ thẩm quyền để trả lời, còn Huế thì hai giờ ngắn ngủi, không thể nào liên lạc được. Kỳ hạn hết, Genouilly ra lệnh khai hỏa.

Lập tức súng đại bác trên các tàu Pháp-Tây nã đạn xối xả vào các vị trí quân sự của Việt Nam quanh vịnh Đà Nẵng, đặc biệt là hai thành An Hải và Điện Hải
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sau nửa giờ pháo kích, vô hiệu hóa phần lớn sức kháng cự của các cơ sở phòng ngự, Genouilly ra lệnh đổ bộ.

Đại tá Reynaud, tham mưu trưởng trong bộ chỉ huy viễn chinh, được lệnh dẫn các đại đội đổ bộ thuộc các tàu Némésis, Phlégeton, Primauguet, cùng một phân đội công binh chiến đấu lên bờ. Genouilly đi theo cánh quân này.

Rời xuồng, quân Pháp kéo lên bờ phía hữu ngạn, chỉnh bị hàng ngũ theo đội hình tác chiến, và tiến đến các mục tiêu, vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu “Hoàng đế vạn tuế ” (Vive l'Empereur!).

Nhờ sự yểm trợ hữu hiệu bằng đại bác của các tàu Mitraille, Alarme và El Cano, các mục tiêu đã bị thanh toán nhanh chóng, mặc dầu sức kháng cự của quân Việt không phải là quá tệ. Thành An Hải cùng các pháo đài Phòng Hải, Trấn Dương, các Đồn Nhất, Nhì, Ba, Tư đều lần lượt lọt vào tay quân Pháp. Nói một cách khác, nội trong chiều ngày 1-9 quân Pháp đã làm chủ toàn vùng Tiên Sa.

Khi ánh nắng chiều bớt gay gắt, Genouilly cho quân trên các tàu tiếp tục đổ bộ, chiếm đóng các điểm then chốt. Thành An Hải do hai đại đội bộ binh Pháp và một nửa đại đội Tây Ban Nha trú đóng. Cạnh thành này, tại một nơi bằng phẳng dưới chân núi Sơn Trà, công binh được lệnh thiết lập cơ sở cho bộ chỉ huy và đây cũng là nơi đồn trú chính của đoàn quân viễn chinh.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trận đánh ngày 2-9-1858


Rạng ngày 2-9, đại tá Reynaud mở cuộc thăm dò vùng đất phía tây nam -- tức là vùng tả ngạn, từ thành Điện Hải ngược lên phía thượng lưu sông Hàn – để chuẩn bị cho cuộc tấn công ngày hôm sau.

Sáng ngày 2-9, tàu hơi nước El Cano và 5 tàu khác được lệnh tập trung hỏa lực vào thành Điện Hải, căn cứ chủ yếu của Đà Nẵng.

Sau nửa giờ chịu đựng và gắng gượng bắn trả, thành bắt đầu nao núng.

Thiếu tá Jauréguiberry được lệnh dẫn quân đổ bộ hãm thành và các đồn phụ thuộc. Chẳng mấy chốc toàn bộ hệ thống phòng thủ tả ngạn cũng chịu chung số phận của hữu ngạn ngày hôm trước. Sau khi cho quân phá hũy kho tàng, vũ khí, Jauréguiberry cùng đoàn quân đổ bộ xuống tàu rút về căn cứ Tiên Sa.

Pháp-Tây không dám chiếm đóng vì e dè một cuộc phản công mà họ chưa ước lượng được sức mạnh phải đương đầu. Sau trận Điện Hải, viên Tư lệnh Pháp điều tàu El Cano và Dragone rời vịnh Đà Nẵng ra phòng thủ vùng biển Mỹ Khê, đề phòng một cuộc đánh thốc vào mạn sườn phía đông của căn cứ Pháp.

Như vậy, mới chỉ trong hai ngày đầu của tháng 9-1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha coi như đã làm chủ vùng Đà Nẵng.



Họ đã tịch thu 450 đại bác bằng đồng và gang, được xem là đẹp và tốt hơn loại đại bác của Trung Quốc mà họ đã tịch thu và phá hũy ở Quảng Đông. Ngoài ra, họ còn cầm tù hơn 100 binh sĩ và 3 viên quan võ Việt Nam.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,773 Mã lực
Một ngàn năm bị Tầu đô hộ chúng chỉ biết bóc lột và đè đầu cưỡi cổ dân ta .Đất nước nghèo nàn kiệt quệ dân tình thống khổ ,tăm tối ,lạc hậu.Nhưng chỉ tám mươi năm bị người Pháp đô hộ ,họ đã xây nhà máy điện ,hệ thống đường sắt ,sân bay ,nhà ga ,bến cảng,cầu cống,trường học,được phổ cập các môn toán ,lý ,hóa, sinh.( Trước đấy dân ta chỉ học Tứ Thư với cả Ngũ Kinh ) .Các thành phố thị xã được quy hoạch ,mở mang hiện đại vv. Chúng ta nên nhìn nhận khách quan một chút.Khi cuộc chiến tranh Nam Bắc ta gọi là ( Chống Mỹ kíu nước) đang diễn ra ác liệt .Tôi nghe các cụ nông dân bẩu thằng Tây nó cút thì thằng Tầu nó lại sang thôi .Thằng Tầu nó tốt thế nào ? các cụ ở đây chắc biết.
Ối giời, cao nhân hải ngọe cũng có thế thôi à.
Tây cút và đã quay lại, thậm chí là tổng thống Mít tơ răng luôn.
Mỹ cút và cũng đã quay lại, cũng là tổng Bill luôn.
Tàu phỏng, cũng rứa.
Cái khác là người tiếp khi nó sang là người Việt Nam, bằng vai phải lứa luôn, thế mới tài.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Được tin quân Pháp gây hấn, vua Tự Đức lập tức sai Đào Trí cấp tốc vào Đà Nẵng hợp cùng Tổng đốc Nam-Ngãi là Trần Hoằng gọi ngay 200 lính đang nghỉ phép (lính hạ ban) về Đà Nẵng cứu ứng.

Viện quân đến nơi thì Đà Nẵng coi như đã bị khống chế. Vua cách chức Tổng đốc Trần Hoằng, cho Đào Trí tạm thay (quyền nhiếp), rồi lại sai Hữu quân Đô thống Lê Đình Lý làm Thống chế, sai Tham tri Bộ Binh Phan Khắc Thận làm Tham tán Quân vụ (Tham mưu trưởng) đem 2,000 quân tinh nhuệ thuộc Vệ Cấm binh vào Đà Nẵng tiếp ứng.

Thống chế Lý vượt Hải Vân, vào đặt bản doanh ở làng Nghi An thuộc huyện Hòa Vang. Bấy giờ, Đà Nẵng chia làm hai phòng tuyến rõ rệt.

Sau khi lập được đầu cầu ở Tiên Sa, công binh được lệnh xây dựng các cơ sở cần thiết, như sở chỉ huy, bệnh viện, nhà kho, doanh trại, xây pháo đài, làm bến tàu, mở đường sá trong căn cứ v.v. dần dần biến mảnh đất hoang dã dưới chân núi Sơn Trà thành một thành phố nhỏ dã chiến của Pháp.

Để có thể đổ quân dễ dàng tại những nơi địa thế không cho phép tiến quân bằng đường bộ, mà đường thủy thì tàu lớn không vào được, Jauréguiberry cho thực hiện gấp bốn xà lan bằng gỗ mang theo từ Singapore. Ngày 13-9-1858, Genouilly lại nhận thêm viện binh từ Manila của TBN do tàu Durance chở đến, gồm 550 người, cả lính và sĩ quan, do đại tá Lanzarote chỉ huy.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 6-10-1858

Jauréguiberry dẫn một đoàn tàu ngược sông Hàn, tấn -công các cứ điểm phòng- thủ của Việt -Nam.

Quân Pháp đổ -bộ, phá lũy- đất, nhổ rào đồn Mỹ -Thị và công- hãm đồn này. Thống- chế Lê Đình Lý được tin, liền đem quân tiếp -cứu, đánh nhau với quân Pháp ở làng Cẩm Lệ. Có thể nói đây là lần đầu- tiên một lực lượng chính- qui đông đảo của Việt Nam đối đầu trực -diện với súng đạn tối- tân và chiến thuật bộ- binh của phương Tây. Họ gặp một hỏa- lực mạnh mẽ của loại súng- trường nạp- hậu với nhịp bắn nhanh (so với thời đó) và chính -xác, bỏ xa kiểu súng điểu thương cò máy đá, bắn đã chậm, lại trang bị thiếu -thốn.

Vì vậy, mặc dầu quân và tướng Việt Nam dũng- cảm có thừa nhưng vẫn không đương- đầu được.

Thống chế Lê Đình Lý bị trúng- đạn. Cận vệ vội- vã võng chủ- tướng chạy về tỉnh Quảng- Nam, quân sĩ thấy thế mất tinh thần, đoàn quân tan rã nhanh chóng.

Viên chỉ huy (chức gọi là Phòng triệt) đồn Hóa Khuê ở gần đó là Hồ Đắc Tú, vì quá khiếp nhược, đã đóng chặt cửa đồn, không đem quân cứu ứng.

Tin- dữ đưa về Kinh, vua Tự Đức vừa lo vừa giận.

Lập tức Tham- tri Lưu Lãng được lệnh vào Đà Nẵng cách- chức Phòng triệt đồn Hóa Khuê là Hồ Đắc Tú, xiềng tay -chân, tống -giam để điều tra. Mặt khác, Thống chế Tống Phước Minh được lệnh vào thay Thống chế Lý, làm tư- lệnh mặt trận.

Tình hình căng quá.


Vua Tự Đức không tin rằng Thống chế Minh có đủ mưu- lược để đương -đầu với quân Pháp, bèn cho ông ta xuống làm Đề -đốc, cử Nguyễn Tri Phương làm Tổng thống Quân- vụ Quảng Nam.

Tổng- đốc Định -Tường và Biên -Hòa là Phạm Thế Hiển được gọi gấp về Kinh để vào Đà Nẵng nhận chức Tham tán Quân vụ, phụ tá cho Nguyễn Tri Phương.

Biến cố tại Đà Nẵng với những tin xấu liên tiếp đưa về Kinh khiến vua Tự Đức rất lo âu.

Vua thường đích thân hiểu- dụ các tướng về cách đóng đồn, cách điều- quân, cách tấn công sao cho có hiệu- quả, đồng thời cũng đưa ra những quyết định thưởng phạt nhanh -chóng để khích -lệ các tướng sĩ hăng- say chiến- đấu.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 11 năm 1858.

quân Pháp lại cho tàu ngược sông Hàn, vào sông Nại Hiên mở cuộc tấn -công lớn. Đào Trí và Nguyễn Duy cho quân sĩ mai- phục ở bờ sông rồi bất -thần đổ ra đánh. Nhờ vậy, đã gây được thiệt- hại, quân Pháp phải rút lui.

Ngày 21 và 22 tháng 12 năm đó, quân Pháp lại ngược sông Hàn theo chiến thuật cũ để đánh các đồn Nại Hiên và Hóa Khuê.

Dưới sự chỉ huy của hai Hiệp quản Nguyễn Triều và Nguyễn An, quân Việt đã chống cự hết sức anh dũng.

Chẳng may cả hai tướng đều bị trúng đạn, chết ngay tại trận, trước khi Đề đốc Minh kịp đem quân tới cứu ứng.Đề đốc Minh đã ráng -sức đẩy lui được quân Pháp khiến bọn này phải rút lui, bảo toàn được cả hai đồn.





 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,688
Động cơ
422,575 Mã lực
Ngày xưa Pháp nó làm cái đường sắt răng cưa lên Dalat mơí gọi là kỳ tích vô tiền khoáng hậu.Về sau nhà sản phá sạch.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Những điều hứa hẹn do cố vấn chính trị và quân sự Pellerin đưa ra đã được thực tế chứng minh ngược lại: dân chúng, nhất là giáo dân, đã không hưởng ứng cuộc xâm lăng của Pháp như ông ta đã ước tính; không có đám dân chúng nào nhân cơ hội ngoại xâm để nổi loạn chống triều đình; không có dân bất mãn cung cấp tin tức cho quân viễn chinh.

Pellerin chủ trương rằng sau khi đánh chiếm Đà Nẵng, quân Pháp sẽ tấn công thẳng vào Huế là có thể hóa giải ngay mọi kháng cự, mọi bế tắc.


Tin tức về Huế quá mù- mờ, dù bộ phận tình báo của Genouilly đã khai thác tin tức nơi cả trăm tù -binh bị bắt ở Đà -Nẵng.

Viên tư lệnh Pháp lâm vào tình trạng lưỡng nan: muốn tiến quân ra Huế cũng khó lòng, vì đường sá xa xôi, thời tiết khắc nghiệt, dễ gì vượt qua cả một hệ -thống đồn- lũy liên- tiếp từ Đà -Nẵng đến Hải- Vân.

Còn tiến bằng đường thủy thì thuận- lợi hơn nhưng lực lượng không thể tiếp cận kinh thành được vì tàu chiến của Pháp thuộc loại đáy -sâu, không vào được lòng sông cạn dẫn đến kinh đô; và, cũng không có người dẫn đường.

Giám- mục Pellerin hứa với Genouilly sẽ có một hướng đạo lành nghề, vốn là con chiên của giám mục Retord ở Bắc kỳ, giúp việc dẫn đường cho quân viễn chinh. Genouilly phái tàu Primaguet ra Bắc, tiếp xúc với giám mục Retord để tiếp nhận người hướng đạo, nhưng không có kết quả vì ông này đã mất trên bước đường lẩn trốn lệnh cấm đạo.

Tình trạng tiến thóai lưỡng nan này cộng thêm với những khó- khăn khác của liên- quân khi phải đương đầu với khí hậu khắc -nghiệt, tình trạng dịch- bệnh và sự đề kháng dũng c-ảm của quân ta đã làm cho viên tư- lệnh Pháp xuống tinh thần


Tức quá, Genouilly mắng cho Pellerin một trận ra trò. Bảo ông toàn nói láo. Pellerin vừa tức vừa xấu hổ, bỏ đi sang Hồng -kông
 

T90i

Xe buýt
Biển số
OF-50667
Ngày cấp bằng
11/11/09
Số km
869
Động cơ
464,480 Mã lực
Ngày xưa Pháp nó làm cái đường sắt răng cưa lên Dalat mơí gọi là kỳ tích vô tiền khoáng hậu.Về sau nhà sản phá sạch.
Mấy cái đầu máy hơi nước sau bán sắt vụn cho Thụy Sĩ, tiếc quá.
 

phonglincolnled

Xe hơi
Biển số
OF-361027
Ngày cấp bằng
1/4/15
Số km
123
Động cơ
260,340 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
cổ quá, ngày ấy chắc mình đang ở kiếp trước
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Qua đến trung tuần tháng 1-1859 thì tình trạng bệnh -tật gia tăng khủng- khiếp.

Bệnh -binh, chứ không phải thương- binh, tràn ngập bệnh- viện, do sự hoành hành của dịch kiết lỵ. Trong số 880 bộ binh, chỉ còn lại chừng 500 là cầm súng được. Do đó, quân Pháp chỉ còn lo phòng- thủ chứ không thể nào mở được những cuộc tấn- công như họ muốn.

Genouilly lại gởi tiếp hai báo -cáo nữa (15-1 và 29-1-1859), lời lẽ bi đát. Muốn xin chuồn.

Chính phủ Pháp bàn bạc, bảo thôi tùy ông.


Bất ngờ Tạ VĂn Phụng xui Genouilly oánh vào Sài Gòn, vùa giàu có vừa thiên thời, địa lợi, vừa thuận gió, đợi hết khí hậu khắc nghiệt quay lại oánh Đà Nẵng.

Như chết đuối vớ được cọc, ngày 2-2-1859, Rigault de Genouilly rời Đà Nẵng, tiến về Nam, mang theo một lực lượng 2176 lính và sĩ quan, gồm cả Pháp và Tây Ban Nha, cùng 9 tàu chiến của Pháp, một tàu chiến của Tây Ban Nha và 4 thương thuyền chở quân dụng.

Hải quân đại tá Faucon được lệnh ở lại cùng mấy trăm quân cố thủ căn cứ, chờ ngày trở lại trong thuận lợi của quân chủ lực.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sử chính thống thường nói quân ta chiến thắng cầm chân Pháp ở Đà-nẵng. Kỳ thực chưa hẳn vậy, em xin kể tiếp những trận đánh nhau ác liệt ở đây.


Lẽ ra quân Pháp ở Đà Nẵng ít như thế, quân ta đông, tràn xuống oánh một trận là toi hết. Nhưng triều đình cứ lưỡng lự.


Từ 2-2 đến 15-4-1859, quân ta do cụ Nguyễn Tri Phương chỉ huy chỉ ra sức củng cố phòng tuyến, không oánh lớn.

Về phía Faucon, tuy quân số ít ỏi nhưng do máu chiến, chỉ 4 ngày sau khi Genouilly kéo quân vào Sàigòn (6-2-59), Faucon đem quân oánh đồn Hải châu nhưng bị Thị vệ Hồ Oai cùng các tướng Tôn Thất Thi, Nguyễn Nghĩa chỉ huy quân sĩ đẩy lui, sau khi bắn chìm được ba giang thuyền của Pháp.

Hôm sau (7-2), Faucon lại kéo quân phục -hận.

Đồn Hải- Châu lần này bị tấn công ba mặt cùng một lúc với mức độ dữ- dội hơn hôm qua. Hai Hiệp- quản Nguyễn Tình Lương và Lê Văn Đa bị trúng -đạn, chết tại trận, quân sĩ mất tinh -thần, hàng ngũ rối -loạn, Đề đốc Tống Phước Minh liệu thế giữ không nổi, rút -quân về giữ đồn Phước- Ninh. Nhờ Nguyễn Duy đem quân tăng -viện kịp -thời nên đã đẩy l-ui được quân Pháp và thu -hồi lại đồn Hải Châu.

Trong trận này, non 1.000 chiến sĩ hy -sinh mới giữ vững được phòng- tuyến. Xem đó, có thể thấy được lực lượng của Faucon tuy quân số ít nhưng nhờ hỏa lực mạnh nên đã dễ dàng áp -đảo và gây thương vong lớn cho quân ta.



Đến tháng 3-1859, Faucon lại mở cuộc tấn- công khác vào Hải Châu và Thạc Gián. Đào Trí và Tôn Thất Hàn ra sức đốc chiến nên Hải Châu không hề hấn gì. Còn đồn Thạc Gián cũng nhờ sự chỉ huy can trường của Phó Vệ úy Phan Gia Vịnh nên vẫn đứng vững.

Thấy không làm gì được quân Việt, Faucon đành rút lui giữ thế- thủ, chờ ngày trở- lại của Genouilly.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sau khi chiếm được thành Gia Định và đã sắp đặt mọi việc xong xuôi, Genouilly đem quân trở lại Đà Nẵng và đến nơi vào ngày 15-4-1859.

Năm ngày sau, Pháp tung quân qua tả ngạn, đánh lấy thành Điện -Hải, đặt ở đây một căn cứ hỏa lực gồm năm khẩu đại bác cùng quân lính đồn trú bảo vệ. Nhưng đó mới chỉ là trận thăm dò sau mấy tháng vắng mặt, nhằm chuẩn- bị cho một trận đánh khác, lớn hơn.

Ngày 8-5-1859, một cuộc tấn công qui mô được tung vào phòng- tuyến của Nguyễn Tri Phương, một phòng tuyến dài hơn 3km, chạy từ Điện Hải đến Nại Hiên. Liên quân Pháp-Tây chia làm ba cánh:

- Cánh phải do đại tá Reybaud chỉ huy, gồm 750 quân, trong đó, toán quân Tây Ban Nha do thiếu tá Canovas điều khiển. Nhiệm vụ của cánh này là đương đầu với lực lượng Việt Nam chận tàu Pháp ngược sông Hàn;

- Cánh trái do đại tá Faucon chỉ huy, có 425 quân, gồm cả lính Pháp và Tây Ban Nha, giữ nhiệm vụ đánh vào các đồn -lũy phía tây nam;

- Trung quân là lực lượng trừ- bị, có nhiệm vụ tiếp ứng cho cả hai cánh phải và trái khi cần, do đại tá Tây Ban Nha Lanzarote chỉ -huy . Genouilly đi theo cánh quân này.

Liên -quân vừa tiến vừa bắn xối xả, vượt qua các hào- cắm chông tre, áp -sát các lũy đất.

Quân ta cũng dựa vào lũy đất bắn trả nhưng hỏa lực kém quá nên đương cự rất khó khăn. Hiệp quản Phan Hữu Điểm trúng đạn chết ngay tại trận. Nguyễn Tri Phương liệu thế không thể nào chống giữ được, liền ra lệnh bỏ phòng tuyến thứ nhất, rút về cố thủ phòng tuyến thứ hai, gồm các đồn Liên Trì, Nghi Xuân và Nại Hiên, được che chở bằng một hệ thống hào lũy khá vững vàng.

Toàn thể được lệnh tử- chiến, không cho quân Pháp tiến sâu vào nội -địa cũng như tiến ra Huế.


Đến hơn 10 giờ sáng thì trận đánh kết thúc.

Liên- quân bị 3 chết, 6 thương tích; còn phía ta có đến 700 quân chết tại trận trong tổng số 10,000 quân tham dự trận đánh. Tổng kết, trong ngày hôm đó, liên quân Pháp Tây đã chiếm được 20 cứ điểm phòng ngự của Việt Nam, gồm các đồn Du Xuyên, Hải Châu, Phước Ninh, Thạc Gián, các pháo đài và công sự phụ thuộc khác, chưa kể 54 súng lớn bị tịch thu.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,685
Động cơ
694,976 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thời tiết mùa hè nóng bức ở Đà Nẵng đã làm liên- quân cực kỳ khốn khổ.

Trong hai tháng 6 và 7 năm 1859, một trận dịch tả đã bộc phát dữ dội trong căn cứ làm số quân Pháp và Tây Ban Nha chết và bệnh tăng lên vùn- vụt.

Trong vòng một tháng (15-6 đến 18-7), tiểu đoàn 3 bị chết 136 người. Từ khi đặt chân lên Đà Nẵng, chưa có trận đánh nào gây tổn thất cho quân Pháp-Tây thảm đến thế.


Trước tình trạng bi -đát như vậy, Rigault de Genouilly đã đề nghị với Triều đình Huế cử người nghị -hòa.

Yêu sách của Genouilly đưa ra rất “giản dị”: tự do truyền giáo, tự do thương mại.

Đáng tiếc khi vua Tự Đức giao cho các quan bàn bạc, triều đình lại bãi bỏ hoàn toàn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top